- Môi rất dày.
2.2 SỰ PHÂN LOẠI CÁC CHỦNG TỘC 1 Sự phân loạ
2.2.1 Sự phân loại
Các đặc điểm chủng tộc được hình thành là do một quá trình thích nghi lâu dài với môi trường. Những đặc điểm này trở nên tương đối bền vững và có tính di truyền. Tuy nhiên trải qua những giai đoạn lịch sử của nhân loại, một điều cần chú ý là những đặc điểm về chủng tộc đó không ổn định một cách vĩnh viễn, mà thường thay đổi theo thời gian, vì các quá trình chuyển cư và lai tạp đã nhiều lần xảy ra trong lịch sử tiến hóa của loài người.
Ngay khi chủng tộc ra đời thì đã có sự phân loại. Có nhiều cách phân loại khác nhau, tuỳ thuộc vào những đặc điểm cụ thể trên cơ thể.
- Năm 1684: Francois Bernier (1625-1688, người Pháp) là một trong những người đi đầu trong việc phân loại chủng tộc. Theo ơng có thể chia nhân loại thành 4 chủng tộc:
+ Chủng tộc cư trú ở châu Âu, Bắc Phi, Tiền Á, Ấn Độ. + Chủng tộc cư trú ở phần còn lại của Châu Phi.
+ Chủng tộc cư trú ở Đông Á và Nam Á. + Chủng tộc cư trú ở vùng Bắc Cực.
- Năm 1775: Dựa trên những tài liệu giải phẫu học, nhà y học người Đức đã phân biệt 5 chủng tộc :
+ Cápca (da trắng) gồm người châu Âu, Tây Á và Bắc Phi.
+ Mông Cổ (da vàng) gồm những người châu Á và người Exkimô. + Êtiôpi (da đen) gồm người châu Phi, trừ Bắc Phi.
+ Mỹ gồm người Anhđiêng.
+ Mã lai gồm những người sống trên các đảo phía Nam Thái Bình Dương.
- Năm 1800: Cuvier (sinh ngày 23/8/1769 tại Montbéleard, một thành phố miền Đông nước Pháp và mất năm 1832) cũng phân chia 3 chủng tộc (da trắng, da vàng, da đen) dựa vào các màu sắc của da.
Như vậy, một số chủng tộc chủ yếu trên Trái đất đã được phát hiện
từ thế kỷ XVIII. Đó là chủng Âu (hay Cápca hoặc Ơrôpêôit), chủng Phi (Êtiôpi hay Nêgrôit), chủng Á (Mông Cổ hoặc Môngôlôit) và chủng Mỹ (Amêricanơit). Ngồi ra, người ta cịn phát hiện một vài nhóm loại hình như Laplandi (cực Bắc) Nam Á hoặc Mã Lai. Riêng chủng Úc (Ơxtralơit) cho tới lúc này chưa có ai đề cập tới. Năm 1870, chủng này mới được Thôma Huxlây đưa vào hệ phân loại.
- Sang thế kỷ XX bắt đầu hình thành các hệ phân loại nhiều cấp. Một trong những hệ phân loại có cơ sở khoa học và ra đời sớm là hệ phân loại của J.Deniker (1900) theo cách phân loại này, phân loại có 6 nhóm gồm 29 chủng tộc được sắp xếp như sau: theo thứ tự A,B,C,D,E,F.
A. Nhóm chủng tộc có tóc bơng, đen, mũi rộng gồm 4 chủng tộc Bôsman, Nêgritô, Negơrơ, Mêlanêdiêng.
B. Nhóm tóc xoăn và uốn có 4 chủng tộc: Êtiơpien (Êtiơpi), Ơtraliêng (Úc), Dravidiêng, Axirơit.
C. Nhóm tóc đen, uốn, mắt đen gồm 7 chủng tộc: Inđơ Aphơgan, Arập, Bébe, Địa Trung Hải, Ibêriên-đảo, Tây Nam Âu, Ađriatich.
D. Nhóm tóc hung, thẳng hoặc uốn, mắt màu sáng có 2 chủng tộc: Bắc Âu, Đơng Âu.
E. Nhóm tóc đen, thẳng hoặc uốn, mắt đen có 4 chủng tộc: Ainu, Pơliêndiêng, Anhđơnêdiêng, Nam Mỹ.
F. Nhóm tóc thẳng gồm 8 chủng tộc: Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Patagôn, Exkimô, Lôpariên, Ugô-Exnixây, Turan, Mông Cổ.
- Từ nửa sau thế kỷ XX nhiều hệ phân loại chủng tộc tiếp tục được cơng bố và hồn thiện. Người có nhiều cống hiến trong lĩnh vực này là tiến sĩ nhân học và dân tộc học Nga N.N.Tchêbôxarôv (1951). Theo hệ phân loại của ông, nhân loại được chia thành 3 đại chủng: Xích đạo hay Úc – Phi (Nêgrơ – Ơxtralơit), Âu (Ơrôpêôit) và Á (Mônggôlôit), dưới
mỗi đại chủng bao gồm một số tiểu chủng. Cịn nhóm loại hình là cấp phân loại cơ sở.
Hiện nay, căn cứ vào các cơ sở phân loại chủ yếu trên, cùng với việc xác định các khu vực cư trú, các nhà khoa học đã chia toàn thể nhân loại thành 3 đại chủng lớn. Các đại chủng đó là:
- Đại chủng Mơngơlơit.
- Đại chủng Nêgrơ – Ơtxtralơit. - Đại chủng Ơrôpêôit.