- Người Thượng ở Tây Nguyê n Việt Nam: Tuy còn nhiề uý kiến
70 của thế kỉ đó, cách cư xử với người da đen cũng chẳng khác gì cách cư xử đối với người da đỏ Người da đen không được dùng máy
4.3.2. Biểu hiện của chủ nghĩa chủng tộc ở Đức
Ở Đức thuyết chủng tộc phát triển rất sâu rộng. Chủ nghĩa phát xít Đức chia lồi người thành 2 chủng tộc: thượng đẳng và hạ đẳng. Theo chúng, chủng tộc hạ đẳng hồn tồn khơng có đủ điều kiện để phát triển và sinh ra để làm nô lệ, còn người Ariăng và con cháu gần gũi nhất
của chúng là người German, là “chủng tộc thượng đẳng”, là người khai hố cho lồi người, là dân tộc văn minh sinh ra để thống trị dân tộc khác.
Từ năm 1786 nó đã được giảng trong các trường đại học. Chính thuyết chủng tộc ở Đức đã trở thành cơ sở lí luận cho bọn Đức quốc xã gây ra chiến tranh tàn khốc sau này. Chủ nghĩa phát xít Đức cũng chia lồi người ra thành hai chủng tộc: thượng đẳng và hạ đẳng.
Trước hết phải kể đến nước Đức của nửa cuối thế kỉ XIX, nửa đầu thế kỉ XX - giai đoạn chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc. Thời điểm đó, chủ nghĩa chủng tộc điên cuồng nhất là chủ nghĩa Đại đức mà bọn quân phiệt Đức tuyên truyền cho nhân dân Đức ở nhà trường, trên
báo chí, trong triết học, văn học, nghệ thuật. Theo chủ nghĩa ấy, bất kì
cái gì thuộc về Đức, người Đức đều là ưu việt nhất thế giới cả. Bởi vậy
mà người Đức phải thống thống trị tồn thế giới và muốn làm trịn sứ mệnh ấy, thì phải dùng bạo lực; người dân Đức được giáo dục lòng sùng bái bạo lực, để tin tưởng rằng cường quyền phải thắng công lý. Chủ nghĩa chủng tộc Đức là chủ nghĩa quân phiệt, sô - vanh cực đoan, đã được làm vũ khí tinh thần để chuẩn bị cho Đại chiến thế giới thứ nhất.
Mười năm năm sau khi Đại chiến thứ nhất chấm dứt, nhà nước phát xít Đức ra đời, dựa trên chủ nghĩa quốc gia – xã hội của Hitle.Theo Hitle “người Ariăng có ý thức nhiệm vụ, kỷ luật, phục tùng tập thể”. Một lý luận gia quốc xã viết: “Khi một nghệ sĩ muốn miêu tả những đức tính làm cho người ta thành thủ lĩnh, - như tính táo bạo, trí thơng minh cương quyết, thì họ tạc hay hoạ ra một người Bắc phương”. Để tuyên truyền cho chiến tranh cướp bóc, chuẩn bị đưa nhân dân Đức vào đại chiến thế giới lần thứ hai Hitle nói: “Chỉ có dân tộc Đức mới sẽ là một dân tộc chiến sĩ. Các dân tộc khác sẽ là bọn nông nô phải lao động cho đẳng cấp chiến sĩ Toiton” (tên một dịng tăng binh Đức, chun thơng tính và đồng hố các dân tộc ở phía Đơng Bắc nước Đức).
Hitle cũng nói rằng người Ariăng mà hỗn hợp với các chủng tộc khác để mất tính thuần khiết đi, thì đồng thời cũng “mất khả năng truyền bá văn hoá của họ”. Bởi vậy chủ nghĩa Quốc xã phải chống lại tất cả những yếu tố có thể làm cho người Ariăng mất thuần khiết: chẳng hạn chống người Do Thái có óc phê phán và yêu tự do, mà Hitle xem là “tai hoạ của dân tộc”. Hitle vẫn nói: “ - Khơng một ai sẽ ngạc nhiên, nếu trong nhân dân ta, con quỉ, tiêu biểu cho tất cả các gì là độc ác, được nhân hố thành hình tượng vật chất của tên Do Thái”. Hitle tiến hành đấu tranh gắt gao để thủ tiêu mọi yếu tố không phải là chủng tộc Ariăng. Bởi thế, người Do Thái, giai cấp vô sản, văn hố cổ truyền và cả đạo Gia tơ nữa, nhất là
người Do Thái. Những đạo luật phân biệt chủng tộc ban hành năm 1935 qui định rằng cơng dân Đức phải là người có dịng máu thuần khiết hồn toàn Ariăng; và như vậy là người Do Thái ở Đức bị tước quyền công dân, không được bầu cử, khơng được giữ chức vụ gì trong bộ máy nhà nước và không được kết hôn với công dân Đức. Nhà cửa của họ bị phá hoại; cuối cùng họ bị mất tự do, bị hành hạ tàn nhẫn, và của cải của họ vào tay các đảng viên quốc xã cả. Để tránh nạn, nhiều người Do Thái phải lưu
vong ra nước ngoài. Tới tháng 9.1939, hơn 200.000 người Do Thái đã
rời khỏi nước Đức, chính phủ Quốc xã bắt họ phải để lại toàn bộ tài sản ở trong nước. Trong Đại chiến thế giới thứ hai, nơi nào có quân Quốc xã chiếm đóng là nhân dân bị tàn sát dã man.
Hitler - người mang nặng tư tưởng phân biệt chủng tộc ở Đức
Người Do Thái bị quân Đức bắt giữ ở Warszawa năm 1943
Hình 4.3.2.1. Hình ảnh về sự phân biệt chủng tộc ở Đức
Ở Đức, mới đây 14/4/2007 đài truyền hình quốc gia Đức đã cho phát sóng đoạn băng ghi hình một viên sĩ quan huấn luyện yêu cầu một binh sĩ dưới quyền hãy tưởng tượng đang nã súng máy vào các mục tiêu là người Mỹ gốc Phi tại Bronx. Vào dịp World Cup 2006, hai ngày trước khi trận đấu mở màn World Cup bắt đầu, một quan chức cao cấp của Quốc hội Đức lại lên tiếng cảnh báo về nạn phân biệt chủng tộc ở nước này. Báo cáo của Uỷ ban bảo vệ Hiến pháp Đức cho biết năm 2005, số vụ tội phạm do cánh
cực hữu ở Đức gây ra là 15.361 vụ, tăng khoảng 28% so với năm trước đó. Cũng năm 2005, các thành viên đảng phát xít mới đã thực hiện 958 vụ bạo lực, tăng 24% so với năm 2004. Như vậy, rõ ràng tệ nạn phân biệt chủng tộc vẫn đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội Đức.