- Người Thượng ở Tây Nguyê n Việt Nam: Tuy còn nhiề uý kiến
70 của thế kỉ đó, cách cư xử với người da đen cũng chẳng khác gì cách cư xử đối với người da đỏ Người da đen không được dùng máy
4.4.2.1. Trên thế giớ
Từ thực trạng của tệ phân biệt chủng tộc trong quá khứ cũng như hiện tại và những tác động tiêu cực của thực trạng này lên mọi mặt của đời sống xã hội, cộng đồng quốc tế đã rất quan tâm đến vấn đề hợp tác quốc tế đấu tranh chống lại tình trạng bất hợp pháp này. Sự hợp tác đó có thể được thực hiện thơng qua nhiều hình thức như: tổ chức các diễn đàn, hội nghị quốc tế lên án hành vi phân biệt chủng tộc, thông qua các nghị quyết liên quan, thành lập các thiết chế tài phán quốc tế như Tồ án hình sự thường trực quốc tế (ICJ) truy tố, trừng phạt những cá nhân có hành vi phân biệt chủng tộc... Đặc biệt, cộng đồng quốc tế đã ký kết được một số điều ước quốc tế đa phương về vấn đề này. Tuy nhiên mức độ điều chỉnh của những điều ước quốc tế này có thể khác nhau do mục đích và phạm vi điều chỉnh là khác nhau.
Văn kiện quốc tế được nhắc đến đầu tiên là Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 của Đại hội đồng Liên hợp quốc. Đây là một trong những văn kiện quan trọng và cơ bản nhất của vấn đề nhân quyền. Văn kiện này là sự tổng kết, khái quát các giá trị nhân quyền trong lịch sử nhân loại, đồng thời đã phản ánh những đòi hỏi bức xúc nhất trong việc bảo vệ quyền con người của các dân tộc ngay sau Chiến tranh thế giới thứ
hai. Tuyên ngôn đã xác định các nguyên tắc và chuẩn mực của quyền con người. Đó là ngun tắc khơng phân biệt đối xử; các quyền dân sự và chính trị; các quyền kinh tế, xã hội văn hóa và thủ tục giám sát quốc tế. Văn kiện này đã quy định khá đầy đủ các quyền tự do cơ bản của con người và những hạn chế phải chấp nhận vì quyền, lợi ích của người khác và của cộng đồng. Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền tuyên bố rằng, mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và các quyền, mỗi người đều có quyền được hưởng các quyền và tự do mà khơng có bất kỳ sự phân biệt nào, đặc biệt là về sắc tộc, màu da hoặc nguồn gốc dân tộc. Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, và có quyền được pháp luật bảo vệ, chống lại mọi hình thức phân biệt đối xử cũng như sự xúi giục phân biệt đối xử. Liên hợp quốc đã lên án chủ nghĩa thuộc địa và tất cả các hoạt động chia rẽ và phân biệt liên quan đến nó dưới bất kỳ hình thức nào, bất kỳ ở đâu. Những quy định trong Tuyên ngôn là nền tảng để hình thành và phát triển các cơng ước quốc tế khác về nhân quyền.
Sau năm 1945, Hiến chương Liên hợp quốc ra đời là một trong những văn kiện quan trọng, trong đó vấn đề nhân quyền cũng có một số điều khoản quy định liên quan đến chống phân biệt chủng tộc, nhằm đạt được các mục tiêu là khuyến khích và tăng cường sự tơn trọng và tuân thủ các quyền con người cũng như các tự do cơ bản khác của tất cả mọi người, khơng có bất kỳ sự phân biệt về sắc tộc, giới tính, ngơn ngữ hay tơn giáo.
Tuyên bố trao trả độc lập cho các nước và các dân tộc thuộc địa ngày 14/12/1960 đã khẳng định và long trọng tuyên bố sự cần thiết phải kết thúc chủ nghĩa thuộc địa một cách nhanh chóng và vơ điều kiện. Tun bố của Liên hợp quốc về loại trừ tất cả các hình thức phân biệt chủng tộc ngày 20/1/1963 đã khẳng định sự cần thiết phải loại bỏ nhanh chóng nạn phân biệt chủng tộc trên tồn thế giới dưới mọi hình thức và mọi cách thể hiện, đảm bảo sự hiểu biết và tôn trọng nhân phẩm con người, bất cứ một
học thuyết nào về sự vượt trội dựa trên sự khác biệt về sắc tộc đều là sai lầm về mặt khoa học và bị lên án về mặt đạo đức, không đúng và nguy hiểm về mặt xã hội và khơng thể có sự biện minh nào đối với sự phân biệt chủng tộc trong lý thuyết cũng như trong thực tế ở bất cứ đâu.
Phân biệt chủng tộc là sự vi phạm các quyền của con người, đe dọa mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc, sự hợp tác giữa các quốc gia và nền hịa bình, an ninh quốc tế, do đó, mỗi quốc gia cần thực hiện các biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa và xóa bỏ mọi hành vi phân biệt chủng tộc. Tuyên bố năm 1963 nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của nhiều quốc gia, đặc biệt là quốc gia mới giành độc lập ở châu Phi và châu Á. Bởi vậy, chỉ trong vịng hai năm sau đó, ngày 21/12/1965, Cơng ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc đã chính thức được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua cung cấp cho các quốc gia một công cụ pháp lý hữu hiệu hơn trong hoạt động chống phân biệt đối xử về chủng tộc và những hình thức biểu hiện của nó. Cơng ước này là một trong những điều ước quốc tế có giá trị pháp lý đầu tiên về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, và nó đã thể hiện quyết tâm cao cả của các nước thành viên Liên hợp quốc trong vấn đề chống và xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử.
Công ước dành riêng một điều đề cập đến vấn đề mang tính thời sự tại thời điểm Cơng ước ra đời là chế độ Apacthai. Chính sách phân biệt chủng tộc hay còn gọi là Apacthai (tiếng Hà Lan: Apartheid) trước đây đã được tiến hành ở Nam Phi với rất nhiều điều lệ hà khắc phân biệt chủng tộc. Các nước tiến bộ trên thế giới đã lên án gay gắt chính sách Apacthai. Cơng ước khẳng định, chế độ Apacthai, chủ yếu ở Nam Phi, là sự vi phạm trắng trợn và nghiêm trọng các quyền con người, bởi vậy, các quốc gia cần có cam kết để phịng ngừa, ngăn cấm và xóa bỏ mọi hành động liên quan đến Apacthai trong phạm vi lãnh thổ của mình. Nhiều văn kiện của Liên hợp quốc coi Apacthai là "một tội ác chống nhân loại",
vi phạm luật pháp quốc tế, Hiến chương của Liên hợp quốc, đe doạ nghiêm trọng hồ bình và an ninh của các nước.
Do sự đấu tranh quyết liệt và kiên cường của người da đen ở Nam Phi, dưới sự lãnh đạo của Đảng Đại hội dân tộc Phi (ANC) và sự phản đối kịch liệt của các quốc gia trên thế gới, từ cuối thập kỉ 80 của thế kỉ XX, các chính sách hà khắc và phân biệt đối xử của chính quyền Prêtơria
(Pretoria) được xóa bỏ dần dần. Ngày 7/12/1993, Hội đồng Hành pháp Lâm thời được thành lập, trong đó có Chủ tịch Đại hội dân tộc Nam Phi là Nenxơn Manđêla (Nelson Mandela), chấm dứt 340 năm độc quyền cai trị của thiểu số người da trắng ở nước này.
Nelson Mandela sinh ngày 18/7/1918 tại Nam Phi, là người lãnh đạo phong trào mặt trận giải phóng dân tộc từ thập kỷ 40 của thế kỷ XX. Sau 27 năm bị giam cầm, năm 1990, ông đã dẫn dắt đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) giành thắng lợi vẻ vang, đánh đổ chủ nghĩa Apartheid và tiến hành cuộc một cuộc tổng tuyển cử lịch sử, trong đó đa số người da đen Nam Phi lần đầu tiên được phép bỏ phiếu và ông trở thành vị Tổng thống da đen đầu tiên được bầu dân chủ của nước này. Ơng đã từng nói: "Tơi cống hiến cả đời tơi cho sự nghiệp đấu tranh của người dân châu Phi. Tôi đã chiến đấu chống lại sự thống trị của người da trắng, và tôi cũng chiến đấu chống lại sự thống trị của người da đen. Tôi yêu mến lý tưởng về một xã hội dân chủ và tự do trong đó mọi người dân sống với nhau hịa thuận và bình đẳng. Đó là lý tưởng mà tơi hy vọng sẽ sống vì nó và đạt được nó. Nhưng
Nelson Mandela (18/7/1918)
Một cuộc đấu tranh chống lại chế độ phân biệt chúng tộc tại Soweto
nếu cần, tôi cũng sẵn sàng chết vì lý tưởng đó”. Nelson Mandela được trao giải Nobel Hịa bình vào năm 1993, cùng với Fredrick Willem de Klerk, Tổng thống cuối cùng của chế độ Apartheid, vì sự đóng góp của họ trong việc "xóa bỏ chế độ Apartheid một cách hịa bình, đặt nền tảng cho một đất nước Nam Phi dân chủ". Cuộc đời đấu tranh gian khổ chống chủ nghĩa Apartheird của ơng chính là tấm gương tiêu biểu trong cuộc chiến chống phân biệt chủng tộc, đem lại hịa bình, tự do, cơng bằng của nhân loại. Tháng 11 năm 2009, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông báo ngày sinh của Mandela, 18 tháng 7, sẽ được gọi là "Ngày Mandela" để ghi nhớ sự đóng góp to lớn của ơng vào nền tự do của thế giới.
Hiện nay, mặc dù cơ sở pháp lý cho chủ nghĩa Apacthai khơng cịn, nhưng sự bất bình đẳng về chính trị, kinh tế và xã hội giữa những người da trắng và người da đen ở Nam Phi trên thực tế vẫn tiếp tục tồn tại và cuộc chiến chống phân biệt chủng tộc vẫn đang diễn ra mạnh mẽ.
Ngồi Hiến chương Liên hợp quốc và Tun ngơn thế giới về nhân quyền, Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965 vấn đề chống phân biệt chủng tộc còn được quy định trong nhiều điều ước quốc tế khác về quyền con người như: Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966; Cơng ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966; Cơng ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ năm 1979; Công ước về quyền trẻ em năm 1989; Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục năm 1984...
Chống chủ nghĩa “apacthai mới” ở Nam Phi (tháng 8/2012)
Bước sang thế kỷ XXI, xã hội loài người đã đạt được những bước tiến mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học – kĩ thuật, thể dục – thể thao… Tuy nhiên những nhận thức sai lầm và những hành động phân biệt chủng tộc vẫn diễn ra đâu đó ở một vài quốc gia và một số lĩnh vực. Cuộc chiến chống phân biệt chủng tộc đã giành được nhiều thắng lợi nhưng vẫn cịn gặp khơng ít khó khăn.
Tháng 9/2001, nhằm tạo nên bước ngoặt trong cuộc đấu tranh chống nạn phân biệt chủng tộc Liên Hợp Quốc đã tổ chức Hội Nghị chống phân biệt chủng tộc tại Nam Phi. Bế mạc hội nghị, bản tuyên bố chung Durban ra đời, khép lại hội nghị chống phân biệt chủng tộc lớn nhất trong lịch sử. Hội nghị thông qua 2 văn kiện, gồm một tuyên bố chung về các nguyên tắc và một kế hoạch hành động chống nạn phân biệt đối xử. Nhiều tổ chức nhân đạo đánh giá cao chủ trương của hội nghị - “chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở bất kỳ nơi nào có biểu hiện” – và điều quan trọng là thế giới phải thực hiện cho được những gì đã cam kết trong tuyên bố chung Durban. Tuy nhiên, để đạt được kết quả đó là điều khơng phải dễ dàng. Hội nghị diễn ra trong căng thẳng, bế tắc và tranh cãi liên miên. Bế tắc vẫn tồn tại, xoay quanh vấn đề Trung Đông và việc châu Phi đòi các nước phương Tây xin lỗi về chế độ nô lệ trong quá khứ. Về cơ bản, dự thảo tuyên bố chung mà Nam Phi đưa ra ủng hộ quyền thành lập nhà nước độc lập của người Palestine, chỉ xóa đi những chỗ gọi Israel là phân biệt chủng tộc. Bản dự thảo thừa nhận “tình cảnh của nhân dân Palestine dưới sự cai trị của nước ngoài”, và tuyên bố rằng tất cả các quốc gia, kể cả Israel, đều có quyền được bảo vệ: “Chúng tơi kêu gọi xây dựng một nền hịa bình lâu dài trong khu vực, để mọi người có thể cùng chung sống, hưởng bình đẳng, cơng lý, nhân quyền và được bảo vệ”. EU hoan nghênh dự thảo mới, nhưng các nước Ảrập và Hồi giáo vẫn muốn bản tuyên bố chung của hội nghị phải tỏ thái độ phê phán đối với Israel dưới một hình thức nào đó. Mỹ và Israel tẩy chay hội nghị. Trong khi đó,
châu Phi vẫn tiếp tục địi những nước thực dân cũ và những nước buôn nô lệ khi xưa phải chính thức xin lỗi và bồi thường cho họ. Đáp lại, châu Âu sẵn sàng “lấy làm tiếc” về những gì xảy ra trong q khứ, nhưng khơng chấp nhận yêu cầu xin lỗi và bồi thường. Họ sợ một lời tạ lỗi chính thức sẽ kéo theo nhiều vấn đề pháp lý rất phức tạp và tốn kém…
Tháng 4/2009, Hội nghị quốc tế chống phân biệt chủng tộc của Liên Hợp Quốc đã diễn ra tại Geneva (Thụy Sĩ) với mục đích là xem xét lại những tiến bộ về chống phân biệt chủng tộc trên thế giới kể từ hội nghị 2001 tới nay. Hơn 100 quốc gia tham dự Hội nghị đã nhất trí thơng qua tuyên bố cuối cùng kêu gọi nỗ lực của tồn thế giới nhằm chống lại mọi hình thức phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử. Văn kiện pháp lý gồm 143 điểm này tái khẳng định tuyên bố Durban và Chương trình hành động DDPA đã được thông qua tại Hội nghị chống phân biệt chủng tộc đầu tiên của Liên Hợp Quốc diễn ra ở Nam Phi vào năm 2001, đồng thời cũng khẳng định lại cam kết ngăn chặn, đấu tranh và loại trừ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, phân biệt đối xử, sự bài ngoại và các vấn đề liên quan. Trước đó, Hội nghị chống phân biệt chủng tộc tưởng chừng thất bại, như kịch bản từng diễn ra tại Hội nghị lần thứ nhất tại Nam Phi năm 2001, khi đại sứ Anh, Pháp, Tây Ban Nha cùng đại diện 23 đoàn ngoại giao Liên minh châu Âu EU đã bỏ hội nghị ra ngoài ngay sau lễ khai mạc, khi Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad bắt đầu bài phát biểu với những lời chỉ trích Israel.
Qua những hội nghị trên chúng ta thấy rằng: vấn đề chống phân biệt chủng tộc vẫn đang tiếp tục thúc đẩy nhưng cũng vẫn là vấn đề nhạy cảm của chính trị trên một vài khu vực và thế giới, đòi hỏi các quốc gia phải chung tay, đồng thuận giải quyết vấn đề này.
Cho đến nay, mười hai năm sau khi "Tuyên bố và chương trình hành động Durban"
Liên Hợp Quốc kêu gọi xóa triệt để nạn phân biệt chủng tộc
nhằm xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc được thơng qua, thế giới đã đạt được nhiều tiến bộ, tuy nhiên sự khơng khoan dung có xu hướng tăng lên ở nhiều khu vực. Thế giới vẫn hành động chưa đủ để xóa bỏ triệt để những quan điểm và hành động sai trái xâm phạm tính đa dạng và phẩm giá của các nhóm dân tộc, cần kiên quyết chống lại chủ nghĩa bài Hồi giáo và loại bỏ sự phân biệt đối xử với người Cơ đốc. Những thành kiến trên cơ sở yếu tố tơn giáo khơng có chỗ đứng trong thế giới ngày nay và quyền của tất cả mọi người phải được bảo vệ mà khơng có bất kỳ sự phân biệt nào.
Từ năm 2001 đến nay đã có thêm các quy định pháp luật, cơ quan pháp lý bảo vệ sự công bằng cũng như biện pháp truy tố các hành vi nghiêm trọng chống lại nhân loại, như tội diệt chủng, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và các hình thức nộ lệ hiện đại, tuy nhiên, chính sự thiếu hiểu biết và khơng khoan dung là một trong những nguyên nhân gốc rễ gây ra những xung đột, trong đó chứa đựng những thù hằn dân tộc và sự phân biệt đối xử, tạo ra trở ngại lớn đối với sự phát triển. Tình hình kinh tế khó khăn cũng là yếu tố làm trầm trọng thêm vấn đề này, vì sự cạnh tranh việc làm và những khó khăn khác thường gây ra sự thù ghét đối với người nhập cư và thiểu số…
Còn rất nhiều việc phải làm trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, khi những trường hợp bài ngoại, phân biệt chủng tộc và