Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động xúc tiến hỗn hợp cho công ty tnhh sơn asee việt nam (Trang 34 - 40)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN HỖN HỢP TRONG CÔNG TY TNHH SƠN ASEE VIỆT NAM

1.3.2, Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:

* Giám đốc:

Quản lý công ty theo chế độ một thủ trưởng, có quyền quyết định việc điều hành các hoạt động của công ty theo đúng chính sách và pháp luật kinh doanh của Nhà nước, chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ đối với Nhà nước, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Phó giám đốc dưới quyền quản lý của giám đốc có nhiệm vụ tham mưu Giám đốc Phòng quản lý thi công Phòng vật tư và thiết bị công nghệ Phòng tài chính kế toán Phòng hành chính tổ chức-nhân sự Phòng kinh doanh kế hoạch Phó giám đốc

trực tiếp, quản lý công ty dưới sự chỉ đạo của giám đốc.

Đại diện toàn quyền của công ty trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh là giám đốc Phạm Văn Đoạt. Ông là người có quyền quyết định bộ máy quản lý và bảo đảm hoạt động có hiệu quả.

* Phòng kinh doanh-kế hoạch:

- Chức năng:

Tham mưu cho giám đốc chi phí quảng cáo thương hiệu, xây dựng các chiến lược sản xuất kinh doanh, chiến lược bán hàng, các chiến lược marketing ngắn và dài hạn.

Lập kế hoạch điều động và quản lý nhân viên kinh doanh và nhân viên điều hành điểm.

Thiết lập các mối quan hệ và giao dịch trực tuyến với khách hàng. - Nhiệm vụ:

Phòng kinh doanh và kế hoạch có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm của Công ty, theo dõi và chỉ đạo thực hiện sản xuất kinh doanh, báo cáo phân tích kết quả sản xuất và hiệu quả, chỉ đạo và hướng dẫn công tác nghiệm thu, thanh toán. Quan hệ thu thập thông tin thị trường, lập hồ sơ dự thầu, tham gia soạn thảo các hợp đồng kinh tế, quản lý giá cả, khối lượng dự án. Giao kế hoạch sản xuất kinh doanh cho các xí nghiệp, đội sản xuất. Ngoài ra, phòng kinh doanh-kế hoạch còn có nhiệm vụ nắm bắt nhu cầu của thị trường, điều tra thị trường, đưa ra những phương thức marketing cho sản phẩm của công ty.

Điều tra, khảo sát thị trường giá cả, quan hệ cung cầu về số lượng, chất lượng, mẫu mã hàng hóa của đối thủ cạnh tranh một cách kịp thời nhất.

Xây dựng các phương án kinh doanh, chiến lược marketing-sales, được phép chủ động tự quyết định - tiến hành thực hiện ký kết các hợp đồng kinh tế đem lại hiệu quả cao, chịu trách nhiệm trước ban giám đốc kết quả hoạt động

kinh doanh của công ty.

Xây dựng và cập nhật thông tin website công ty nhằm mang đến cho khách hàng những thông tin hữu ích nhất về các chương trình khuyến mãi, dịch vụ một cách nhanh chóng.

Lập kế hoạch chăm sóc khách hàng theo tháng, quý, năm để tạo mối quan hệ bền vững - lâu dài, giải quyết các khiếu nại, kiến nghị của khách hàng một cách nhanh chóng.

Giám sát việc giao dịch với khách hàng trong và ngoài nước, thực hiện thông tin quảng cáo và định vị thương hiệu.

Tổng hợp, phân tích SWOT, báo cáo tình hình thực hiện chiến lược kinh doanh theo quý.

* Phòng hành chính-tổ chức-nhân sự:

-Chức năng:

Tư vấn cho ban giám đốc trong lĩnh vực quản lý lao động, quản lý hành chính, các chính sách đãi ngộ nhân viên để đảm bảo các điều kiện làm việc của nhân viên là tốt nhất, giữ chân được người giỏi, ổn định nguồn nhân sự trong công ty.

- Nhiệm vụ:

Xây dựng các phương án tổ chức lao động và bộ máy quản lý, điều lệ hoạt động, mối quan hệ công tác của các phòng ban trong công ty.

Xây dựng các chế độ lao động tiền lương, mua sắm, sửa chữa, quản lý, bảo dưỡng các tài sản của công ty.

Xây dựng các chế độ làm việc, tạo điều kiện lao động, an toàn lao động, đảm bảo vệ sinh trong khu vực làm việc, tổ chức thi đua khen thưởng, kỷ luật lao động, thực hiện chế độ chính sách về lao động, giải quyết các chế độ hưu trí và bảo hiểm cho người lao động.

Quản lý các thông tin đến và đi trong công ty.

* Phòng kế toán:

- Chức năng:

Hỗ trợ ban giám đốc về hạch toán kế toán nhằm giám sát, phân tích chi phí. - Nhiệm vụ:

Thực hiện hạch toán kế toán mọi thành phần kinh tế của công ty theo đúng chế độ, chính sách của Nhà nước quy định về luật kế toán, kiểm toán.

Thực hiện các nghiệp vụ về tài chính kế toán của công ty và nộp nghĩa vụ đối với Nhà nước.

Hướng dẫn các nghiệp vụ về tài chính và theo dõi giám sát công tác tài vụ của các đơn vị trực thuộc.

Quản lý công tác thu chi tài chính của công ty, đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh, hoạch toán giá thành hiệu quả sản xuất kinh doanh.

* Phòng vật tư - thiết bị và công nghệ:

-Chức năng:

Quản lý các vật tư, thiết bị và công nghệ. Đảm bảo chất lượng và số lượng cho các đội thi công.

- Nhiệm vụ:

Quản lý và đảm bảo cung ứng vật tư, trang thiết bị cho các đơn vị, quản lý và xây dựng các định mức vật tư, vật liệu chỉ đạo các đơn vị thực hiện. Xây dựng các dây truyền sản xuất thi công tiên tiến, xây dựng kế hoạch đầu tư trang bị, đổi mới công nghệ để đưa vào sản xuất.

Lập kế hoạch tìm nguồn mua sắm thiết bị vật tư cho sản xuất, chuẩn bị nguyên vật liệu, phụ tùng đúng tiêu chuẩn đáp ứng đầy đủ và kịp thời cho sản xuất kinh doanh của công ty. Lên được danh mục hàng hóa đảm bảo cho việc mua sắm nguyên vật liệu phục vụ đầu vào cho kế hoạch sản xuất tháng, quý,

năm và có phương án chuẩn bị cho các kì tiếp theo kịp thời cho sản xuất.

Khai thác nhiều nguồn cung cấp để lựa chọn được nhà cung cấp có giá cả hợp lý và chất lượng đảm bảo.

* Phòng quản lý thi công:

Lập thiết kế bản vẽ thi công, lập tiến độ thi công, quản lý chất lượng công trình, chỉ đạo hướng dẫn lập hồ sơ nghiệm thu, hoàn công, quản lý và xác định kết quả sản xuất. Nghiên cứu cải tiến các biện pháp kỹ thuật, áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh

2. Một số chiến lược marketing ảnh hưởng đến hoạt động xúc tiến hỗn hợp của công ty:

Chiến lược marketing tổng hợp mà công ty đã áp dụng là thích nghi hoá và đa dạng hoá nhằm mục đích mở rộng thị trường lấp các khoảng chống thị trường, với chủng loại đa dạng công ty tiếp tục mở rộng thị trường.

Như ta đã biết, chiến lược xúc tiến hỗn hợp là một trong những chiến lược quan trọng trong chiến lược marketing - mix của công ty. Vì thế trong công ty không chỉ sử dụng duy nhất các chiến lược về xúc tiến hỗn hợp để duy trì, tồn tại và phát triển mà còn phải sử dụng phối hợp với các chiến lược khác như chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả, chiến lược phân phối. Các công cụ của xúc tiến hỗn hợp như quảng cáo, xúc tiến bán hàng, marketing trực tiếp, bán hàng cá nhân và quan hệ công chúng chỉ là những phương thức để đưa sản phẩm của công ty ra thị trường, tới tay người tiêu dùng. Và ngược lại, nếu như công ty làm tốt trong hoạt động xúc tiến hỗn hợp thì công ty sẽ tiếp tục tạo ra được những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng… Như vậy, công ty cần phối hợp tất cả các chính sách trong chiến lược marketing - mix với nhau để tạo ra được kết quả kinh doanh tốt.

Chính sách về sản phẩm: là đa dạng hóa sản phẩm. Công ty không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn tập trung nghiên cứu

để tạo ra những sản phẩm mới tốt và hữu ích hơn.

Chính sách về giá cả là: Hiện nay công ty sơn ASEE Việt Nam vẫn định giá theo phương pháp truyền thống - định giá theo chi phí, giá càng hạ càng tốt. Ngoài ra, để tăng khả năng cạnh tranh và thúc đẩy tiêu thụ, công ty có sử dụng chính sách “mềm mỏng” giá: giá bán buôn, giá bán lẻ và triết khấu. Giá cả của công ty luôn ổn định tạo lòng tin cho khách hàng.

Chính sách về phân phối là:

Sơ đồ 4: Sơ đồ kênh phân phối của công ty.

Qua sơ đồ kênh phân phối của công ty ta thấy, kênh phân phối của công ty chia ra làm 2 cấp: Công ty bán cho các nhà phân phối, và các đại lý. Các nhà phân phối và đại lý sẽ mua đứt sản phẩm của công ty, sau đó, nhà phân phối và các đại lý sẽ bán trực tiếp cho khách hàng thông qua các kênh phân phối nhỏ của đại lý là các cửa hàng. Do đặc thù của sản phẩm sơn, sử dụng cho các công trình xây dựng, do đó người tiêu dùng sẽ đặt hàng trực tiếp cho các cửa hàng với số lượng theo yêu cầu và theo đặc trưng của sản phẩm.

Với kênh phân phối này, công ty sẽ tiết kiệm được thời gian vận chuyển cho khách hàng, giữ đúng tiến độ phục vụ cho khách hàng, tăng cường mức độ phục vụ khách hàng tận tình chu đáo hơn.

Tuy nhiên, với những đơn đặt hàng lớn, công ty vẫn trực tiếp đứng ra Công ty Các nhà phân phối, đại lý Các cửa hàng Người tiêu dùng

đấu thầu để cung cấp sơn cho các công trình lớn.

3.Thực trạng về hoạt động xúc tiến hỗn hợp trong công ty. 3.1.Thực trạng hoạt động quảng cáo của công ty.

Quảng cáo là một trong những công cụ quan trọng nhất của hoạt động xúc tiến hỗn hợp. Quảng cáo chuyển những thông điệp quan trọng có sức thuyết phục tới các khách hàng mục tiêu của công ty. Công tác quảng cáo đòi hỏi rất nhiều tính sáng tạo. Đó là một nghệ thuật: nghệ thuật quảng cáo. Hơn nữa quảng cáo là một công cụ đắc lực cho cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động xúc tiến hỗn hợp cho công ty tnhh sơn asee việt nam (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w