Xác định ngân sách cho hoạt động xúc tiến hỗn hợp của công ty.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động xúc tiến hỗn hợp cho công ty tnhh sơn asee việt nam (Trang 56 - 58)

Ngân sách cho hoạt động xúc tiến hỗn hợp đối với sản phẩm sơn từ trước đến nay của hầu hết các doanh nghiệp vẫn còn hạn chế, nhất là đối với các doanh nghiệp trong nước. Chính vì vậy, thị phần sản phẩm đang ngày càng giảm xuống, mặc dù doanh số có thể tăng bởi thị trường tăng với tốc độ cao.

Các phương pháp xác định ngân sách cho hoạt động xúc tiến hỗn hợp:

Phương pháp tính tỷ lệ phần trăm trên doanh thu:

Ở phương pháp này xác định ngân sách xúc tiến bằng tỷ lệ phần trăm doanh thu trong năm hay dự kiến.

NSXTHH= doanh thu trong năm / doanh thu dự kiến x tỷ lệ %.

Phương pháp căn cứ vào khả năng ngân sách dành cho cổ động:

Theo phương pháp này rất đơn giản, chỉ cần hỏi ban lãnh đạo Công ty cụ thể là phòng tài chính kế hoạch định chi bao nhiêu ngân sách cho truyền thông cổ động trong thời gian đến. Phương pháp này hoàn toàn bỏ qua vai trò của cổ động như một khoản đầu tư và ảnh hưởng tức thời của cổ động đến khối lượng tiêu thụ. Nó dẫn đến ngân sách cổ động hàng năm không xác định được gây khó khăn cho việc lập kế hoạch truyền thông dài hạn.

Phương pháp cân bằng cạnh tranh:

Việc xác định ngân sách cho cổ động theo phương pháp này là căn cứ theo nguyên tắc ngang bằng với chi phí của các đối thủ cạnh tranh. Ở phương pháp này có hai quan điểm cho rằng: mức chi phí của các đối thủ cạnh tranh thể hiện sự sáng suốt tập thể của ngành và việc duy trì cân bằng cạnh tranh giúp ngăn chặn các cuộc chiến tranh cổ động.

Phương pháp căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ:

Phương pháp này đòi hỏi những người làm marketing phải xây dựng ngân sách cổ động của mình trên cơ sở xác định mục tiêu cụ thể và những nhiệm vụ phải hoàn thành để đạt được mục tiêu cụ thể và những nhiệm vụ cần

phải hoàn thành để đạt đựơc mục tiêu rồi ước tính chi phí để thực hiện nhiệm vụ đó. Phương pháp này có ưu điểm là đòi hỏi ban lãnh đạo phải trình bày rõ những giả thuyết của mình về mối quan hệ giữa tổng chi phí, mức độ tiếp xúc, tỷ lệ dựng thử và mức sử dụng thường xuyên.

Như đã biết, không có một phương pháp xác định ngân sách cho hoạt động truyền thông nào là tối ưu. Thực tế cũng đã chỉ ra rằng, việc xây dựng ngân sách ở các doanh nghiệp sơn còn tùy tiện, và chồng chéo với ngân sách của các công cụ khác trong marketing. Qua nghiên cứu ngân sách cho hoạt động xúc tiến của các doanh nghiệp sơn nước ngoài thì mức chi cho hoạt động truyền thông cho sản phẩm nên ở mức khoảng 20% doanh thu. Tất nhiên, điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác trong nội bộ mỗi công ty. Trong điều kiện của công ty, công ty nên sử dụng phương pháp phần trăm theo doanh thu vì nó có ưu điểm sau:

-Chi phí dành cho xúc tiến sẽ thay đổi tuỳ theo khả năng và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

-Nó khuyến khích ban lãnh đạo nghĩ đến mối liên hệ giữa chi phí của xúc tiến, giá bán và lợi nhuận trên đơn vị sản phẩm.

-Khuyến khích ổn định cạnh tranh ở mức độ mà các doanh nghiệp chi cho xúc tiến một tỷ lệ phần trăm doanh thu của mình xấp xỉ bằng nhau.

Tuy nhiên khi áp dụng phương pháp này cũng có một số nhược điểm: -Xác định ngân sách dựa vào ngân quỹ hiện có chứ không phải theo những cơ hội thị trường.

-Không khuyến khích việc tiến hành cổ động theo chu kỳ hay theo chi phí tiến công.

-Gây trở ngại cho việc lập kế hoạch xúc tiến hỗn hợp dài hạn.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động xúc tiến hỗn hợp cho công ty tnhh sơn asee việt nam (Trang 56 - 58)