CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB năng lực cạnh tranh của công ty viettel campuchia những bài học kinh nghiệm (Trang 29)

1.2.1. Các tiêu chí định lượng đánh giá tổng thể năng lực cạnh tranh doanh nghiệp

1.2.1.1. Sản lượng, doanh thu

Doanh thu bán hàng phản ánh quy mơ của q trình sản xuất, phản ánh trình độ tổ chức chỉ đạo sản xuất kinh doanh của DN. Có được doanh thu chứng tỏ DN đã

sản xuất sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận về mặt khối lượng, giá trị sử dụng, chất lượng và giá cả phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Doanh thu là một tiêu chí quan trọng đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bởi lẽ, các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu gồm có:

- Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ hoặc dịch vụ cung ứng. - Kết cấu mặt hàng, mẫu mã càng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng thì doanh thu càng cao.

- Chất lượng sản phẩm : sản phẩm có chất lượng cao giá bán sẽ cao. Nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng cung cấp dịch vụ sẽ tăng thêm giá trị sản phẩm và giá trị dịch vụ tạo điều kiện tiêu thụ được dễ dàng, nhanh chóng thu được tiền bán hàng, và tăng doanh thu bán hàng.

- Giá bán sản phẩm: Doanh nghiệp khi định giá bán sản phẩm hoặc giá cung ứng dịch vụ phải cân nhắc sao cho giá bán phải bù được phần tư liệu vật chất tiêu hao, đủ trả lương cho người lao động và có lợi nhuận để thực hiện tái đầu tư.

1.2.1.2. Thị phần

Thị phần là phần thị trường mà sản phẩm của doanh nghiệp chiếm lĩnh trên thị trường. Chỉ tiêu thị phần phản ánh khả năng khai phá, thâm nhập, chiếm lĩnh thị trường, mở rộng quy mơ kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là tiêu chí rất quan trọng đánh giá triển vọng tăng trưởng, phát triển của doanh nghiệp.

Đối với đánh giá năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, thị phần là một tiêu chí đo lường khá cụ thể năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bởi lẽ nó thể hiện sự khả năng giành được thị trường, mức độ chấp nhận của khách hàng đối với các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh.

1.2.1.3. Tỷ suất lợi nhuận

Các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận phản ánh ảnh hưởng của các yếu tố giá thành, hiệu quả sử dụng vốn đối với kết quả hoạt động kinh doanh và phản ánh lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp trên cơ sở hoạt động kinh doanh, từ đó thể hiện hiệu quả hoạt động chung của doanh nghiệp.

Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận, ta có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, so sánh với tỷ lệ tương ứng của các doanh nghiệp đối thủ, kết hợp với các nhân tố khác như nguồn vốn, cơ cấu tổ chức, nhân sự, công nghệ để so sánh được hiệu quả sử dụng các nguồn lực, năng lực sản xuất cũng như năng lực quản lý đối với các doanh nghiệp cùng ngành.

1.2.2. Các tiêu chí định tính đánh giá tổng thể năng lực cạnh tranh doanh nghiệp 1.2.2.1. Chất lượng hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp so với đối thủ nghiệp 1.2.2.1. Chất lượng hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp so với đối thủ

cạnh tranh

Để đánh giá tổng thể năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, cần so sánh tiêu chí chất lượng hàng hóa, dịch vụ với các đối thủ cạnh tranh. Chất lượng hàng hóa, dịch vụ tốt hơn, thống nhất và ổn định hơn so với đối thủ cạnh tranh cho thấy năng lực cung ứng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp có sự nổi trội hơn. Sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao và ổn định sẽ cho phép doanh nghiệp giữ chân được các khách hàng hiện có và có khả năng thu hút thêm các khách hàng mới sử dụng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp mình. Đối với các sản phẩm và dịch vụ mà khách hàng có sự nhạy cảm cao về chất lượng hàng hóa, dịch vụ và ít có nhạy cảm về giá, nếu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp có chất lượng kém hơn hoặc không đồng đều so với các doanh nghiệp đối thủ thì khách hàng có thể sẽ có xu hướng chuyển sang sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp khác. Như vậy, phân tích tiêu chí chất lượng hàng hóa, dịch vụ là một nội dung quan trọng đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.2.2.2. Khả năng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh

Khả năng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng là tiêu chí đánh giá khả năng của doanh nghiệp khơng chỉ trong việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng, thỏa mãn được các yêu cầu cơ bản của khách hàng mà còn thỏa mãn được các yêu cầu mang tính đặc thù khác. Việc doanh nghiệp có chính sách cung cấp sản phẩm, dịch vụ và các dịch vụ hậu mãi mềm dẻo, đáp ứng được các nhu cầu phong phú từ phía khách hàng sẽ tăng thêm khả năng giữ các khách hàng hiện tại và tạo điều kiện để phát triển, mở rộng thị phần của doanh nghiệp.

Đây là một tiêu chí rất quan trọng để so sánh năng lực cạnh tranh giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, đặc biệt là trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ.

1.2.2.3. Thương hiệu, uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh

Một tiêu chí định lượng quan trọng đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thương hiệu. Khi một sản phẩm, dịch vụ cụ thể với chất lượng được cam kết thể hiện đúng (giữ lời hứa) và được "người mua" tin tưởng, khi đó hình thành thương hiệu, tức sản phẩm trở thành thương hiệu. Đánh giá về thương hiệu là đánh giá về mức độ nhận biết sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, về uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp trong nhận thức của người tiêu dùng. Uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp càng tốt đẹp trong con mắt của người tiêu dùng thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác càng cao hơn. Ngoài ra, thương hiệu, uy tín của một doanh nghiệp cịn đóng vai trò quan trọng trong năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khi nói đến các yếu tố đầu vào. Một doanh nghiệp có thương hiệu mạnh ln có ưu thế trong việc tìm kiếm và duy trì các nhà cung cấp đầu vào, có lợi thế trong việc đàm phán về giá cả hoặc các yêu cầu về chất lượng hàng hóa, dịch vụ đầu vào. Doanh nghiệp có thương hiệu mạnh hơn cũng dễ dàng thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao. Do vậy, yếu tố thương hiệu, uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp có vai trị rất lớn trong khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH DOANH NGHIỆP

Cũng như bản thân doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chịu tác động của rất nhiều nhân tố khác nhau. Có thể chia các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp làm hai nhóm: các nhân tố bên trong doanh nghiệp và các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp. Các nhân tố bên ngoài là những nhân tố khơng thuộc quyền kiểm sóat trực tiếp của doanh nghiệp. Mặc dù doanh nghiệp có thể tác động đến sự thay đổi trong một số trường hợp (vận động hành lang và thay đổi chính sách…), về cơ bản doanh nghiệp phải nhận biết và điều chỉnh để thích ứng với sự thay đổi của các nhân tố bên ngoài. Các nhân tố bên trong là những nhân

tố mà doanh nghiệp có thể kiểm sóat được và có thể điều chỉnh nhằm thích ứng với sự thay đổi các nhân tố bên ngoài [22, p.16].

1.3.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Có nhiều nhân tố bên trong doanh nghiệp tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. WEF sử dụng các chỉ tiêu thuộc 5 nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp trong việc xác định năng lực cạnh tranh gồm: năng lực quản lý (triết lý kinh doanh, sự tin tưởng vào quản lý nghiệp vụ, sự hiện diện chuỗi giá trị), chất lượng nhân lực (mở rộng đào tạo nhân viên), năng lực marketing (định hướng khách hàng, đổi mới mẫu mã, tăng cường tiếp thị, mở rộng thị trường quốc tế, kiểm sốt hoạt động phân phối ở nước ngồi, mở rộng mạng lưới bán lẻ), khả năng đổi mới, năng lực nghiên cứu và phát triển (chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển) [36].

Theo cách tiếp cận truyền thống, các nhân tố bên trong của doanh nghiệp ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh gồm: năng lực tổ chức quản lý của doanh nghiệp, trình độ cơng nghệ, năng lực tài chính, trình độ tay nghề của người lao động…

Dưới đây là một số nhân tố chủ yếu tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:

1.3.1.1. Trình độ và năng lực tổ chức, quản lý doanh nghiệp

Năng lực tổ chức, quản lý doanh nghiệp được coi là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói chung cũng như năng lực cạnh tranh doanh nghiệp nói riêng. Trình độ tổ chức, quản lý doanh nghiệp được thể hiện ở các mặt sau:

Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý: Trình độ của đội ngũ này khơng chỉ đơn

thuần là trình độ học vấn mà cịn thể hiện những kiến thức rộng lớn và phức tạp thuộc rất nhiều lĩnh vực liên quan tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ pháp luật trong nước và quốc tế, thị trường, ngành hàng, … đến kiến thức về xã hội, nhân văn.

Trình độ tổ chức, quản lý doanh nghiệp: thể hiện ở việc sắp xếp, bố trí cơ cấu

tổ chức bộ máy quản lý và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận. Việc hình thành tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp theo hướng tinh, gọn, nhẹ và hiệu quả cao có ý nghĩa quan trọng khơng chỉ bảo đảm hiệu quả quản lý cao, ra quyết

định nhanh chóng, chính xác, mà cịn làm giảm tương đối chi phí quản lý của doanh nghiệp. Nhờ đó mà nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Trình độ, năng lực quản lý của doanh nghiệp còn thể hiện trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh, lập kế hoạch, điều hành tác nghiệp… Điều này có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn và do đó có tác động mạnh tới việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.3.1.2. Trình độ thiết bị, cơng nghệ

Thiết bị, công nghệ sản xuất là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Công nghệ phù hợp cho phép rút ngắn thời gian sản xuất, giảm mức tiêu hao năng lượng, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra lợi thế cạnh tranh đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Cơng nghệ cịn tác động đến tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, nâng cao trình độ cơ khí hóa, tự động hóa của doanh nghiệp.

1.3.1.3. Trình độ lao động trong doanh nghiệp

Trong doanh nghiệp, lao động vừa là yếu tố đầu vào vừa là lực lượng trực tiếp sử dụng phương tiện, thiết bị để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Lao động cịn là lực lượng tham gia tích cực vào q trình cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa q trình sản xuất và thậm chí góp sức vào những phát kiến và sáng chế… Do vậy, trình độ của lực lượng lao động tác động rất lớn đến chất lượng và độ tinh xảo của sản phẩm, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chi phí của doanh nghiệp. Đây là một yếu tố tác động trực tiếp tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Để nâng cao sức cạnh tranh, doanh nghiệp cần chú trọng bảo đảm cả chất lượng và số lượng lao động, nâng cao tay nghề của người lao động dưới nhiều hình thức, đầu tư kinh phí thỏa đáng, khuyến khích người lao động tham gia vào quá trình quản lý, sáng chế, cải tiến…

1.3.1.4. Năng lực tài chính của doanh nghiệp

Năng lực tài chính của doanh nghiệp được thể hiện ở quy mô vốn, khả năng huy động và sử dụng vốn có hiệu quả, năng lực quản lý tài chính… trong doanh

nghiệp. Trước hết, năng lực tài chính gắn với vốn – là một yếu tố sản xuất cơ bản và là một đầu vào của doanh nghiệp. Do đó, sử dụng vốn có hiệu quả, quay vịng vốn nhanh… có ý nghĩa rất lớn trong việc làm giảm chi phí vốn, giảm giá thành sản phẩm. Đồng thời, vốn cịn là tiền đề đối với các yếu tố sản xuất khác.

Việc huy động vốn kịp thời nhằm đáp ứng vật tư, nguyên liệu, thuê nhân công, mua sắm thiết bị, công nghệ, tổ chức hệ thống bán lẻ… Như vậy, năng lực tài chính phản ánh sức mạnh kinh tế của doanh nghiệp, là yêu cầu đầu tiên, bắt buộc phải có nếu muốn doanh nghiệp thành công trong kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Để nâng cao năng lực tài chính, doanh nghiệp phải củng cố và phát triển nguồn vốn, tăng vốn tự có, mở rộng vốn vay dưới nhiều hình thức. Đồng thời, điều quan trọng là doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, hoạt động kinh doanh có hiệu quả để tạo uy tín đối với khách hàng, với ngân hàng và những người cho vay vốn.

1.3.1.5. Năng lực marketing của doanh nghiệp

Năng lực marketing của doanh nghiệp là khả năng nắm bắt nhu cầu thị trường, khả năng thực hiện chiến lược 4P (Product, Place, Price, Promotion) trong hoạt động marketing. Khả năng marketing tác động trực tiếp tới sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, góp phần làm tăng doanh thu, tăng thị phần tiêu thụ sản phẩm, nâng cao vị thế của doanh nghiệp. Đây là nhóm nhân tố rất quan trọng tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Trong điều kiện kinh tế hàng hóa phát triển, văn minh tiêu dùng ngày càng cao, thì người tiêu dùng càng hướng tới tiêu dùng những hàng hóa có thương hiệu uy tín. Vì vậy, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một tất yếu đối với những doanh nghiệp muốn tồn tại trên thị trường.

Mặt khác, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều khâu như tiêu thụ, khuyến mãi, nghiên cứu thị trường… do đó dịch vụ bán hàng và sau bán hàng đóng vai trị quan trọng đến doanh số tiêu thụ - vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp.

1.3.1.6. Năng lực nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp

Năng lực nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp là yếu tố tổng hợp gồm nhiều yếu tố cấu thành như nhân lực nghiên cứu, thiết bị, tài chính cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), khả năng đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp. Năng lực nghiên cứu và phát triển có vai trị quan trọng trong cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã, nâng cao năng suất, hợp lý hóa sản xuất.

1.3.1.7. Yếu tố liên quan đến mức độ cạnh tranh lĩnh vực kinh doanh của doanhnghiệp, vị thế của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh nghiệp, vị thế của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh

Vị thế của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp cùng loại khẳng định mức độ cạnh tranh của nó trên thị trường. Doanh nghiệp nào lựa chọn lĩnh vực có mức độ cạnh tranh càng thấp thì càng thuận lợi, vì vậy, hiểu biết thị trường để quyết định kinh doanh ở lĩnh vực có mức độ cạnh tranh thấp là yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công và mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong môi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ có tác dụng thúc đẩy doanh nghiệp nhiều hơn là môi trường độc quyền.

Vị thế của doanh nghiệp được thể hiện qua thị phần sản phẩm so với sản phẩm cùng loại, uy tín thương hiệu sản phẩm đối với người tiêu dùng, sự hoàn hảo của các dịch vụ và được đo bằng thị phần của các sản phẩm dịch vụ đó trên thị trường.

Ngồi ra, một số yếu tố khác nhau như lợi thế về vị trí địa lý, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, quy mơ doanh nghiệp… có ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.3.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Các nhân tố bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB năng lực cạnh tranh của công ty viettel campuchia những bài học kinh nghiệm (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w