Biểu hiện của chủ nghĩa chủng tộc Việt Nam

Một phần của tài liệu vấn đề chủng tộc trên thế giới (Trang 89 - 91)

- Người Thượng ở Tây Nguyê n Việt Nam: Tuy còn nhiề uý kiến

70 của thế kỉ đó, cách cư xử với người da đen cũng chẳng khác gì cách cư xử đối với người da đỏ Người da đen không được dùng máy

4.3.8. Biểu hiện của chủ nghĩa chủng tộc Việt Nam

Ở nước ta “cơng cuộc khai hố” của thực dân Pháp cũng được thực hiện không lâu sau khi đặt chân đến nước ta (1858). Chúng tiêu diệt gần

hết dân tộc Mán Xa Pho, Quầy châu, Chàm; ở làng Bun Tây Nguyên chúng làm cho 80% dân mắc bệnh hoa liễu. Tội ác của chúng đã được Nguyễn ái Quốc tố cáo mãnh liệt trong “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Trong tác phẩm tác giả đã dẫn lời một du khách, cho thấy rõ quan niệm của bọn thực dân về các dân tộc da Vàng: “Khi đặt chân đến thuộc địa,

tất cả những người Pháp đều nghĩ rằng người Việt Nam là hạng người dưới và phải làm nô lệ cho họ. Họ coi người Việt Nam như những súc vật phải điều khiển bằng roi vọt…Dù binh sĩ hay thực dân họ đều cho rằng giữa họ và người bản xứ, khơng có cách đối xử nào khác hơn là sự đối xử giữa chủ và tớ”

Gây căm thù giữa các dân tộc, tuyên truyền chiến tranh, đó là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa chủng tộc; và vì thế mà chủ nghĩa ấy phục vụ cho những âm mưu chính trị rất nguy hiểm, đã đưa nhân loại đến những lò sát sinh ghê gớm. Vào nửa sau thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, những nước tư bản phát triển sau, muốn gây chiến tranh để cướp thuộc địa và thị trường của các nước phát triển trước lại càng tuyên truyền cuồng nhiệt chủ nghĩa chủng tộc, nhồi sọ nhân dân các nước những tư tưởng hiếu chiến, âm mưu lôi cuốn họ vào những cuộc chiến tranh phi nghĩa.

Tất cả những học thuyết, luận điểm chính của chủ nghĩa chủng tộc trên đây, đều cho ta thấy rõ rằng đó là những thủ đoạn tinh thần quỉ quyệt của bọn đế quốc, bọn thực dân, bọn quân phiệt, bọn phát xít để tiến hành những chính sách thuộc địa tàn khốc, những chiến tranh xâm lược cướp bóc; đó là triết lý lang sói của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa qn phiệt và chủ nghĩa phát xít. Cực kì phản động về mặt chính trị, chủ nghĩa chủng tộc lại còn sai lầm trầm trọng về mặt khoa học nữa, nhất là ở những luận điểm về chủng tộc thượng đẳng, về ngơn ngữ hồn hảo, về phát triển lịch sử với chủng tộc, về tâm lý và văn hoá với chủng tộc và về tính chất thuần khiết của chủng tộc thượng đẳng.

Tóm lại, phân biệt chủng tộc với gần 4 thế kỉ kể từ khi chủ nghĩa tư sản, chủ nghĩa thực dân hình thành; đã ăn sâu, bám rễ vào tư tưởng của bao thế hệ người dân các nước này. Bởi ở một khía cạnh nào đó, những luận điệu phân biệt chủng tộc cịn mang lại cho họ lợi ích, cịn là thứ “vũ khí” cho những việc làm sai trái, cho những trạng thái khơng lấy gì làm tốt đẹp ở chính bản thân họ. Nạn phân biệt chủng tộc vẫn còn tồn tại ở nhiều nước và có nguy cơ gia tăng.

Hiện nay, phân biệt chủng tộc biểu hiện ngày càng phức tạp, tinh vi với nhiều hình thức khác nhau trên tất cả mọi mặt của đời sống đòi hỏi mỗi quốc gia phải ln cảnh giác và có những biện pháp và hành động thực tế, mạnh mẽ và quyết liệt để có thể dần dần triệt tiêu những biểu hiện của phân biệt chủng tộc.

Một phần của tài liệu vấn đề chủng tộc trên thế giới (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w