CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
2.3.2. Các nhân tố thuộc mơi trường vi mơ (sử dụng mơ hình 5 lực lượng cạnh tranh của
2.3.2.2. Quyền lực mặc cả từ khách hàng
Đầu ra của thị trường viễn thông chủ yếu là khách hàng tổ chức và cá nhân đơn lẻ. Đối với ngành viễn thông, quyền lực đàm phán giá cả của khách hàng là hầu như khơng có, nhưng khách hàng lại có thể tự do lựa chọn các sản phẩm, dịch vụ của nhiều nhà cung cấp trên thị trường với mức độ thỏa dụng là khá tương đồng. Chi phí dể khách hàng chuyển đổi từ sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác là gần như không đáng kể. Dịch vụ viễn thông cũng là một dịch vụ có độ nhạy cảm về giá rất cao, người tiêu dùng Campuchia lại khá thực dụng, thấy rẻ là dùng, dó đó, cuộc cạnh tranh trên thị trường viễn thơng có nhiều nhà cung cấp dịch vụ như ở Campuchia là rất khốc liệt. Để chiến thắng trong cuộc chiến tranh giành khách hàng, Viettel đã đưa ra các chiến lược như xã hội hóa bán hàng để xâm nhập vào thị trường nông thôn, vùng sâu vùng xa mà các đối thủ khác khó với tới, tạo ra các gói cước linh hoạt cho người dân có thể dễ dàng lựa chọn hình thức sử dụng cho phù hợp với nhu cầu của mình và đặc biệt là tạo nên sự khác biệt so với các đối thủ khác ở khả năng phủ sóng rộng trên khắp đất nước Campuchia và những khu vực mà đối thủ khác khơng phủ sóng được như khu vực đền Angkor Wat. Những chiến lược tạo nên sự khác biệt đã củng cố và nâng cao năng lực cạnh tranh của Viettel Campuchia, giúp cho doanh nghiệp này không chỉ giữ được các khách hàng hiện tại mà còn giành được khách hàng từ các đối thủ cạnh tranh của mình.