NGUỒN GỐC XÃ HỘI CỦA CHỦ NGHĨA CHỦNG TỘC

Một phần của tài liệu vấn đề chủng tộc trên thế giới (Trang 67 - 70)

- Người Thượng ở Tây Nguyê n Việt Nam: Tuy còn nhiề uý kiến

CHƯƠNG 4: VẤN ĐỀ PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC

4.2. NGUỒN GỐC XÃ HỘI CỦA CHỦ NGHĨA CHỦNG TỘC

Phân tích chương 1 chúng ta thấy, lồi người bắt nguồn từ một lồi duy nhất: Hơmơsapiens. Giữa các chủng tộc khơng có sự khác nhau lớn về thể chất và tâm lí. Do vậy, khơng có cơ sở khoa học để chia các chủng

tộc về phương diện sinh vật học ra chủng tộc thượng đẳng và hạ đẳng.

Q trình hình thành các chủng tộc đó đã chỉ ra:

- Mọi chủng tộc đều có khả năng phát triển kinh tế, văn hóa như nhau.

- Các chủng tộc lồi người hiện nay đều có cùng nguồn gốc, ngang nhau về mức độ tiến hóa sinh học.

- Các chủng tộc lồi người là kết quả của sự thích nghi với điều kiện sống.

- Khơng có chủng tộc nào là khơng pha máu nhiều thành phần chủng tộc khác nhau.

Các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác đã chứng minh rằng sự khác biệt về chủng tộc không gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người. Những người theo chủ nghĩa chủng tộc đã phủ định quy luật phát triển của xã hội, khi lấy đấu tranh giữa các chủng tộc thay cho đấu tranh giai cấp làm động lực phát triển của xã hội. Lịch sử phát triển của xã hội loài

người đã chỉ ra rằng khi xã hội phân chia thành giai cấp đã có mầm mống của chủ nghĩa chủng tộc.

- Thời cổ đại: Các dân tộc chiến thắng trong các cuộc chiến tranh

chinh phạt đều tự cho mình là thuộc chủng tộc thượng đẳng và xem dân

tộc bị trị là hạ đẳng.

- Trong xã hội nơ lệ: Có những ghi chép biện hộ cho giai cấp chủ nơ

có quyền đàn áp bóc lột nơ lệ.

- Trong xã hội phong kiến: Thuyết chủng tộc mang màu sắc mới, các

quốc gia phong kiến có thuyết dịng máu cao q với giai cấp thống trị.

- Trong xã hội tư bản: Chủ nghĩa chủng tộc đặc biệt phát triển, ở giai

thực dân, chủ nghĩa đế quốc, phục vụ cho việc bóc lột và tước đoạt. Chủ nghĩa chủng tộc đặc biệt thịnh hành ở Anh, Pháp, Đức, Mỹ từ thế kỷ XVIII, XIX.

+ Ở Anh: Thuyết “nhiều trung tâm” - chủ trương rằng ba đại chủng ngày nay là con cháu của các giống vượn khác nhau ngày trước - được nhiều học giả như Harintơn, Smit…ủng hộ. Và cũng theo họ thì người da Trắng là thuộc chủng tộc “hồn mỹ” và người “da có màu” – như họ gọi – phát triển chưa hồn chỉnh, chưa đạt đến trình độ “người chân chính” thực sự. Từ 1879 Lorensơ đã cho rằng: “Cư dân da đen gần gũi với loài vượn hơn cư dân thuộc các chủng tộc khác”.

+ Ở Pháp: Vào cuối thế kỷ XIX, Gôbinô đã cho xuất bản cuốn sách “Bàn về sự bất bình đẳng của các chủng tộc” chứng minh có chủng tộc thượng đẳng đó là người Ariăng da trắng, cho rằng nền văn minh lớn bị hủy hoại vì có sự pha trộn giữa người Ariăng với các chủng tộc hạ đẳng.

+ Ở Đức: Thuyết chủng tộc phát triển sâu rộng. Từ năm 1786 nó đã được giảng dạy trong các trường đại học. Học thuyết này đã trở thành cơ sở lý luận cho bọn Đức quốc xã gây ra chiến tranh tàn khốc sau này. Chủ nghĩa phát xít Đức chia lồi người thành 2 chủng tộc: thượng đẳng và hạ đẳng. Theo chúng, chủng tộc hạ đẳng hoàn tồn khơng có đủ điều kiện để phát triển và sinh ra để làm nơ lệ, cịn người Ariăng và con cháu gần gũi nhất của chúng là người German, là “chủng tộc thượng đẳng”, là người khai hố cho lồi người, là dân tộc văn minh sinh ra để thống trị dân tộc khác.

+ Ở Mỹ: Thuyết chủng tộc mang nhiều màu sắc tinh vi hiện đại. Trường phái “tâm lý - chủng tộc” phục vụ cho chủ nghĩa tư bản lũng đoạn Mỹ, đàn áp dân lao động, chống thổ dân Anhđiêng và người da đen.

+ Ở châu Phi: Apácthai chủ nghĩa phân biệt chủng tộc một cách triệt để ở Nam Phi, ở bất cứ đâu và trong bất cứ lĩnh vực hoạt động nào.

Trong thế kỷ XXI, nơi mà các quốc gia, cộng đồng người đặt lợi ích hồ bình, hợp tác và bình đẳng lên trên hết để “tồn cầu hố” trong phát triển kinh tế thì chiến tranh, bạo lực khơng bao giờ là lựa chọn đúng đắn. Chủ nghĩa chủng tộc vì thế khơng cịn ý nghĩa “vũ khí tinh thần” cũng như tầm ảnh hưởng của nó mất đi do tội ác khơng thể phủ nhận trong lịch sử và do nhân loại tiến bộ không dung tha cho những điều bịa đặt vơ căn cứ của nó. Tuy nhiên, ở đâu đó trên thế giới, nhất là ở những quốc gia có lịch sử mấy thế kỉ thực dân và chủ nghĩa chủng tộc, phân biệt chủng tộc vẫn tồn tại.

Một phần của tài liệu vấn đề chủng tộc trên thế giới (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w