Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu sản xuất của lợn nái lai F1(LxY) và F1(YxL) nuôi tại Vĩnh Phúc.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA LỢN NÁI LAI F1(L x Y), F1(Y x L) VÀ CON LAI CỦA CHÚNG VỚI LỢN ĐỰC GIỐNG DUROC, L19 NUÔI TẠI VĨNH PHÚC (Trang 61 - 66)

- Thể tích tinh dịch có thể cịn phụ thuộc vào yếu tố ngoại cảnh như chăm sóc ni dưỡng, nhiệt độ, thời tiết, kỹ thuật khai thác, mùa vụ,

3.1.2. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu sản xuất của lợn nái lai F1(LxY) và F1(YxL) nuôi tại Vĩnh Phúc.

và F1(YxL) nuôi tại Vĩnh Phúc.

Năng suất sinh sản thể hiện khả năng sản xuất của lợn nái, trong những năm gần đây nuôi lợn nái lai ở các cơ sở giống và các trang trại chăn ni gia đình ngày càng được chú trọng. Sản xuất ra những con lai 3, 4, 5 máu ngoại mang lại hiệu quả cho người chăn nuôi. Các tổ hợp lai được chọn lọc cho nhiều ưu điểm, tốc độ tăng khối lượng nhanh, thời gian ni ngắn hơn, tiêu tốn ít thức ăn cho 1kg tăng khối lượng, tỷ lệ nạc cao (Nguyễn Khắc Tích (2002) [34]).

Kết quả một số tính trạng năng suất sinh sản của 4 tổ hợp lai được trình bày ở bảng 3.2.

Qua bảng 3.2 chúng tôi thấy:

- Số con sơ sinh/lứa trong nghiên cứu của chúng tôi là tương đối cao ở cả hai tổ hợp lai, cụ thể: nái lai F1(LxY) là: 10,35 con và F1(YxL) là: 11,50 con. Ở chỉ tiêu này tổ hợp lai F1(YxL) có số con sơ sinh cao hơn tổ hợp lai F1(LxY).

Số con sơ sinh/lứa là chỉ tiêu đánh giá khả năng sản xuất của con giống là một chỉ tiêu có hệ số di truyền thấp h2 = 0,09 Ducos và Bidanel (1996) [62]; Nguyễn Văn Đức và CS (2001) [17] và có tương quan di truyền cao với số con đẻ ra còn sống (r = 0,92) (Rothschild và Bidanel (1998) [80]) do vậy nó quyết định nhiều đến số con đẻ ra còn sống/ổ. Kết quả số con đẻ ra của nái lai F1(YxL) 11,5 con cao hơn so với nái lai F1(LxY) 10,35 con. So sánh với nghiên cứu của

một số tác giả Phùng Thị Vân và CS (2000) [46] cho biết số con đẻ ra/ổ của tổ hợp lai DxF1(LxY), DxF1(YxL) là 10,00 con và 10,30 con. Nghiên cứu của

Đặng Vũ Bình (2001) [6] với kết quả trên lợn L và Y tương ứng là 10,02 con và 9,94 con. Nghiên cứu của Đinh Văn Chỉnh và CS (2001) [9] tương ứng là 9,23 - 9,85 con và 10,1 - 10,91 con. Kết quả chúng tôi theo dõi trên các tổ hợp lai đều cho kết quả cao hơn so với giống thuần.

Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu sản xuất của lợn nái lai F1(LxY) và F1(YxL)

Chỉ tiêu ĐVT Nái lai F1(LxY) Nái lai F1(YxL) X ± mx Cv% X ± mx Cv%

- Số con sơ sinh/lứa -Khối lượng SS/ lứa - Khối lượng SS/ con

- Số con SS còn sống đến 24 giờ/lứa - Số con sống đến 21 ngày tuổi/lứa - Khối lượng 21 ngàytuổi /lứa - Khối lượng 21 ngày tuổi/con

- Tỷ lệ % nuôi sống đến 21 ngày tuổi - Thời gian cai sữa

- Số con sống đến cai sữa/lứa - Tỷ lệ % sống đến cai sữa - Khối lượng cai sữa/lứa - Khối lượng cai sữa/con - Khối lượng 60 ngày tuổi /con

Con kg Kg Con Con Kg Kg % Ngày Con % Kg Kg kg 10,35±0,42 15,61±0,52 1,51±0,02 10,00±0,37 9,78±0,38 50,08±0,90 5,24 ±0,11 94,95±1,71 24,00±0,00 9,50±0,31 92,31±1,52 62,19±1,26 6,59±0,13 21,59±0,41 1,54 1,26 0,60 1,41 1,45 0,67 0,79 0,67 0,00 12,2 6,19 7,59 7,79 0,72 11,50±0,38 16,19±0,06 1,42±0,04 10,85±0,34 10,78±0,36 52,15±0,60 4,89±0,15 88,15±6,23 24,42±0,13 10,57±0,35 92,10±1,68 65,72±0,53 6,29±0,18 20,90±0,48 1,26 1,52 1,23 1,19 1,26 0,43 0,11 2,64 2,10 12,6 6,82 3,06 10,85 0,86

- Số con sơ sinh còn sống đến 24h/ổ: Chỉ tiêu này đánh giá sức sống của thai, khả năng nuôi thai của lợn mẹ và kỹ thuật ni dưỡng chăm sóc nái

mang thai. Do đó việc chọn lọc nâng cao số con sinh ra cịn sống/ lứa sẽ góp phần quyết định đến việc nâng cao số con cai sữa/lứa. Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy số con sơ sinh còn sống đến 24h /ổ của lợn nái lai F1(LxY) 10 con, cao hơn với nái lai F1(YxL) 10,85 con. Các nghiên cứu trong và ngoài nước đều phù hợp với nghiên cứu của tác giả.

- Khối lượng sơ sinh/ổ: Chỉ tiêu này nói lên khả năng phát triển của bào thai, khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của lợn mẹ, trình độ nuôi dưỡng lợn nái nhất là giai đoạn chửa kỳ 2. Khối lượng sơ sinh/ổ phản ánh chất lượng đàn con, ảnh hưởng đến khối lượng cai sữa cũng như hiệu quả chăn nuôi, kết quả nghiên cứu của chúng tơi trên lợn nái lai F1(LxY), F1(YxL) có khối lượng lợn con sơ sinh/ổ lần lượt là 15,61 kg và 16,19 kg. Kết quả của chúng tôi cho thấy khối lượng lợn con sơ sinh/ổ có tương quan chặt chẽ với số con đẻ ra sống/ổ,khối lượng lợn con sơ sinh/ ổ của nái lai F1(YxL) cao hơn so với nái lai F1(LxY). So với công bố của Phùng Thị Vân và CS (2000) [46] khối lượng lợn con sơ sinh/ổ của nái F1(LxY) là 12,90kg F1(YxL) là 13,2kg thì kết quả của chúng tôi cao hơn nhiều, song lại thấp hơn kết quả của Kalash Nicova (2000) [27] ở nái lai F1(LxY) là 16,73kg.

- Khối lượng sơ sinh/con: Kết quả theo dõi cho thấy khối lượng sơ sinh/con của nái lai F1(LxY) là 1,51 kg, F1(YxL) là 1,42 kg. Như vậy khối lượng sơ sinh/con của lợn nái lai F1(YxL), có khối lượng sơ sinh/con thấp hơn so với lợn nái lai F1(LxY. Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Kalash Nicova (2000) [27] thông báo khối lượng lợn con sơ sinh/con của nái F1(LxY), F1(YxL) là 1,64kg và 1,46kg.

- Số con cịn sống 21 ngày/ ổ: Đánh giá khả năng ni con của lợn mẹ, số con 21 ngày/ổ của lợn nái lai F1(LxY) và F1(YxL) trong theo dõi của chúng tôi lần lượt là 9,78 con; 10,78 con. Như vậy số con sống đến 21 ngày/ổ của nái lai F1(LxY) cao hơn so với lợn nái lai F1(YxL).

- Khối lượng lợn 21 ngày/ ổ: Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng tiết sữa của lợn nái, chăm sóc, ni dưỡng lợn mẹ và lợn con trong giai đoạn bú sữa, qua bảng 3.2 cho thấy khối lượng lợn 21 ngày tuổi/ổ của nái lai F1(YxL) là 52,15 kg/ổ, cao hơn so với nái lai F1(LxY) là 50,08 kg/ổ.

- Khối lượng lợn 21 ngày tuổi/con của lợn nái lai F1(LxY) cao hơn so với khối lượng lợn 21ngày tuổi/con của nái lai F1(YxL), L19xF1(LxY) lần lượt là 5,24 kg/con, 4,89 kg/con. Qua đó cho thấy nái lai F1(LxY) có tính trạng sinh sản: số con sơ sinh / lứa, khối lượng sơ sinh /lứa, khối lượng lợn 21 ngày /lứa thấp hơn so với nái lai F1(YxL). Nhưng ở nái lai F1(LxY) lại có tính trạng sinh sản cao hơn đó là: Số con sơ sinh còn sống/ lứa, khối lượng sơ sinh/con, khối lượng lợn 21 ngày tuổi/con.

- Tỷ lệ nuôi sống đến 21 ngày của nái lai F1(LxY) là 94,95% cao hốn với nái lai F1(YxL) là 88,15%.

- Số con cai sữa/ổ là một trong các chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả chăn nuôi lợn nái, số con cai sữa phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như sự khéo léo nuôi con của lợn mẹ, sức đề kháng của lợn con đối với bệnh tật, đặc biệt kỹ thuật chăm sóc ni dưỡng, chất lượng của thức ăn bổ sung cho lợn con để khắc phục hiện tượng giảm sữa mẹ ở 21 ngày tuổi. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy số con cai sữa/ổ lợn nái F1(LxY) cao hơn môt chút so với nái lai F1(YxL) lần luợt là: 9,5con; 10,57 con.

- Tỷ lệ ni sống đến cai sữa có liên quan chặt chẽ đến khả năng chăm sóc và điều kiện nuôi dưỡng, mức độ khéo nuôi con của lợn mẹ, tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa của lợn nái lai F1(LxY) cao hơn một chút so với nái lai F1(YxL) lần lượt là: 92,31%; 92,10%

- Thời gian cai sữa lợn con của nái lai F1(LxY) là 24,00 ngày, F1(YxL) 24,42 ngày.

- Khối lượng cai sữa/ổ: Liên quan chặt chẽ đến khối lượng sơ sinh, số con cai sữa, thời gian nuôi con của lợn mẹ. Khối lượng cai sữa của các tổ hợp lai chúng tôi theo dõi thấy khối lượng lợn con của nái lai F1(YxL) là 65,72 kg/ổ, cao hơn khối lượng lợn con của nái lai F1(LxY) là 62,19 kg/ổ. Phùng Thị Vân và CS (2000) [46] cho biết khối lượng của toàn ổ khi cai sữa ở 35 ngày tuổi của các tổ hợp lai D x F1(LxY) và D x F1(YxL) là 75,70 và 80,00 kg.

- Khối lượng lợn cai sữa/con của lợn nái lai F1(LxY) là 6,59 kg/con, cao hơn khối lượng lợn con cai sữa/con của nái lai F1(YxL) là 6,29 kg/con.

- Chỉ tiêu khối lượng lợn 60 ngày tuổi/con của lợn nái lai F1(LxY) ở kết quả theo dõi của chúng tơi có khối lượng cao hơn so với khối lượng lợn 60 ngày tuổi/con của nái lai F1(YxL) lần lượt là: 21,59 kg; 20,90 kg.

Nhận xét chung về năng suất sinh sản của nái lai F1(LxY) và F1(YxL)

Kết quả nghiên cứu về năng suất sinh sản của nái lai F1(LxY) và F1(YxL) dùng để sản xuất lợn thương phẩm, so sánh với nghiên cứu của nhiều tác giả trong nước và ngoài nước, kết quả theo dõi của chúng tơi nhìn chung cao hơn ở tất cả các chỉ tiêu về năng suất sinh sản. Sở dĩ có kết quả trên, chúng tôi cho rằng ưu thế lai trong nái lai F1(LxY) và F1(YxL) được thể hiện một cách rõ ràng đối với tất cả các tính trạng sinh sản. Mặt khác những điều kiện chăm sóc, ni dưỡng, chuồng trại, thức ăn cho lợn nái nuôi con và lợn con lại tốt hơn trước đây.

Phân tích các tính trạng năng suất sinh sản của lợn nái lai chúng tôi nhận thấy gần tương đương nhau, tuy nhiên về số con sơ sinh/lứa, khối lượng sơ sinh/lứa , khối lượng lợn 21 ngày/lứa, khối lượng con cai sữa/lứa ở lợn nái lai F1(YxL), có phần ưu thế hơn, mặc dù các chỉ tiêu số con sơ sinh còn sống 24 giờ/ổ, số con sống đến 21 ngày/ổ, khối lượng sơ sinh/con, khối lượng 21 ngày/con, khối lượng lợn 60 ngày tuổi/con có phần thấp hơn so với nái lai F1(LxY).

Trên cơ sở các giống gốc với các nguồn gen khác nhau, các tổ hợp lai chúng tôi theo dõi và so sánh với các nghiên cứu trong và ngoài nước, bước đầu cho thấy năng xuất sinh sản tương đối tốt, phần nào khả năng thích nghi với điều kiện ni dưỡng tại địa phương, đồng thời thể hiện tính tương đối ổn định về năng suất sinh sản của các tổ hợp lai.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA LỢN NÁI LAI F1(L x Y), F1(Y x L) VÀ CON LAI CỦA CHÚNG VỚI LỢN ĐỰC GIỐNG DUROC, L19 NUÔI TẠI VĨNH PHÚC (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)