- Người Thượng ở Tây Nguyê n Việt Nam: Tuy còn nhiề uý kiến
VIỆT NAM 3.1 CÁC CHỦNG TỘC Ở ĐÔNG NAM Á
3.1.2. Đặc điểm về nhân chủng học
Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu vết từ vượn thành người ở nhiều nơi như Mianma, phát hiện giống vượn bậc cao hóa thạch có niên đại khoảng 10 triệu năm, đảo Java của Indonesia có vượn khổng lồ sống cách đây 5 triệu năm. Từ thế kỉ XIX, người ta tìm thấy dạng người Pitecantoroc, homoerectus hóa thạch cách đây trên 2 triệu năm và muộn hơn là người Homosapiens sống cách đây 500 nghìn năm.
Việc phát hiện ra giống người Homosapiens tinh khôn là một bước tiến nhảy vọt về mặt sinh học và gắn liền với sự hình thành các chủng tộc. Di cốt của người Homosapiens được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới. Các chuyên gia cho rằng có 3 giống Homosapiens ở Châu Âu, châu Phi, Châu Á, mỗi giống đã phát triển một cách độc lập thành các chủng loại khác nhau. Tuy nhiên, có phái lại cho rằng người cổ Homosapiens ở Châu Phi là tổ tiên chung của loài người. Mặc dù vậy, con người hiện tại đã sinh sống ở rất nhiều nơi trên địa cầu, thậm chí biết đóng thuyền đi sang Châu Úc, họ tạo ra các công cụ bằng đá, biết trồng trọt và tạo ra tục chơn người chết.
Dấu vết hóa thạch của người Homosapiens cũng được tìm thấy ở Việt Nam ( hang Kéo Lùng ở Lạng Sơn, thung lũng Lang ở Ninh Bình), ở đảo Broneo niên đại gần 40 000 năm, hang Tabon ở Philippin có niên đại 30 000 năm đã cho thấy q trình chuyển hóa từ vượn thành người ở Đơng Nam Á là có thật và liên tục.
Trong thời kì đồ đá giữa ở Việt Nam có nền văn hóa Bắc Sơn, Hịa Bình cùng với đồ dùng bằng gốm, các di hài cốt được xác định là người có màu da sẫm và vóc dáng nhỏ thuộc giống người Ơxtralơit.
Dấu vết của người Mơngơlơit được tìm thấy ở phía Bắc Trung Bộ của Việt Nam, Lng phabang, Thái Lan, Malaixia và bờ biển phía Đơng
Xumatra đã xác định đây là giống người Ơxtralơit. Những bộ tộc này theo tập tục: đàn ông đi săn bắn, đánh cá, hái lượm, đàn bà trồng trọt với công cụ cuốc chim đơn sơ.
Tài liệu cổ nhân học của Đông Nam Á cho ta biết dòng Nam Á và Anhđơnêdiêng là hai nhóm loại hình nhân chủng chủ yếu ở Đơng Nam á và bán đảo Đơng Dương. Đó là những phân cấp của tiểu chủng Môngôlôit phương Nam. Sự hình thành các nhóm loại hình này diễn ra
rất phức tạp. Trên cơ sở nghiên cứu cột sọ của người Anhđônêdiêng thời cổ, giáo sư Hà Văn Tấn đã kết luận: “Những xương sọ thời đại nguyên thuỷ phát hiện trên đất Việt Nam mà các học giả Pháp coi là thuộc giống Anhđơnêđiêng chính là chủng tộc Môngêlôit và đại chủng Ơxtralơ – Nêgrôit. Như vậy, địa vực phát sinh ra người Anhđônêđiêng là vùng tiếp xúc đầu tiên giữa hai đại chủng, có thể là Đơng Dương về sau phát triển khắp Đông Nam á lục địa và hải đảo. Vùng phân bố của loại hình Nam Á hiện nay khá rộng lớn. Giữa người Anhđônêđiêng và Nam Á vừa có quan hệ lịch sử vừa có quan hệ chủng tộc.
Bảng 3.1. Các chủng tộc và nhóm loại hình nhân chủng Đơng Nam Á
Đại chủng Tiểu chủng Nhóm loại hình
Úc – Á
(Ơxtralơit – Mơngơlơit)
Ơxtralơit - Nêgritô: Ăngđamăng - Xâylôdônxki (Veđôit) Bắc Môngôlôit
Nam Môngôlôit
Nam Á (Đông Nam Á) Anhđônêđiêng
(nguồn: Nhân chủng học Đơng Nam Á, Nguyễn Đình Khoa – 1983)
Như vậy, ta nhận thấy rằng Đông Nam Á là khu vực sinh sống của hai chủng tộc Môngôlôit và Ơxtralơit . Mỗi chủng tộc lại phân chia thành các tiểu chủng và các loại hình khác nhau. Điển hình là tiểu chủng Nam Mơngơlơit và Ơxtralơit . Ta xét một vài đặc điểm của các loại hình
chính.