Tổng quan về thị trường viễn thông Campuchia

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB năng lực cạnh tranh của công ty viettel campuchia những bài học kinh nghiệm (Trang 53 - 55)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VIETTEL CAMPUCHIA

2.2.1.1 Tổng quan về thị trường viễn thông Campuchia

Campuchia là một nước nằm ở khu vực Đơng Nam Á, có diện tích 181 nghìn km2, đường biên giới trên bộ tiếp giáp với Thái Lan, Việt Nam và Lào và có đường biển dài trơng ra vịnh Thái Lan. Dân số Campuchia tính đến năm 2009 là 14,7 triệu người, số người trong độ tuổi lao động là 8,8 triệu. Độ tuổi bình quân của dân số là 23. Dân thành phố chiếm 20% tổng dân số cả nước [35]. Campuchia là nước nghèo và kém phát triển, năm 2010 GDP đạt 11,6 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt 835 USD [29]. Cơ sở hạ tầng viễn thông của Campuchia vốn rất kém phát triển lại bị phá hủy hầu như hoàn toàn dưới thời Khơ me đỏ. Trong khn khổ của chương trình trợ giúp Campuchia phục hồi sau chiến tranh, năm 1990 Liên Hợp Quốc đã tài trợ 21,5 triệu USD cho dự án tái lập lại mạng truyền dẫn quốc gia, bao gồm: 54 trạm vệ tinh mặt đất, (sử dụng vệ tinh PALAPA), 33 PABXs, 4000 đường điện thoại cố định, và hệ thống quản trị mạng [26, p 7-8]. Hệ thống đường điện thoại cố định được đầu tư xây dựng với sự hỗ trợ của nước ngoài chủ yếu chỉ đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ cho thủ đô Pnom Penh. Tỷ lệ thâm nhập là rất thấp và tốc độ tăng trưởng là khơng đáng kể. Tính tới năm 2008, tổng số thuê bao dịch vụ cố định chỉ đạt con số là 40.000. Tuy nhiên, năm 2009 và 2010 đã chứng kiến xu hướng đi lên khá mạnh của thị trường với số thuê bao đạt tương ứng là 54.200 và 60.000 (Bảng 2.1)

Trái với sự phát triển trì trệ của thị trường viễn thông cố định, việc thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thơng với cơng nghệ số hóa đã được triển khai với những bước phát triển nhảy vọt.

Bảng 2.1. Một số chỉ số chủ yếu của thị trƣờng viễn thông Campuchia (2008-2010)

Dịch vụ cố định

Tổng số thuê bao Tăng trưởng hàng năm Mức thâm nhập/dân số Mức penetration/hộ gia đình

Internet

Tổng số thuê bao Tăng trưởng hàng năm Mức thâm nhập/dân số Mức thâm nhập/hộ gia đình

Dịch vụ di động

Tổng số thuê bao Tăng trưởng hàng năm Mức thâm nhập/dân số

Nguồn: Budde Communication Pty Ltd (2009), p.1-2; Bill Thompson (2011), Cambodia & Laos Telecommunications Report Q2 2011, www.fastmr.com

Áp dụng công nghệ khơng dây (vơ tuyến) đã giúp Campuchia triển khai nhanh chóng mạng viễn thơng, thay thế mạng cố định bị tàn phá sau 20 năm chiến tranh. Được đưa vào khai thác cuối năm 1992, chỉ trong 1 năm, số thuê bao điện thoại di động đã vượt quá số thuê bao cố định. Sự tăng trưởng vượt trội của dịch vụ di động cùng với sự trì trệ của dịch vụ cố định trong suốt thời kỳ dài dẫn đến dịch vụ di động áp đảo hồn tồn thị trường viễn thơng Campuchia, chiếm hơn 99% dịch vụ điện thoại trong cả nước [26, p.5]. Đây cũng là phân đoạn thị trường có mức tăng trưởng cao nhất, với tốc độ tăng trưởng trung bình hơn 50%/năm. Tính đến cuối

năm 2010, số thuê bao điện thoại di động ước đạt tới con số 9.9 triệu, chiếm 67% trên tổng số 14,7 triệu dân (Bảng 2.1).

Bên cạnh sự phát triển nhảy vọt của các mạng di động, WLL (Wireless Local Loop-vịng vơ tuyến nội hạt) là sự lựa chọn tốt cho việc mở rộng tiếp cận viễn thông, giúp cung ứng nhanh một lượng giới hạn các dịch vụ cố định (limited number of fixed- line services) trong điều kiện kết cấu hạ tầng cố định còn yếu kém. Tuy nhiên, tiềm năng của công nghệ này vẫn chưa được Campuchia khai thác triệt để.

Sự phát triển của dịch vụ Internet ở Campuchia cũng bị “hiện tượng di động” làm cho lu mờ. Trong một thời gian khá dài tỷ lệ sử dụng Internet (internet take-up rate) ln duy trì ở mức hết sức thấp. Theo tiêu chí này, Campuchia được xếp vào một trong số các nước có mức thâm nhập Internet thấp nhất trong khu vực. Sự yếu kém của cơ sở hạ tầng cố định là một nguyên nhân chủ yếu cản trở việc triển khai dịch vụ Internet dial-up và ADSL. Thị trường Internet bắt đầu có sự thay đổi kể từ năm 2007 khi các dịch vụ không dây băng thông rộng bắt đầu xuất hiện. Giai đoạn này thị trường chứng kiến sự nổi lên của một loạt các nhà khai thác quan tâm tới hình thức băng thơng rộng đặc biệt là WiMAX. Đến đầu năm 2010, số lượng sử dụng dịch vụ Internet dựa trên sự gia tăng thâm nhập băng thông rộng đã tăng lên đáng kể. Số liệu trong bảng 2.1 cho thấy, năm 2010 tốc độ tăng trưởng số thuê bao Internet (ước tính) đạt mức kỷ lục là 514%. Tuy nhiên, mức thâm nhập chung của dịch vụ Internet vẫn còn rất thấp (1,19% trên tổng số dân).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB năng lực cạnh tranh của công ty viettel campuchia những bài học kinh nghiệm (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w