Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 62)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu thứ cấp bao gồm tất cả những dữ liệu mà tác giả có thể lấy được từ sách, báo, tạp trí, internet có liên quan đến ngân hàng TMCP Á Châu nói chung và liên quan đến năng lực cạnh tranh tại ngân hàng TMCP Á Châu nói riêng.

Tác giả thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn tài liệu uy tín và có căn cứ khoa học, ví dụ như các sách, giáo trình, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và các báo cáo khoa học khác. Các nguồn tài liệu này sẽ được đề cập chi tiết ở phần sau của chương này.

Nguồn dữ liệu bên trong ngân hàng TMCP Á Châu: Luận văn tham khảo các quy chế, quy định, các quyết định liên quan đến hoạt động kinh doanh, các báo cáo kết quả hoạt động của ngân hàng TMCP Á Châu qua các năm.

Nguồn dữ liệu bên ngoài ngân hàng TMCP Á Châu: Luận văn còn sử dụng các Quyết định, quy định, công văn hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước liên quan

đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng, các thông tin thu thập được từ các sách, báo và tạp chí khác có tư liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Ưu điểm của dữ liệu thứ cấp là nó sẵn có, khơng tốn thời gian để tìm kiếm và thu thập, có thể tìm kiếm ở tài liệu trong và cả ngồi nước vì khơng giới hạn về mặt địa lý, từ đó nguồn dữ liệu rất phong phú và đa dạng để thu thập và sử dụng trong luận văn.

2.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

Phương pháp phân tích, xử lý số liệu được tác giả sử dụng là các phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp và sử dụng các cơng cụ phần mềm hỗ trợ như phần mềm Excel để tính tốn các chỉ tiêu và phần mềm Word để ghi nhận lại các thông tin. Các phương pháp được sử dụng xuyên suốt các chương của luận văn. Tuy nhiên, phương pháp tổng hợp được sử dụng nhiều nhất ở luận văn nhưng tập trung ở chương 1 khi tác giả tổng quan các cơng trình nghiên cứu, khái qt hố để xây dựng khuôn khổ lý luận cho luận văn. Cịn phương pháp phân tích, so sánh lại được sử dụng nhiều nhất ở chương 3.

Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính và là cơng cụ hữu hiệu trong tính tốn, tổng hợp các dữ liệu sơ cấp thu thập được.

Tác giả sử dụng phương pháp này với hai nguyên tắc cơ bản:

- Gốc để so sánh: là số liệu của kỳ trước, của các năm, các giai đoạn trước...

- Các chỉ tiêu sử dụng

+ So sánh bằng số liệu tuyệt đối: Để thấy được sự biến động trong quátrình hoạt động của ngân hàng TMCP Á Châu qua các thời kỳ.

+ So sánh bằng số tương đối: Để thấy được tốc độ phát triển về mặt quymô qua các thời kỳ, các giai đoạn khác nhau.

+ So sánh theo chiều dọc: Nhằm xác định tỷ lệ tương quan giữa các chỉtiêu trong một kỳ của từng báo cáo tài chính so với các kỳ khác.

+ So sánh theo chiều ngang: Đánh giá chiều hướng biến động của từngchỉ tiêu qua các kỳ.

Bên cạnh đó, đề tài cịn sử dụng hệ thống một số chỉ tiêu, tiêu chuẩn để đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng như : năng lực tài chính, năng lực hoạt động,

năng lực điều hành và chất lượng nguồn nhân lực, năng lực công nghệ, mức độ đa dạng hóa và chất lượng dịch vụ, mạng lưới kênh phân phối cũng như năng lực quản lý rủi ro.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 chỉ ra phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu cụ thể được áp dụng trong luận văn. Với mục tiêu nghiên cứu đưa ra, luận văn chỉ sử dụng những phương pháp nghiên cứu truyền thống nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu. Đặc biệt, trong khuôn khổ giới hạn nghiên cứu, dữ liệu thu thập của luận văn cũng chỉ là dữ liệu thứ cấp nhưng từ các nguồn cơng bố chính thức nên tính xác thực và độ tin cậy cao. Với việc xác định phương pháp nghiên cứu rõ ràng, luận văn đã có một cơ sở nghiên cứu thống nhất.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (ACB) 3.1. Tổng quan về ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu

3.1.1. Lược sử hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Tên gọi

Tên giao dịch quốc tế Tên viết tắt

Trụ sở chính Điện thoại

Vốn điều lệ :1.100.046.560.000 đồng.

Giấy phép thành lập :Số 533/GP-UB do UB ND TP. HCM cấp ngày 13/5/1993.

Giấy phép hoạt động:Số 0032/NH-GP do Thống đốc NHNN cấp ngày 24/4/1993. Giấy CNĐKKD :Số 059067 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh cấp cho đăng ký lần đầu ngày 19/5/1993, đăng ký thay đổi lần thứ chín ngày 23/2/2006.

Mã số thuế : 0301452948.

- Lược sử hình thành và phát triển

Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động với thời gian hoạt động 50 năm.

Giai đoạn 2001- 2005, ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong các lĩnh vực (i) huy động vốn, (ii) cho vay ngắn hạn và

trung dài hạn, (iii) thanh toán quốc tế và (iv) cung ứng nguồn lực tại Hội sở; Triển khai giai đoạn hai của chương trình hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng: (i) nâng cấp máy chủ, (ii) thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ có khả năng tích hợp với nền cơng nghệ lõi hiện có, và (iii) lắp đặt hệ thống máy ATM.

Giai đoạn 1996 – 2000: Là ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa; Tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại và hiện đại hóa cơng nghệ thơng tin ngân hàng; Thành lập Cơng ty Chứng khốn ACB.

Giai đoạn 2006- 2010: Niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội; Đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới hoạt động; Thành lập Cơng ty Cho th tài chính ACB.

Giai đoạn 2011- 2015: Đưa vào hoạt động Trung tâm Dữ liệu dạng mô-đun (enter- prise module data center), xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam; Xây dựng Trung tâm Vàng ACB là đơn vị đầu tiên trong ngành cùng một lúc được Tổ chức QMS Australia chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và Tổ chức Công nhận Việt Nam (Accreditation of Vietnam) công nhận năng lực thử nghiệm và hiệu chuẩn (xác định hàm lượng vàng) đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO/ IEC 17025:2005.

Giai đoạn 2016 – 2018: ACB đã hoàn thành theo tiến độ nhiều hạng mục của các dự án công nghệ để hỗ trợ hoạt động kinh doanh, vận hành và quản lý hệ thống; Hoàn thiện các quy trình, chính sách và các hạn mức quản lý rủi ro nhằm phù hợp với quy định hiện hành của NHNN.

3.1.2. Kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Với tầm nhìn và chiến lược đúng đắn, chính xác trong đầu tư cơng nghệ và nguồn nhân lực, nhạy bén trong điều hành và tinh thần đoàn kết nội bộ, trong điều kiện ngành ngân hàng có những bước phát triển mạnh mẽ và môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện cùng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, ACB đã có những bước phát triển nhanh, ổn định, an toàn và hiệu quả. Năm 2018 là năm cuối cùng trong lộ trình 5 năm của ACB vừa tập trung vào hoạt động ngân hàng lõi vừa xử lý triệt để các vấn đề tồn đọng. Các kết quả đạt được trong năm đều ở trên mức

bình quân ngành, cho thấy sự tăng trưởng vượt trội và toàn diện, và tạo một nền tảng vững chắc cho các năm tiếp theo. Vốn điều lệ của ACB ban đầu với 34 cổ đơng đầu tiên đóng góp 20 tỷ đồng để thành lập ngân hàng. Tới hết tháng 12/2018, vốn điều lệ của ACB đã là 12.886 tỷ đồng, tăng hơn 644,3 lần so với ngày thành lập. Tổng tài sản năm 1994 là 312 tỷ đồng, đến nay đã đạt 329.333 tỷ đồng, tăng 1.055,5 lần.

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB giai đoạn 2016 – 2018 Chỉ tiêu

Tổng tài sản

Tiền gửi khách hàng Cho vay khách hàng Lợi nhuận trước thuế

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2016,2017, 2018

Giai đoạn 2016 – 2018 là giai đoạn bứt phá và tăng trưởng đối với tất cả hệ thống ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng TMCP Á Châu nói riêng. Ngân hàng đã vượt qua khó khăn thời kỳ khủng hoảng giai đoạn trước và phát triển nên tất cả các chỉ tiêu đều có sự tăng lên khá lớn theo từng năm. Những hoạt động của ngân hàng đều thể hiện sự tích cực trong việc thực hiện lộ trình tái cơ cấu, xử lý các vấn đề tồn đọng như nợ xấu, thoái vốn đầu tưcủa giai đoạn trước… ACB đang có những bước tăng trưởng phù hợp.

Hình 3.1: Tổng tài sản của ACB giai đoạn 2014 -2018

Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2018

Tài sản có chủ yếu của ngân hàng thương mại là dư nợ cho vay khách hàng cá nhân và tổ chức. Dư nợ cho vay đã liên tục tăng trong các năm từ 2016 tới 2018. Cuối năm 2017, dư nợ tín dụng đã đạt 198.462 tỷ đồng, tăng 21,46% so với năm 2016 nhưng tốc độ tăng trưởng này giảm còn 16,15% vào năm 2018. Tuy nhiên, đây vẫn là tỷ lệ rất cao.

Hình 3.2: Tổng dư nợ cho vay của ACB giai đoạn 2014 -2018

Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2018

Tổng thu nhập trong năm của ACB tăng 23%, trong đó thu nhập lãi thuần tăng 23%, đạt 10.363 tỷ đồng. Biên sinh lời (NIM) tăng 11 điểm so với năm 2017 đạt 3,38% nhờ vào môi trường kinh doanh được cải thiện hơn so với năm trước cộng với chất lượng và cấu trúc tài sản ngày càng tốt hơn.

Hình 3.3: Tổng thu nhập của ACB giai đoạn 2014 -2018

Thu nhập ngoài lãi (đặc biệt là mảng thu nhập từ dịch vụ) trong năm 2018 tiếp tục được tập trung đẩy mạnh nhằm nâng cao cơ cấu của mảng thu nhập này trên tổng doanh thu. Đến hết năm 2018, thu ngoài lãi đạt 3.670 tỷ đồng, tăng 23%, đóng góp đến hơn 26% trên tổng doanh thu. Tăng trưởng thu nhập ngoài lãi dựa trên nền tảng thu phí dịch vu tăng. Đặc biệt, thu từ phí dịch vụ tăng đến 26% đạt 1.498 tỷ đồng; hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư lãi 169 tỷ đồng; lãi từ hoạt động khác tăng 104% đạt 1.815 tỷ đồng nhờ vào hoạt động xử lý thu hồi nợ trong năm.

Trong năm 2018, ACB tiếp tục mạnh tay phân bổ ngân sách, đầu tư chiến lược cho các nhiệm vụ phát triển dài hạn như các dự án nâng cấp hạ tầng cơng nghệ thơng tin, tăng chi phí nhân sự thu hút nhân tài và tổ chức nhiều cuộc thi sáng tạo nhằm đưa ACB đến gần hơn với cuộc cách mạng cơng nghệ tài chính (fintech). Chi phí trong năm 2018 vẫn được kiểm soát chặt chẽ với mức chi thực tế thấp hơn so với kế hoạch, và tốc độ tăng 8%.

Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô khá ổn định, ACB đã có một năm hoạt động tăng trưởng an toàn, hiệu quả, và ở một số chỉ tiêu chính, thực hiện vượt kế

hoạch.Tổng tài sản đạt 329 nghìn tỷ đồng, tăng 16% so với kế hoạch 18%.Ngay từ đầu năm, ACB đã hoạch định tăng trưởng tín dụng một cách hài hòa, ổn định cho từng thời kỳ trong năm. Kết thúc năm 2018, dư nợ cho vay tăng 16,2% và tồn dụng tối đa hạn mức tăng trưởng tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép, đạt 231 nghìn tỷ đồng, vượt chỉ tiêu kế hoạch là 15%. Huy động tiền gửi tăng 12% so với kế hoạch 18%, nhưng vẫn đảm bảo an toàn thanh khoản và tỷ lệ an toàn (LDR~77%). Tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức 0,73%, dưới mức 2%. Lợi nhuận trước thuế là 6.389 tỷ đồng, tăng 141% so với năm 2017 và vượt 12% so với mức kế hoạch là 5.699 tỷ đồng.

Như vậy, với nỗ lực khơng ngừng để hồn thiện nền tảng hoạt động, ACB đang bước vào giai đoạn xây dựng năng lực nhằm khẳng định và nâng cao vị thế của mình trên thị trường.

3.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng Thương mại cổ phần ÁChâu trên thị trường tiền tệ Châu trên thị trường tiền tệ

Năng lực cạnh tranh của ACB được đánh giá trên 7 năng lực sau:

3.2.1. Năng lực tài chính

Năng lực tài chính được coi là yếu tố quyết định đảm bảo NLCT của một ngân hàng. Tăng cường năng lực tài chính cũng là một cách tồn diện, đồng bộ, đảm bảo sức chống đỡ chịu đựng rủi ro, phát triển ổn định bền vững cho ngân hàng TMCP Á Châu. Năng lực tài chính của ACB được thể hiện cụ thể ở mức vốn, chất lượng tài sản, như sau: 3.2.1.1 Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu của ngân hàng TMCP Á Châu có sự tăng trưởng rõ rệt. Mặc dù vốn điều lệ không thay đổi trong suốt 4 năm từ 2012 – 2015 ở mức 9.376.965 triệu đồng nhưng đến giai đoạn phát triển từ 2016 – 2018, tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu đã thay đổi rất nhanh Tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu năm 2017 so với 2016 là gần 14% đã tăng lên 31.11% vào năm 2018. Năm 2018, ACB đã phát hành 1.288.587.738 cổ phần phổ thơng. Trong đó số lượng cổ phần lưu hành là 1.247.165.130 cổ phần, số lượng cổ phiếu quỹ là 41.422.608 cổ phiếu.

Bảng 3.2: Vốn chủ sở hữu của NH TMCP Á Châu giai đoạn 2016 - 2018

Chỉ tiêu

Vốn điều lệ Vốn chủ sở hữu

Tăng trưởng vốn chủ sở hữu (%)

Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên của ACB

Hiện nay, ACB có 5 cổ đơng lớn với tỷ lệ cổ phần chiếm 24,06% và 32.747 cổ đơng nhỏ.

Hình 3.4: Xếp hạng quy mơ vốn điều lệ các ngân hàng giai đoạn 2017 -2018

Nguồn:http://cafef.vn/bang-xep-hang-von-dieu-le-cac-ngan-hang-da-thay-doi- the-nao-trong-nam-2018-20190115180444609.chn

Nếu so sánh với các ngân hàng thương mại khác về quy mô vốn điều lệ, ACB xếp thứ 10 trong top 15 ngân hàng có lượng vốn lớn nhất Việt Nam. Trong đó, những ngân hàng thương mại quốc doanh hàng đầu như Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Agribank là những ngân hàng có lịch sử lâu đời hay các ngân hàng bậc trung như MB, Sacombank, VPBank.. thì có thể thấy tổng vốn chủ sở hữu của ACB ở mức trung bình. Tuy nhiên, trong số 15 ngân hàng thì chỉ có 7 ngân hàng tăng vốn điều lệ năm 2018 thì có ACB.

Bảng 3.3: Vốn chủ sở hữu của ACB và một số Ngân hàng thương mại Việt Nam ACB

2017 2018

16031 21018

Nguồn: https://vietstock.vn/

Tổng vốn chủ sở hữu của ACB chưa bằng 1/3 vốn chủ sở hữu của Vietcombank, chưa được 1/2 vốn chủ sở hữu của Techcombank, nhưng lại gấp 3 lần Bắc Á Bank. Như vậy có thể thấy, từ vị trí là một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam, trải qua giai đoạn khó khăn, ACB đã xuống một vị trí thấp hơn với năng

lực cạnh tranh được xếp hạng trung bình về tài chính, chỉ tương đương với những ngân hàng thương mại bậc trung của thị trường ngân hàng Việt Nam.

Hình 3.5: Xếp hạng quy mơ vốn chủ sở hữu các ngân hàng giai đoạn 2017 -2018

Nguồn:http://cafef.vn/bang-xep-hang-von-dieu-le-cac-ngan-hang-da-thay-doi- the-nao-trong-nam-2018-20190115180444609.chn

Tuy nhiên, trong bảng so sánh top 10 ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất năm 2016 – 2017 thì ACB xếp thứ 8. Trong đó, vốn chủ sở hữu lớn nhất thuộc về những ngân hàng quốc doanh hàng đầu là VietinBank, Vietcombank, BIDV. Các ngân hàng TMCP khác có vốn chủ sở hữu khơng q chênh lệch nhau và ABC nằm trong nhóm ngân hàng thứ ba có lượng vốn trong khoảng từ 14.000 – 16.000 tỷ đồng.

Cũng như các ngân hàng khác, vốn chủ sở hữu của ACB những năm gần đây có xu hướng tăng. Ngoại trừ Techcombank có tốc độ tăng trưởng vốn cực lớn lên tới 92,28% vào năm 2018 thì ACB cũng là một ngân hàng có tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu cao chiếm tới 31,11% hơn hẳn Vietcombank (với 18,31%) hay BIDV (12%).

Bảng 3.4: Tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu của ACB và một số Ngân hàng thương mại Việt Nam

Với sự so sánh ở trên, có thể thấy rõ năng lực tài chính của ACB trong giai đoạn 2016 – 2018 là khá tốt, dù khó cạnh tranh được với những ngân hàng quốc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w