III. Các hoạt đông dạy và học:
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN I MỤC TIÊU:
I. MỤC TIÊU:
- Dựa vào 6 tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu và lời dẫn giải dưới tranh để kể lại được cốt truyện (BT1).
- Biết phát triển ý nêu dưới 2, 3 tranh để tạo tàhnh 2, 3 đoạn văn kể chuyện (BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ cho truyện trang 46/SGK (phóng to từng tranh nếu có điều kiện). - Bảng lớp kẻ sẵn các cột:
Đoạn Hành động của nhân vật Lời nói của nhân vật Ngoại hình nhân vật Vàng, bạc, sắtLưỡi rìu
………… ………… ………… ………… …………
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS giữ trật tự để chuẩn bị học bài. 2. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ tiết trước (trang 54). - Gọi 2 HS kể lại phần thân đoạn.
- Gọi 1HS kể lại toàn truyện Hai mẹ con và bà tiên. - Nhận xét và cho điểm HS .
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện. - GV ghi tựa lên bảng.
3.2. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1:
-Yêu cầu HS đọc đề.
- Dán 6 tranh minh hoạ theo đúng thứ tự như SGK lên bảng. Yêu cầu HS quan sát, đọc thầm phần lời dưới mỗi bức tranh và trả lời câu hỏi:
+ Truyện có những nhân vật nào? + Câu chuyện kể lại chuyện gì? + Truyện có ý nghĩa gì?
- Câu chuyện kể lại việc chàng trai được tiên ông thử thách tính thật thà, trung thực qua những lưỡi rìu. - Yêu cầu HS đọc lời gợi ý dưới mỗi bức tranh.
- Yêu cầu HS dựa vào tranh minh hoạ, kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu.
- GV chữa cho từng HS, nhắc HS nói ngắn gọn, đủ nội dung chính.
- Nhận xét, tuyên dương những HS nhớ cốt truyện và lời kể có sáng tạo.
Bài 2: Hoạt động lớp, nhóm, cá nhân. - Gọi HS đọc yêu cầu.
- Để phát triển ý thành một đoạn văn kể chuyện, các em cần quan sát kĩ tranh minh hoạ, hình dung mỗi nhân vật trong tranh đang làm gì, nói gì, ngoại hình nhân vật như thế nào, chiếc rìu trong tranh là rìu sắt, rìu vàng hay rìu bạc. Từ đó tìm những từ ngữ để miêu tả cho thích hợp và hấp dẫn người nghe.
- GV làm mẫu tranh 1.
- Yêu cầu HS quan sát tranh, đọc thầm ý dưới bức tranh và trả lời câu hỏi. GV ghi nhanh câu trả lời lên bảng.
+ Anh chàng tiều phu làm gì? + Khi đó chành trai nói gì?
+ Hình dáng của chàng tiều phu như thế nào?
- Cả lớp thực hiện. - 1 HS đọc
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Lắng nghe.
- HS nhắc lại tựa bài.
-1 HS đọc thành tiếng.
- Quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm phần lời. Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi. - HS trả lời.
- Lắng nghe.
- 6 HS tiếp nối nhau đọc, mỗi HS đọc một bức tranh.
- 3 đến 5 HS kể cốt truyện. - Lắng nghe.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu thành tiếng.
- Lắng nghe.
+ Lưỡi rìu của chàng trai như thế nào?
- Gọi HS xây dựng đoạn 1 của chuyện dựa vào các câu trả lời.
- Gọi HS nhận xét.
- Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm với 5 tranh còn lại. Chia lớp thành 10 nhóm, 2 nhóm cùng 1 nội dung.
- Gọi 2 nhóm có cùng nội dung đọc phần câu hỏi của mình. GV nhận xét, ghi những ý chính lên bảng lớp. - Tổ chức cho HS thi kể từng đoạn.
GV có thể tổ chức cho nhiều lượt HS thi kể tuỳ thuộc vào thời gian.
- Nhận xét sau mỗi lượt HS kể. - Tổ chức cho HS thi kể toàn chuyện. - Nhận xét, cho điểm HS .
4. Củng cố- Dặn dò:
- Hỏi: câu chuyện nói lên điều gì? - Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại nội dung câu chuyện vào vở và chuẩn bị bài: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
- 2 HS kể đoạn 1.
- Nhận xét lời kể của bạn.
- Hoạt động trong nhóm: 1 HS hỏi câu hỏi cho các thành viên trong nhóm trả lời, thư kí ghi câu trả lời vào giấy. Sau đó trong nhóm cùng xây dựng đoạn văn theo yêu cầu được giao.
- Đọc phần trả lời câu hỏi.
- Mỗi nhóm cử 1 HS thi kể một đoạn.
- 2 đến 3 HS kể toàn chuyện. - 1 HS nêu. - HS lắng nghe về nhà thực hiện. --- TIẾT 2: TOÁN PHÉP TRỪ I. Mục tiêu :
- Biết đặt tính và biết thực hiện phép trừ các số có đến sáu chữ số không nhờ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp.
II. Đồ dùng dạy học :
- Vẽ sẵn sơ đồ bài 3 trên bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Ổn định: 2. KTBC:
- GV gọi 4 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập 2b,4 của tiết 29, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới :
- 2 em thực hiện bài 2b.
- 2 HS lên bảng thực hiện bài 4.
a) x – 363 = 975 b) 207 + x = 815 x = 975 + 363 x = 815 – 207 x = 1338 x = 608
a) Giới thiệu bài: - Ghi tựa: Phép trừ.
b) Củng cố kĩ năng làm tính trừ:
- GV viết lên bảng hai phép tính trừ 865279 – 450237 và 647253 – 285749, sau đó yêu cầu HS đặt tính rồi tính.
- GV yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm của hai bạn trên bảng cả về cách đặt tính và kết quả tính. - GV hỏi HS vừa lên bảng: Em hãy nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình?
- GV nhận xét sau đó yêu cầu HS khác trả lời câu hỏi: Vậy khi thực hiện phép trừ các số tự nhiên ta đặt tính như thế nào ? Thực hiện phép tính theo thứ tự nào ?
c)Hướng dẫn luyện tập :
Bài 1:
- GV yêu cầu HS tự đặt tính và thực hiện phép tính, sau đó chữa bài. Khi chữa bài; GV yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính của một số phép tính trong bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 (dòng 1)
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào bảng con, sau đó gọi 1 HS đọc kết quả làm bài trước lớp.
- GV theo dõi, giúp đỡ những HS kém trong lớp
Bài 3:
- GV gọi 1 HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK và nêu cách tìm quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến Thành phố Hồ Chí Minh.
- GV yêu cầu HS làm bài.
4. Củng cố - Dặn dò:
- GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập 2b và chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào nháp.
- HS kiểm tra bài bạn và nêu nhận xét.
- HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính: 647 253 – 285 749 (như SGK).
- Ta thực hiện đặt tính sao cho các hàng đơn vị thẳng cột với nhau. Thực hiện phép tính theo thứ tự từ phải sang trái.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. HS nêu cách đặt tính va thực hiện phép tính: 613 204 251 783 846 987 − 147 592 937 246 084 839 −
- Làm bài và kiểm tra bài của bạn. - 2 em lên bảng thực hiện 145 39 455 9 600 48 − 243 51 859 13 102 65 − - HS đọc.
- HS nêu: Quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến Thành phố Hồ Chí Minh là hiệu quãng đường xe lửa từ Hà Nội đến Thành Phố Hồ Chí Minh và quãng đường xe lửa từ Hà Nội đến Nha Trang.
Bài giải
Quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến TP. Hồ Chí Minh dài:
1 730 – 1 315 = 415 (km) Đáp số: 415 km - HS cả lớp.
---