- Người Thượng ở Tây Nguyê n Việt Nam: Tuy còn nhiề uý kiến
70 của thế kỉ đó, cách cư xử với người da đen cũng chẳng khác gì cách cư xử đối với người da đỏ Người da đen không được dùng máy
4.3.4. Biểu hiện của chủ nghĩa chủng tộc ở châu Mỹ
Ngay từ khi đặt chân lên châu Mỹ, các lái buôn Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha mặc dù được tiếp đón rất tử tế, họ bắt đầu việc tàn sát dân tộc qui mô lớn. Dân bản địa châu Mỹ bị bọn thực dân tàn sát để cướp vàng bac, ruộng vườn. Những người sống sót thì chúng chia nhau làm nô lệ, bắt khai mỏ bạc, mỏ vàng, làm đồn điền mía; khi tiêu khiển chúng đem họ ra giết như giết thú rừng. Vì người da Đỏ bị tiêu diệt dữ dội như vậy, nên từ đầu thế kỉ XVI, thực dân da Trắng đã bắt người da Đen từ châu Phi sang làm nô lệ thay họ. Giết người châu Mỹ, buôn người châu Phi là những thủ đoạn đã góp phần khai sinh cho chủ nghĩa tư bản, Mác đã nhận định: “Việc tìm ra mỏ vàng, mỏ bạc ở châu Mỹ, việc tiêu diệt, nô dịch và
chôn sống dân bản địa trong các hầm mỏ; những bước đầu xâm lược và nô dịch Đông ấn Độ, biến châu Phi thành nơi săn người da đen, đó là bình minh của thời đại sản xuất tư bản chủ nghĩa”.
Trong thế kỉ XVI, khi bọn thực dân Tây Ban Nha đang tiến hành tàn khốc việc tiêu diệt người bản địa châu Mỹ, Đê Xupenvetx viết: “ Khỉ kém người thế nào thì người Da Đỏ kém người Tây Ban Nha thế ấy”. Chủ nghĩa chủng tộc còn cho là những điểm khác nhau giữa các chủng tộc khơng phải chỉ ở bên ngồi, mà ở cả bản chất nữa; và chủng tộc là những nhóm người cách biệt nhau sâu xa, vì những sự khác nhau giữa họ đã xuất hiện từ nguồn gốc và cứ di truyền mãi mãi, sẽ vĩnh viễn, bất di bất dịch, không thể thay đổi do một ảnh hưởng bên ngoài nào được cả. Bởi vậy, mà khơng một sự cải tạo nào có thể biến các chủng tộc “hạ đẳng” thành chủng tộc “thượng đẳng”, hay làm giảm bớt khoảng cách giữa các chủng tộc. Tất nhiên những quan niệm này là phản khoa học và bị phê phán bởi khoa học chân chính. Nhưng chủ nghĩa chủng tộc gồm cả một hệ thống lý luận đã có ảnh hưởng đến hầu hết các ngành khoa học xã hội, nhất là sử học, dân tộc học, khảo cổ học, ngôn ngữ học, địa lý học…