CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VIETTEL CAMPUCHIA
2.2.1.2. Các đối thủ cạnh tranh
a) Thị trường điện thoại cố định
Như đã đề cập ở trên, thị trường điện thoại cố định của Campuchia do hạn chế về kết cấu hạ tầng nên việc mở rộng tương đối khó khăn. Số thuê bao tăng chậm làm cho thị trường kém hấp dẫn không thu hút các nhà khai thác và cung ứng dịch vụ trong và ngoài nước tham gia. Bộ Bưu chính và Viễn thơng Campuchia (MPTC) là cơ quan nhà nước thực hiện quản lý nhà nước về bưu chính và viễn thơng. Telelcom Cambodia là nhà khai thác viễn thơng chính của đất nước hoạt động dưới quyền của MPTC. Công nghệ WLL được coi là thành tố quan trọng trong chiến
lược của Campuchia nhằm triển khai mạng cố định quốc gia. Trong thập kỷ cuối thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, MPTC đã rất nỗ lực trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào khu vực WLL. Tuy nhiên, bất chấp mọi nỗ lực, chiến lược WLL đã không mang lại kết quả mong đợi. Camshin (Cambodia Shinawatra Co Ltd) là công ty 100% vốn của Thái Lan được thành lập năm 1992 sử dụng công nghệ WLL nhằm triển khai nhanh các dịch vụ viễn thông cơ bản. Camshin đã thành lập liên doanh với MPTC để cung cấp dịch vụ WLL. Cho đến cuối năm 2000, liên doanh này cũng chỉ cung cấp được 7000 dịch vụ WLL, 90% trong số đó là tại Phnom Penh. Camintel là công ty thứ hai cung cấp dịch vụ WLL với số dịch vụ cung ứng đạt 1000 và tất cả đều thuộc khu vực thủ đô. Tại thị trường không nhiều đối thủ cạnh tranh này, Viettel, chỉ sau hơn 1 năm chính thức đi vào khai thác với việc ứng dụng công nghệ WLL đã chiếm tới 80% thị phần điện thoại cố định của Campuchia [52].
b) Thị trường điện thoại di động
Trái ngược với thị trường điện thoại cố định, mức độ cạnh tranh trên thị trường di động của Campuchia là cực kỳ gay gắt. Với mức thâm nhập 28% năm 2008, thị trường viễn thông di động Campuchia là mảnh đất đầy hứa hẹn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Trong 5 năm cuối thập kỷ 2000, thị trường này đã thu hút nhiều nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới thực hiện các khoản đầu tư mới, tạo nên sự phát triển hết sức sôi động tại phân khúc thị trường vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng của Campuchia. Diễn biến của quá trình phù hợp với chủ trương của nhà nước Campuchia. Theo tuyên bố của phát ngôn viên của thủ tướng Hun Sen, Eang Sophalleth, Campuchia mở rộng cửa chào đón và ủng hộ các nhà đầu tư nước ngồi đầu tư vào lĩnh vực viễn thơng vì sự đóng góp quan trọng của nó cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Ơng cũng nhấn mạnh, chính sách thị trường tự do sẽ đem lại lợi ích cho dân chúng và thu hút thêm nhiều nhà đầu tư nước ngồi, dịch vụ viễn thơng của Campuchia sẽ được hoàn thiện trong khi giá cả sẽ giảm xuống [47] .
Với chủ trương trên của chính phủ, tính đến đầu năm 2011 Campuchia cấp 11 giấy phép kinh doanh mạng cho các nhà đầu tư nước ngồi, trong đó 9 mạng đã đi vào khai thác (kể cả Viettel). Dưới đây luận văn sẽ giới thiệu tổng quan các đối thủ cạnh tranh của Viettel trên thị trường di động. Số liệu về các công ty đối thủ cạnh tranh bao gồm 5 công ty đã hoạt động trên thị trường viễn thông Campuchia trước Viettel và 3 công ty cùng gia nhập thị trường với Viettel năm 2009.
1/. Cambodia GSM (Mobitel)
Hoạt động dưới nhãn hiệu Mobitel, CamGSM Limited là công ty liên doanh giữa công ty Milicom International Cellular SA của Lúc Xem Bua (sở hữu 58,4%) và Tập đoàn Hoàng gia (sở hữu 41,6%). Tập đoàn Hoàng Gia là một conglomerat kinh doanh đa dạng và năng động nhất Campuchia. Chủ tịch và giám đốc điều hành là Neak Oknha Kith Meng, thư ký của Thủ tướng Hun Sen. Được thành lập với tư cách một công ty cổ phần đầu tư chiến lược, Tập đồn Hồng gia đã nhanh chóng mở rộng kinh doanh sang rất nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm: viễn thông, truyền thông, ngân hàng, bảo hiểm, khu nghỉ mát ở bờ biển, giáo dục, bất động sản, thương mại và nông nghiệp…
CamGSM đã khởi động mạng GSM 900 đầu tiên của Campuchia vào năm 1997, trở thành nhà cung cấp dịch vụ di động lớn nhất nước và duy trì vị trí dẫn đầu cho đến năm 2009 với thị phần đạt trên 70%. Đến cuối năm 2000, Mobitel đã tiến hành mở rộng mức độ bao phủ mạng đến tất cả các tỉnh của Campuchia, tuy nhiên thực tế mới chỉ phủ được 70%. Để tăng công suất và dịch vụ mạng, đầu những năm 2000 Mobitel đã đầu tư hơn 90 triệu USD. Năm 2007, Mobitel đã ký hợp đồng trị giá 150 triệu USD với Alcatel-Lucent, theo đó Alcatel cung cấp hạ tầng hỗ trợ cho việc mở rộng dịch vụ di động 3G ra vùng nông thôn nhằm phục vụ cho 3 triệu th bao ước tính sẽ đạt được trong vịng 4 năm. (Mobitel đã thường xuyên phải đối đầu với việc theo kịp nhu cầu mà luôn vượt quá công suất phục vụ) [26, p.16-17]. Tháng 8 năm 2009, Milicom đã bán toàn bộ hoạt động kinh doanh (trong đó bao gồm cổ phần khống chế tại Mobitel) với giá 346 triệu USD choTập đoàn Hồng Gia và Mobitel trở thành cơng ty viễn thơng 100% vốn địa phương [48].
2./ Camshin (Cambodia Shinawatra Co Ltd). Hoạt động dưới nhãn hiệu Mfone từ năm 2007.
Camshin là công ty con do công ty Thái Lan – Shin Corporation Public Company Ltd đầu tư 100% vốn. Sau 5 năm kể từ khi thành lập (năm 1992), năm 1997 Camshin đã được kéo dài thời hạn kinh doanh tại Campuchia từ 15 năm thành 35 năm và được phép đưa dịch vụ GSM 1800 vào khai thác. Năm 1998, Camshin ký hợp đồng với Siemens AG về thiết lập mạng, cung cấp hệ thống chuyển mạch, các nhà trạm, hệ thống kiểm tra và quản trị dự án. Đến cuối năm 1999 công ty đã chiếm được thị phần đáng kể của thị trường viễn thơng phát triển hết sức nhanh chóng của Campuchia với 12.000 khách hàng. Con số này tăng lên là 18.000 vào năm 2000. Với tốc độ tăng trưởng thuê bao khá khiêm tốn trong những năm sau đó, mặc dù là cơng ty cung cấp dịch vụ di động lớn thứ hai ở Campuchia với thị phần đạt 19% năm 2006, Camshin đã không tạo ra mối đe dọa đáng kể đối với vị trí dẫn đầu của Mobitel [26, p.18].
3./TMIC Cambodia Samart Communications (Casacom). Hoạt động dưới nhãn hiệu Helo (Axiata)
Casacom là công ty liên doanh giữa Thailand’s Samart Corporation Plc và Telekom Malaysia. Công ty khai thác mạng NTM 900 từ năm 1992 và khởi động hệ thống GSM 900 vào tháng 4 năm 1999. Chỉ sau 6 tháng, dịch vụ GSM đã thu hút được hơn 4.000 khách hàng. Năm 2001, số thuê bao đạt 50.000 với tốc độ tăng trưởng là 30%.
Cuối năm 2006, Telekom Malaysia đã đạt được thỏa thuận mua lại của Samart’s 49% cổ phần trong Casacom, đưa Casacom trở thành công ty con 100% vốn của Telekom Malaysia. Công ty đổi tên thành Telekom Malaysia International (Cambodia) viết tắt là TMIC. Năm 2007 TMIC đã đầu tư 25 triệu USD để nâng cấp công suất mạng và triển khai 100 BTS mới. Kết cấu hạ tầng bổ sung giúp cải thiện mức bao phủ thủ đô Phnom Penh và các tỉnh, các vùng nông thôn. Năm 2007 số thuê bao của Casacom chiếm 14% thị phần, đưa công ty giữ vững vị trí nhà kinh doanh viễn thơng lớn thứ ba trên thị trường [26, p.19].
4./ AZ Communications
AZ Communications được MPTC cấp giấy phép khai thác dịch vụ viễn thông dựa trên CDMA2000 platfom tháng 8 năm 2005. Công ty đã lên kế hoạch vay 30triệu USD của Trung Quốc để tài trợ cho dự án và Công ty Công nghệ Huawei của Trung Quốc sẽ cung câp thiết bị. Tuy nhiên, cho đến nay dự án vẫn chưa được triển khai.
5. / Applifone Co Ltd. Hoạt động dưới nhãn hiệu Star Cell
Công ty thành lập vào năm 2006 và khởi động khai thác thương mại dịch vụ di động GSM 1800MHz vào tháng 10 năm 2007. Tháng 10 năm 2008, Applifone trở thành cơng ty con 100% vốn của tập đồn viễn thông Na Uy TeliaSonera. lApplifone chiếm thị phần 3% và là nhà kinh doanh dịch vụ di động lớn thứ tư ở Campuchia. Đến tháng 1 năm 2011, Applifone Co Ltd được mua lại bởi Latelz., Co 6./ CadComs. Hoạt động dưới nhãn hiệu QB (cube)
Cambodia Advance Communications (CadComs) là nhà kinh doanh dịch vụ di động lớn thứ năm ở Campuchia. Năm 2008 CadComs đưa vào khai thác dịch vụ 3G dưới nhãn hiệu QB.
7./ GT-Tell. Hoạt động dưới nhãn hiệu Excell
GT-Tell là nhà khai thác đầu tiên tại Campuchia đưa mạng CDMA vào kinh doanh thương mại tháng 7 năm 2008. Theo Bloomberg Businessweek, số thuê bao của GT-Tell năm 2009 đạt 40.000 [41].
8. Latelz Co Ltd . Hoạt động dưới nhãn hiệu Smart Mobile
Smart Mobile sở hữu bởi Latelz Co Ltd – công ty con của Timeturns Holdings, thuộc quyền kiểm sóat của các nhà đầu tư Nga. Smart Mobile là nhà khai thác di động thứ 8 ở Campuchia, cung cấp dịch vụ GSM 1800 từ tháng 3 năm 2009.
9. VimpelCom. Hoạt động dưới nhãn hiệu Beeline
VimpelCom, công ty di động của Nga là nhà khai thác di động thứ 9 ở Campuchia. Cơng ty chính thức cung cấp dịch vụ di động GSM 900/1800 ra thị trường dưới nhãn hiệu Beeline từ tháng 5 năm 2009 với tầm bao phủ ban đầu là 11
tỉnh và 37% dân số. VimpelCom tiến hành kinh doanh tại Campuchia thông qua công ty con Sotelco.
Do mức độ cạnh tranh khắc nghiệt trên thị trường di động Campuchia trong 2 năm cuối của thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI, Smart Mobile và Star-Cell tuyên bố hợp nhất vào tháng 12 năm 2010 và tiến hành khai thác dịch vụ dưới nhãn hiệu chung Smart Mobile kể từ quý 2 năm 2011 [54].
c. Thị trường Internet
Khi giới thiệu lần đầu tiên ra thị trường, dịch vụ Internet được cung cấp bởi hai công ty Camnet và Telstra hoạt động theo giấy phép do MPTC cấp. Camnet là công ty do MPTC sở hữu 100% vốn, thành lập với sự trợ giúp về tài chính từ Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế (IDRC) của Canađa năm 1996. Hoạt động của Camnet chỉ dừng ở mức cung cấp dịch vụ email. Do vậy, Internet BigPond được Telstra (Công ty 100% vốn của Australia) triển khai vào tháng 7 năm 1997 là dịch vụ đầu tiên tại Campuchia cung cấp sự truy cập Internet đầy đủ cho công chúng. Telstra được MPTC cấp giấy phép đảm bảo khai thác độc quyền ISP trong 5 năm. Đổi lại, Telstra cam kết chia 30% doanh thu cho MPTC. Hiệp định giữa MPTC và Telstra hết hiệu lực vào năm 2002, cho phép mở cửa thị trường Internet của Campuchia. Cogetel, công ty Campuchia đã mua lại Telstra BigPond và trở thành ISP cung cấp các sản phẩm khá đa dạng cho khách hàng: dịch vụ DSL, băng thông rộng, WiFi… Năm 2007 trên tồn Campuchia có 10 ISP cung cấp truy cập Internet đầy đủ [26, p.12].