Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của lợn cá

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA LỢN NÁI LAI F1(L x Y), F1(Y x L) VÀ CON LAI CỦA CHÚNG VỚI LỢN ĐỰC GIỐNG DUROC, L19 NUÔI TẠI VĨNH PHÚC (Trang 33)

- Thể tích tinh dịch có thể còn phụ thuộc vào yếu tố ngoại cảnh như chăm sóc nuôi dưỡng, nhiệt độ, thời tiết, kỹ thuật khai thác, mùa vụ,

1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của lợn cá

1.1.5.1. Khả năng sinh sản

Hiệu quả của chăn nuôi lợn nái sinh sản được đánh giá bằng số lợn con cai sữa/nái/năm và tổng khối lượng lợn con cái sữa/nái/năm. Hai chỉ tiêu này phụ thuộc vào tuổi tuổi thành thục về tính, tỷ lệ thụ thai, số con đẻ ra, số lứa đẻ/năm, tỷ lệ nuôi sống lợn con theo mẹ, sản lượng sữa của mẹ, kỹ thuật nuôi dưỡng,

chăm sóc. Chính vì vậy việc cải tiến để nâng cao số lợn con cai sữa, khối lượng lợn con lúc cai sữa là một trong những biện pháp làm tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái sinh sản nói chung và sản xuất lợn con nói riêng. Bên cạnh đó nhất thiết phải làm giảm khoảng cách giữa 2 lứa đẻ bằng cách cai sữa sớm lợn con và làm giảm số ngày động dục lại sau cai sữa của lợn mẹ ở những lứa kế tiếp. Trần Đình Miên (1997) [30] cho biết việc tính toán khả năng sinh sản của lợn nái cần xét đến các chỉ tiêu như chu kỳ động dục, tuổi thành thục về tính, tuổi có khả năng sinh sản, thời gian chửa và số con đẻ ra/lứa.

Vander Steem (1986) [87] cho rằng sức sinh của lợn nái bao gồm các chỉ tiêu về tuổi động dục lần đầu, khối lượng động dục lần đầu, tuổi phối giống lần đầu, khối lượng phối giống lần đầu, tỷ lệ thụ thai, tuổi đẻ lứa đầu, số con/ổ và thời gian từ khi cai sữa đến động dục lại, phối giống có kết quả. Legault (1990) [75] cho rằng ở các trại chăn nuôi tiên tiến, số lợn con cai sữa do một nái sản xuất trong năm là chỉ tiêu đánh giá đúng đắn nhất về năng suất sinh sản của lợn nái. Chỉ tiêu này được tính chung trong toàn bộ thời gian sử dụng lợn nái (từ lứa đẻ thứ nhất đến lứa đẻ cuối cùng). Hamond (1994) [24] cho biết đặc tính sinh sản ở lợn nái gồm tuổi đẻ lứa đầu, số con đẻ ra còn sống, số con cai sữa, khoảng cách lứa đẻ, thời gian cai sữa. Theo tác giả trên thì số con cai sữa/nái/năm ở lợn LW và L Pháp là 21,2 con, ở lợn L Bỉ nuôi tại Pháp là 17,9 con.

Ở nước ta theo tiêu chuẩn nhà nước (TCVN-1280-81, 3879-54, 3900- 84, ngày 1/1/1995), các chỉ tiêu giám định về khả năng sinh sản của lợn nái nuôi tại các cơ sở công nghiệp lợn giống nhà nước như sau:

- Tuổi đẻ lứa đầu với lợn đẻ lứa 1 (ngày) - Số con đẻ ra sống/lứa (con)

- Khối lượng 21 ngày tuổi/lứa (kg) - Khối lượng cai sữa/lứa (kg)

Thông thường các chỉ tiêu sau thường được đề cập tới để đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái:

- Tính đều đặn của chu kỳ (ngày) - Số con sơ sinh/ổ (con)

- Số con sơ sinh còn sống/ổ (con) - Khối lượng sơ sinh/ổ (kg)

- Khối lượng sơ sinh/con (kg) - Số con đẻ ra chết/ổ (con) - Số con để nuôi/ổ (con)

- Số con sống đến 21 ngày tuổi/ổ (con) - Tỷ lệ sống đến 21 ngày tuổi (%) - Khối lượng 21 ngày tuổi/ổ (kg) - Khối lượng 21 ngày/con (kg) - Thời gian cai sữa (ngày) - Số con cai sữa/ổ (con) - Tỷ lệ sống đến cai sữa (%) - Khối lượng cai sữa/ổ (kg) - Khối lượng cai sữa/con (kg) - Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ (ngày)

- Tuổi đẻ lứa đầu đối với lợn nái đẻ lứa đầu (ngày) - Thời gian phối giống sau cai sữa (ngày)

- Số lứa đẻ/nái/năm

- Số con cai sữa/nái/năm (con) 1.1.5.2. Chất lượng đàn con

- Khối lượng sơ sinh toàn ổ sau khi lợn con được đẻ ra, cắt rốn, lau khô, bấm nanh, chưa cho bú sữa đầu cân khối lượng để biết khối lượng sơ sinh toàn ổ. Đây là chỉ tiêu nói lên khả năng nuôi dưỡng thai của lợn mẹ.

- Khối lượng 21 ngày toàn ổ là chỉ tiêu đánh giá khả năng tăng khối lượng của lợn con, khả năng tiết sữa của lợn mẹ, khả năng tiết sữa của lợn mẹ đạt cao nhất đến ngày thứ 21 sau đó giảm dần.

- Khối lượng toàn ổ khi cai sữa, khối lượng cai sữa có liên quan chặt chẽ với khối lượng sơ sinh và là cơ sở cho khối lượng xuất chuồng.

- Tỷ lệ đồng đều của đàn lợn con nói lên khả năng nuôi con của lợn mẹ, tỷ lệ đồng đều được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa cá thể có khối lượng thấp nhất trong đàn so với cá thể có khối lượng cao nhất trong đàn, sự chênh lệch này ít thì có tỷ lệ đồng đều cao.

- Khoảng cách lứa đẻ là thời gian để hình thành một chu kỳ sinh sản bao gồm: Thời gian chửa + thời gian nuôi con + thời gian chờ động dục lại sau cai sữa và phối giống có chửa, khoảng cách lứa đẻ ngắn sẽ làm tăng số lứa đẻ của nái/năm.

- Khả năng tiết sữa là chỉ tiêu đánh giá khả năng nuôi con của lợn mẹ, lợn mẹ tiết sữa cao nhất cho đến 21 ngày tuổi, vì vậy để tận dụng khả năng tiết sữa của lợn mẹ không nên cai sữa trước 21 ngày tuổi mà thường cai sữa ở 24-28 ngày tuổi.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA LỢN NÁI LAI F1(L x Y), F1(Y x L) VÀ CON LAI CỦA CHÚNG VỚI LỢN ĐỰC GIỐNG DUROC, L19 NUÔI TẠI VĨNH PHÚC (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)