EM BÉ THỨ NHẤT: Mình sẽ dùng nó vào việc

Một phần của tài liệu giáo án 4 tuan 5 - 8 (Thời) (Trang 117 - 122)

Mình sẽ dùng nó vào việc sáng chế trên trái đất.

Cách 1: Tin-tin và Mi-tin đến thăm công xưởng xanh. Thấy một em

bé manh một cổ máy có đôi cánh xanh, Tin-tin ngạc nhiên hỏi em bé đang làm gì với đôi cánh ấy. Em bé nói mình dùng đôi cánh đó vào việc sáng chế trên trái đất.

Cách 2: Hai bạn nhỏ rủ nhau đến thăm công xửơng xanh. Nhìn thấy

một em bé mang một chiếc máy có đôi cánh xanh Tin-tin ngạc nhiên hỏi:

-Cậu đng làm gì với đôi cánh xanh ấy? Em bé nói:

- Mình dùng đôi cánh đó vào việc sáng chế trên trái đất.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Ổn định :

- Yêu cầu HS giữ trật tự để chuẩn bị học bài. 2. Kiểm tra bài cũ :

- Gọi HS lên bảng kể một câu chuyện mà em thích nhất.

- Gọi HS nhận xét xem câu chuyện bạn kể đã đúng trình tự thời gian chưa? Lời kể của bạn như thế nào? - Nhận xét và cho điểm từng HS .

3. Bài mới:

3.1. Giới thiệu bài:

- Tiết học hôm nay, ngoài việc củng cố cách phát triển đoạn văn theo trình tự thời gian, các em sẽ biết được cách phát triển đoạn văn theo trình tự không gian.

- Hỏi” “Em hiểu không gian nghĩa là gì?” - Ghi tựa lên bảnai2

3.2. Hướng dẫn HS làm bài:

Bài 1 : Hoạt động nhóm đôi.

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Hỏi : + Câu chuyện trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp hay lời kể?

- Gọi 1 HS giỏi kể mẫu lời thoại giữa Tin-tin và em

- Cả lớp lắng nghe thực hiện. - 3 HS lên bảng kể chuyện. - HS nhận xét bạn kể.

- Lắng nghe.

- HS nêu.

- Nhắc lại tựa bài

- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK. + HS nêu.

bé thứ nhất.

- Treo bảng phụ ghi một mẫu chuyển thể. - Cho HS thảo luận theo cặp.

- Gọi HS thi kể. - Nhận xét, cho điểm.

giữa Tin – tin và em bé thứ nhất từ ngôn ngữ kịch sang lời kể.

- Tứng cặp đọc trích đoạn Ở Vương quốc tương lai, quan sát tranh minh hoạ, suy nghĩ, tập kể lại theo trình tự thời gian.

- 3 nhóm HS thi kể. Bài 2: Hoạt động nhóm đôi

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của bài.

+ Trong bài tập 1 các em đã kể câu chuyện theo trình tự thời gian: Việc xảy ra trước kể trước, việc xảy ra sau kể sau. Còn bài tập 2 yêu cầu các em kể câu chuyện theo một cách khác.

- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi.

- Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm.GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.

- Tổ chức cho HS thi kể.

- Gọi HS nhận xét nội dung truyện kể đã theo đúng trình tự không gian chưa? Bạn kể đã hấp dẫn, sáng tạo chưa?

- Nhận xét cho điểm HS . Bài 3: Hoạt động cả lớp. - Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- Treo bảng phu ghi sẵn bảng so sánh hai cách mở đầu đoạn 1, 2.

- Yêu cầu HS đọc, trao đổi và trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

* Về trình tự sắp xép các sự việc: Có thể kể đoạn đoạn Trong công xưởng xanh trước đoạn Trong khu

vườn kì diệu hoặc ngược lại: Kể đoạn Trong khu vườn kì diệu trước đoạn Trong công xưởng xanh.

* Từ ngữ nối đoạn 1 với đoạn 2 cũng thay đổi theo.

- 1 HS đọc thành tiếng.

- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận, suy nghĩ, tập kể lại câu chuyện theo theo trình tự không gian.

- Nhận xét, bổ sung cho nhau. - 3 đến 5 HS tham gia thi kể.

- Nhận xét về câu chuyện và lời bạn kể.

- 1 HS đọc thành tiếng.

- Nhìn bảng so sánh , trao đổi và phát biểu ý kiến.

- HS khác nhận xét bổ sung.

Kể theo trình tự thời gian Kể theo trình tự không gian

- Mở đầu đoạn 1: Trước hết hai bạn rủ nhau đến thăm công xưởng xanh.

- Mở đầu đoạn 2: Rời công xưởng xanh, Tin-tin và Mi-tin đến khu vườn kì diệu.

- Mở đầu đoạn 1: Mi - tin đến khu vườn kì diệu.

- Mở đầu đoạn 2: Trong khi Mi-tin đang ở khu vườn kì diệu thì Tin-tin đến công xưởng xanh.

4. Củng cố, dặn dò:

- Hỏi: +Có những cách nào để phát triển câu chuyện.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà viết lại màn 1 hoặc màn 2 theo 2 cách vừa học.

- Chuẩn bị bài: Luyện tập phát triển câu chuyện

- Lắng nghe, ghi nhớ về nhà thực hiện.

---

TIẾT 2: TOÁN

GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸTI. Mục tiêu : I. Mục tiêu :

- Nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt (bằng trực giác hoặc sử dụng êke)

II. Đồ dùng dạy học :

- Thước thẳng, ê ke (dùng cho GV và cho HS)

III. Hoạt động dạy học :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Ổn định: 2. KTBC:

- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập 4 của tiết 39, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.

- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.

3. Bài mới : a) Giới thiệu bài:

- GV hỏi: Chúng ta đã được học góc gì ?

- Trong giờ học này chúng ta sẽ làm quen với góc nhọn, góc tù, góc bẹt.

b) Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt : * Giới thiệu góc nhọn

- GV vẽ lên bảng góc nhọn AOB như phần bài học SGK.

- Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc này.

- GV giới thiệu: Góc này là góc nhọn.

- GV: Hãy dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc nhọn AOB và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông.

- 2 HS lên bảng làm bài (theo 2 cách), HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.

Bài giải:

Số sản phẩm của phân xưởng thứ nhất làm được:

(1200 – 120) : 2 = 540 (sản phẩm) Số sản phẩm của phân xưởng thứ hai làm được:

540 + 120 = 660 (sản phẩm)

Đáp số: Phân xưởng I: 540 sản phẩm Phân xưởng II: 660 sản phẩm

- Góc vuông. - HS nghe.

- HS quan sát hình vẽ.

- Góc AOB có đỉnh O, hai cạnh OA và OB. - HS nêu: Góc nhọn AOB.

- 1 HS lên bảng kiểm tra, cả lớp theo dõi, sau đó kiểm tra góc AOB trong SGK: Góc nhọn AOB bé hơn góc vuông.

- GV nêu: Góc nhọn bé hơn góc vuông.

- GV có thể yêu cầu HS vẽ 1 góc nhọn (Lưu ý HS sử dụng ê ke để vẽ góc nhỏ hơn góc vuông). * Giới thiệu góc tù

- GV vẽ lên bảng góc tù MON như SGK.

- Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc. - GV giới thiệu: Góc này là góc tù.

- GV: Hãy dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc tù MON và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông.

- GV nêu: Góc tù lớn hơn góc vuông.

- GV có thể yêu cầu HS vẽ 1 góc tù (Lưu ý HS sử dụng ê ke để vẽ góc lớn hơn góc vuông)

* Giới thiệu góc bẹt

- GV vẽ lên bảng góc bẹt COD như SGK.

- Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc. - GV vừa vẽ hình vừa nêu: Cô tăng dần độ lớn của góc COD, đến khi hai cạnh OC và OD của góc COD “thẳng hàng” (cùng nằm trên một đường thẳng) với nhau. Lúc đó góc COD được gọi là góc bẹt.

- GV hỏi: Các điểm C, O, D của góc bẹt COD như thế nào với nhau ?

- GV yêu cầu HS sử dụng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc bẹt so với góc vuông.

- GV yêu cầu HS vẽ và gọi tên 1 góc bẹt.

c) Luyện tập, thực hành : Bài 1:

- GV yêu cầu HS quan sát các góc trong SGK và đọc tên các góc, nêu rõ góc đó là góc nhọn, góc vuông, góc tù hay góc bẹt.

Bài 2:

- GV hướng dẫn HS dùng ê ke để kiểm tra các góc của từng hình tam giác trong bài.

- GV nhận xét, có thể yêu cầu HS nêu tên từng góc trong mỗi hình tam giác và nói rõ đó là góc nhọn, góc vuông hay góc tù ?

- 1 HS vẽ trên bảng, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp.

- HS quan sát hình vẽ.

- HS: Góc MON có đỉnh O và hai cạnh OM và ON.

- HS nêu: Góc tù MON.

- 1HS lên bảng kiểm tra. Góc tù lớn hơn góc vuông.

- 1 HS vẽ trên bảng, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp.

- HS quan sát hình.

- Góc COD có đỉnh O, cạnh OC và OD. - HS quan sát, theo dõi thao tác của GV.

- Thẳng hàng với nhau.

- Góc bẹt bằng hai góc vuông.

- 1 HS vẽ trên bảng, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp. - HS trả lời trước lớp: + Các góc nhọn là: MAN,UDV. + Các góc vuông là: ICK. + Các góc tù là: PBQ, GOH. + Các góc bẹt là: XEY.

- Hs tự vẽ mỗi em 1 góc rồi đặt tên cho, trao đổi kiểm tra với nhau, đọc trước lớp.

- Hs thảo luận nhóm 4

- HS dùng ê ke kiểm tra góc và báo cáo kết quả:

+ Hình tam giác ABC có ba góc nhọn. + Hình tam giác DEG có một góc vuông. + Hình tam giác MNP có một góc tù. - HS trả lời theo yêu cầu.

4. Củng cố, dặn dò:

- GV tổng kết giờ học, dặn HS làm lại bài 2 vào vở và chuẩn bị bài sau.

---

TIẾT 3: ĐỊA LÍ

BÀI: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊNI. MỤC TIÊU: I. MỤC TIÊU:

- Nêu được một sồ hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên: + Trồng cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, hồ tiêu, chè,…) trên đất ba dan. + Chăn nuôi trâu,bò trên đồng cỏ.

- Dựa vào các bảng số liệu biết loại cây công nghiệp và vật nuôi được nuôi, trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên.

- Quan sát hình, nhận xét về rừng trồng cà phê Buôn Ma Thuột

II. CHUẨN BỊ:

- SGK.Bản đồ tự nhiên Việt Nam.

- Tranh ảnh về vùng trồng cây cà phê, một số sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

TIẾT 1

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Một số dân tộc ở Tây Nguyên

- Hãy kể tên một số dân tộc đã sống lâu đời ở Tây Nguyên? Họ có đặc điểm gì về trang phục và sinh hoạt?

- Mô tả nhà rông? Nhà rông được dùng để làm gì? - GV nhận xét, ghi điểm

3. Bài mới:

3.1. Giới thiệu bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên

3.2. Các hoạt động:

Hoạt động1: Hoạt động nhóm

- Ở Tây Nguyên trồng những loại cây công nghiệp lâu năm nào?

- Cây công nghiệp nào được trồng nhiều nhất ở đây? - Tại sao ở Tây Nguyên lại thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp?

- Đất ba-dan được hình thành như thế nào?

- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày. - GV giải thích thêm cho HS biết về sự hình thành đất đỏ ba-dan: Xưa kia nơi này đã từng có núi lửa hoạt động. Đó là hiện tượng đá bị nóng chảy, từ lòng đất

- Hát - HS trả lời

- HS nêu lại tựa bài

- HS trong nhóm thảo luận theo câu hỏi gợi ý

- Quan sát lược đồ hình 1 - Quan sát bảng số liệu - Đọc mục 1, SGK

- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp

phun trào ra ngoài. Sau khi những núi lửa này ngừng hoạt động, các lớp đá nóng chảy nguội dần, đông đặc lại. …….

Hoạt động 2: Hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu HS quan sát tranh ảnh vùng trồng cây cà phê ở Buôn Ma Thuột.

- GV yêu cầu HS chỉ vị trí của Buôn Ma Thuột trên bản đồ tự nhiên Việt Nam

- GV giới thiệu cho HS xem một số tranh ảnh về sản phẩm cà phê của Buôn Ma Thuột (cà phê hạt, cà phê bột…)

- Hiện nay, khó khăn lớn nhất trong việc trồng cây cà phê ở Tây Nguyên là gì?

- Người dân ở Tây Nguyên đã làm gì để khắc phục tình trạng khó khăn này?

Hoạt động 3: Làm việc cá nhân

- Hãy kể tên các vật nuôi ở Tây Nguyên?

- Con vật nào được nuôi nhiều nhất ở Tây Nguyên? - Tại sao ở Tây Nguyên lại thuận lợi để phát triển chăn nuôi gia súc có sừng?

- Ở Tây Nguyên voi được nuôi để làm gì?

- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày. 4. Củng cố, dặn dò:

- GV yêu cầu HS trình bày lại hoạt động sản xuất (trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc có sừng) - Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (tiết 2)

- HS quan sát tranh ảnh vùng trồng cây cà phê ở Buôn Ma Thuột.

- HS lên bảng chỉ vị trí của Buôn Ma Thuột trên bản đồ tự nhiên Việt Nam - HS xem tranh ảnh

- Tình trạng thiếu nước vào mùa khô.

- HS dựa vào hình 1, bảng số liệu, mục 2 để trả lời các câu hỏi

- Vài HS trả lời - HS trình bày --- TIẾT 4: KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. Mục tiêu:

- Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một ước mơ đẹp hoặc ước mơ viển vông, phi lí.

- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện..

Một phần của tài liệu giáo án 4 tuan 5 - 8 (Thời) (Trang 117 - 122)