LUYỆN TẬP VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM I/ MỤC TIÊU.

Một phần của tài liệu giáo án 4 tuan 5 - 8 (Thời) (Trang 78 - 82)

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

LUYỆN TẬP VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM I/ MỤC TIÊU.

I/ MỤC TIÊU.

Vận dụng được những hiểu biết về qui tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam để viết đúng các tên riêng Việt Nam trong BT1; viết đúng một vài tên riêng theo yêu cầu BT2.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Bản đồ địa lí Việt Nam.

- Phiếu in sẵn bài ca dao , mỗi phiếu 4 dòng (bỏ 2 dòng đầu) - Bìa khổ lớn kẽ sẵn 4 hàng ngang.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Ổn định:

- Nhắc nhỡ HS giữ trật tự để chuẩn bị học bài. 2. Kiểm tra bài cũ:

- HS nêu nội dung cần ghi nhớ.

- HS lên bảng viết địa chỉ của nhà và tên thành phố nơi em ở.

- GV nhận xét phần bài cũ. 3. Bài mới.

3.1. Giới thiệu bài.

- HS cả lớp lắng nghe thực hiện. - 1 HS nêu.

- 2 HS thực hiện. - HS nghe. - HS nghe.

Luyện tập viết tên người, tên địa lí việt nam - GV ghi tựa bài lên bảng.

3.2. Luyện tập.

* Bài 1: Hoạt động nhóm 6 - Gọi HS đọc nội dung BT.

- Yêu cầu HS thảo luận và làm bài vào phiếu . - Gọi 3 nhóm dán bài lên bảng.

- Gọi HS nhận xét. - Chốt lại bài đúng

+ Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Thiếc, Hàng

Hài, Mã Vĩ, Hàng Giày, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng

Đàn, Phúc Kiến, Hàng Than, Hàng Mã, Hàng Mắm,

Hàng Ngang, Hàng Đồng, Hàng Nón, Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè, Hàng Bát, Hàng Tre, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà.

- Gọi HS đọc lại bài ca dao.

- Cho HS quan sát tranh và hỏi : Bài ca dao cho em biết điều gì ?

- GV chốt lại.

* Bài 2: Hoạt động nhóm 4 - HS đọc yêu cầu của bài.

- GV treo bản đồ địa lí việt nam lên bảng lớp và nêu yêu cầu các em cần thực hiện

- Gọi các nhóm dán phiếu lên bảng.

- GV Nhận xét và tuyên dương nhóm tìm được nhiều tên địa danh.

+ Tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hòa Bình; Hà Giang , Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh; Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình; Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế; Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa; Đăk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Gia Lai; Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu; Long An, Đồng Tháp. An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

+ TP trực thuộc Trung Ương: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ.

+ Danh lam thắng cảnh: Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể, hồ Hoàn Kiếm, hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, sông Hương; núi Tam Đảo, núi Ba Vì, núi Ngự Bình, núi Bà Đen, động Tam Thanh, động Nhị Thanh, động Phong

- 1 HS đọc.

- Thảo luận nhóm 6 - 3 nhóm dán phiếu. - Nhận xét, chữa bài.

- 1 HS đọc bài ca dao.

- ...tên 36 phố phường ở Hà Nội. - 1 HS đọc và nêu . - HS lắng nghe. - 1 HS đọc. - Quan sát, lắng nghe. - Các nhóm thực hiện. - Dán phiếu , trình bày. - HS lắng nghe.

Nha; đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cù Mông, đèo Ngoạn Mục…

+ Di tích lịch sử: Thành cổ Loa, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Huế, hang Pác Bó, cây đa Tân Trào…

4. Củng cố, dặn dò:

- Tên người, tên địa lí cần viết như thế nào? - HS về nhà ghi nhớ tên địa danh vừa tìm được và tìm hiểu tên , thủ đô của 10 nước trên thế giới. - GV nhận xét tiết học. - HS nêu. - HS lắng nghe về nhà thực hiện. --- TIẾT 2: TOÁN BIỂU THỨC CÓ CHỨA BA CHỮ SỐ I. Mục tiêu :

- Nhận biết được biểu thức đơn giản chứa ba chữ.

- Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản chứa ba chữ.

II. Đồ dùng dạy học :

-Đề bài toán ví dụ chép sẵn trên bảng phụ hoặc trên băng giấy. -GV vẽ sẵn bảng ở phần ví dụ (để trống số ở các cột).

III. Hoạt động dạy học :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Ổn định: 2. KTBC:

- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập 2b và 3b của tiết 33, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.

- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

- Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với biểu thức có chứa ba chữ và thực hiện tính giá trị của biểu thức theo các giá trị cụ thể của chữ.

b) Giới thiệu biểu thức có chứa ba chữ : * Biểu thức có chứa ba chữ

- GV yêu cầu HS đọc bài toán ví dụ.

- GV hỏi: Muốn biết cả ba bạn câu được bao nhiêu con cá ta làm thế nào ?

- GV treo bảng số và hỏi: Nếu An câu được 2 con

- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.

Bài 2b: m + n = n + m 84 + 0 = 0 + 84 a + 0 = 0 + a = a

- HS nghe GV giới thiệu bài.

- HS đọc.

- Ta thực hiện phép tính cộng số con cá của ba bạn với nhau.

cá, Bình câu được 3 con cá, Cường câu được 4 con cá thì ca ba bạn câu được bao nhiêu con cá ? - GV nghe HS trả lời và viết 2 vào cột Số cá của An, viết 3 vào cột Số cá của Bình, viết 4 vào cột Số cá của Cường, viết 2 + 3 + 4 vào cột Số cá của cả ba người.

- GV làm tương tự với các trường hợp khác. - GV nêu vấn đề: Nếu An câu được a con cá, Bình câu được b con cá, Cường câu được c con cá thì cả ba người câu được bao nhiêu con cá ? - GV giới thiệu: a + b + c được gọi là biểu thức có chứa ba chữ.

- GV có thể yêu cầu HS nhận xét để thấy biểu thức có chứa ba chữ gồm luôn có dấu tính và ba chữ (ngoài ra còn có thể có hoặc không có phần số).

* Giá trị của biểu thức chứa ba chữ

- GV hỏi và viết lên bảng: Nếu a = 2, b = 3 và c = 4 thì a + b + c bằng bao nhiêu ?

- GV nêu: Khi đó ta nói 9 là một giá trị của biểu thức a + b + c.

- GV làm tương tự với các trường hợp còn lại. - GV hỏi: Khi biết giá trị cụ thể của a, b, c, muốn tính giá trị của biểu thức a + b + c ta làm như thế nào ?

- Mỗi lần thay các chữ a, b, c bằng các số ta tính được gì ?

c) Luyện tập, thực hành: Bài 1

- GV: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?

- GV yêu cầu HS đọc biểu thức trong bài, sau đó làm bài.

- GV hỏi lại HS: Nếu a = 5, b = 7, c = 10 thì giá trị của biểu thức a + b + c là bao nhiêu ?

- Nếu a = 12, b = 15, c = 9 thì giá trị của biểu thức a + b + c là bao nhiêu ?

- GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2

- GV yêu cầu HS đọc đề bài, hướng dẫn mẫu như Sgk sau đó tự làm bài.

- GV: Mọi số nhân với 0 đều bằng gì ?

- GV hỏi: Mỗi lần thay các chữ a, b, c bằng các số chúng ta tính được gì ?

- HS nêu tổng số cá của cả ba người trong mỗi trường hợp để có bảng số nội dung như SGK

- Cả ba người câu được a + b + c con cá.

- HS: Nếu a = 2, b = 3 và c = 4 thì a + b + c = 2 + 3 + 4 = 9.

- HS tìm giá trị của biểu thức a + b + c trong từng trường hợp.

- Ta thay các chữ a, b, c bằng số rồi thực hiện tính giá trị của biểu thức.

- Ta tính được một giá trị của biểu thức a + b + c.

- Tính giá trị của biểu thức. - Biểu thức a + b + c. - HS làm vở.

- Nếu a = 5, b = 7 và c = 10 thì giá trị của biểu thức a + b + c là 22.

- Nếu a = 12, b = 15, c = 9 thì giá trị của biểu thức a + b + c là 36.

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

- Đều bằng 0.

4. Củng cố, dặn dò: - GV tổng kết giờ học. - Dặn HS về nhà làm bài tập 2b,3b và chuẩn bị bài sau. - HS cả lớp. --- TIẾT 3: KHOA HỌC

Một phần của tài liệu giáo án 4 tuan 5 - 8 (Thời) (Trang 78 - 82)