Định nghĩa phân biệt chủng tộc

Một phần của tài liệu vấn đề chủng tộc trên thế giới (Trang 65 - 67)

- Người Thượng ở Tây Nguyê n Việt Nam: Tuy còn nhiề uý kiến

CHƯƠNG 4: VẤN ĐỀ PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC

4.1.1. Định nghĩa phân biệt chủng tộc

Theo từ điển bách khoa thế giới (http://www.wikipedia.com) “Phân

biệt chủng tộc là một hình thức khác của sự cố chấp, thành kiến, bạo lực, áp bức, sự rập khuôn hoặc hành động chia rẽ trong xã hội”.

Tuy nhiên, khái niệm Phân biệt chủng tộc có khá nhiều cách hiểu khác nhau và cũng có nhiều tranh cãi.

Từ điển Merriam - Webster’s Webster’s Dictionary định nghĩa chủ nghĩa phân biệt chủng tộc là một đức tin mà chủng tộc là yếu tố quyết định các đặc điểm và khả năng của con người, sự khác biệt về chủng tộc tạo ra sự vượt trội của một chủng tộc nào đó, và từ đức tin như thế mà tạo nên thành kiến.

Từ điển Macquarie Dictionary định nghĩa chủ nghĩa phân biệt chủng tộc như sau: “Đức tin mà các chủng người có các đặc điểm khác biệt sẽ quyết định văn hoá riêng của họ, thường liên quan đến quan niệm coi chủng tộc mình là cao nhất, có quyền thống trị và áp đặt chủng tộc khác”.

Website Bách khoa toàn thư mở của Việt Nam tổng hợp rằng: “Phân biệt chủng tộc thường được định nghĩa là một niềm tin hoặc giáo lý rằng sự khác biệt cố hữu về sinh học giữa các chủng tộc khác nhau của loài người quyết định thành tựu phát triển cá nhân, với hệ quả rằng chủng tộc của mình siêu việt hơn và có quyền cai trị các chủng tộc khác. Phân biệt chủng tộc đôi khi được dùng để chỉ quan niệm cho rằng dân tộc của chính mình là hơn hết (chủ nghĩa vị chủng – enthnocentrism), sự bài ngoại (xenophonia), các quan niệm hoặc xu hướng chống lại hôn nhân khác chủng tộc, và chủ nghĩa dân tộc cực đoan, bất kể niềm tin cụ thể nào về sự siêu việt hay tính chất thấp kém hơn được gắn trong các quan điểm hoặc sự thiên vị đó”.

Phân biệt chủng tộc là phân biệt đối xử giữa con người với nhau một cách khác biệt thơng qua q trình phân chia xã hội thành các loại hạng, đôi khi không nhất thiết dựa trên các đặc trưng chủng tộc. Các chính sách

nó cũng thường được thực hiện mà khơng được luật pháp hố. Liên hợp quốc không định nghĩa khái niệm chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, tuy nhiên nó lại định nghĩa sự phân biệt chủng tộc như sau: “thuật ngữ sự phân biệt chủng tộc có nghĩa là bất kỳ sự phân biệt, loại trừ, hạn chế hoặc ưu tiên nào dựa trên chủng tộc, màu da, dòng dõi, nguồn gốc dân tộc hoặc sắc tộc, có mục đích hoặc tác động đến việc huỷ bỏ hoặc làm suy giảm việc thừa nhận, quyền được hưởng hoặc thực hiện các quyền con người và các quyền tự do cơ bản về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hố, hoặc bất cứ lĩnh vực nào khác của đời sống công cộng dựa trên cơ sở quan hệ bình đẳng” [United Nations 1966].

Một phần của tài liệu vấn đề chủng tộc trên thế giới (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w