Đánh giá về năng lực cạnh tranh của ngânhàng thương mại cổ phần Á

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 103 - 106)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá về năng lực cạnh tranh của ngânhàng thương mại cổ phần Á

Châu trên thị trường tiền tệ

3.3.1. Điểm mạnh

* Sức mạnh từ thương hiệu ACB.

ACB nhiều năm liền được tạp chí Asianmoney (Tạp chí uy tín chuyên về tài chính ngân hàng, thu hút được một lượng độc giả rất lớn, đặc biệt là các chủ tịch hội

đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc tài chính các chuyên gia tài chính khắp châu Á) bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”. Từ năm 2006 – 2010, ACB được bình trao giải thưởng danh giá nàysuốt 4 năm liên tiếp. Bên cạnh đó ACB cịn được nhận một loạt các danh hiệu do các tạp chí có uy tín trong nước và người tiêu dùng bìng chọn như “ Doanh nghiệp minh bạch nhất năm 2012- 2013”, “Dịch vụ ngân hàng bán lẻ được hài lòng nhất năm 2008” của báo Sài Gịn tiếp thị, “Ngân hàng có dịch vụ internet banking u thích” năm 2014, giải thưởng “Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu năm 2014”, giải thưởng xuất sắc về tỷ lệ điện chuẩn trong thanh toán quốc tế hai năm liền 2014 – 2015, ACB đã trở thành một thương hiệu mạnh cả trong và ngoài nước, nằm trong Top 100 thương hiệu mạnh Việt Nam. Cho đến nay ACB là ngân hàng đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam trong một năm nhận 3 giải thưởng quốc tế danh giá do các tạp chí nổi tiếng the Banker của tập đoàn Financial Times, The AsianBanker, và Asianmoney trao tặng.

Thương hiệu và uy tín đã được khẳng định khơng chỉ trong nước mà cịn cả ở châu lục là ưu thế giúp cho ACB chiếm được lòng tin của khách hàng, giảm thiểu rủi ro liên quan đến thanh toán, hỗ trợ ACB phát triển thị trường và các sản phẩm dịch vụ mới.

* Sản phẩm dịch vụ đa dạng phong phú mạng lưới giao dịch rộng khắp

ACB cung cấp cho khách hàng hơn 200 sản phẩm cơ bản (Tương đương hơn 600 sản phẩm tiện ích) được khách hàng đánh giá là ngân hàng cung cấp các dịch vụ ngân hàng phong phú nhất. Bên cách đó hệ thống ngân hàng đại lý hỗ trợ thanh tốn quốc tế cũng khơng ngừng tăng lên qua các năm. Đến nay số lượng ngân hàng đại lý của ACB trên thế giới là 628 ngân hàng và tập đồn tài chính.

* Cơng nghệ kỹ thuật tiên tiến hiện đại

ACB luôn đi đầu trong việc đổi mới cơng nghệ, ACB bắt đầu trực tuyến hố các giao dịch ngân hàng từ tháng 10/2001 thông qua hệ quản trị nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ (TCBS- The Complete Banking Solution ),có cơ sở dữ liệu tập trung và xử lý giao dịch theo thời gian thực và đến năm 2014, ACB nâng cấp hệ nghiệp vụ ngân hàng lõi (core banking) từ TCBS lên DNA, thay thế hệ cũ đã sử dụng 14 năm.

Trong các phần mềm ứng dụng thì ACB đã hợp tác với Microsoft để có tư vấn và có nhà cung ứng phần mềm tin cậy về công nghệ thông tin. Bên cạnh đó ACB cịn ứng dụng một loạt các hệ thống mới trong thanh toán và dịch vụ.

3.3.2. Điểm yếu

Bên cạnh những điểm mạnh thì ACB Đồng Tháp cịn một số điểm yếu mà các nhà quản trị ngân hàng cần phải quan tâm và đề ra những biện pháp khắc phục để hạn chế điểm yếu, nâng cao năng lực cạnh tranh.

* Năng lực tài chính cịn thấp

Quy mơ vốn chủ sở hữu của ngân hàng TMCP Á Châu so với các NHTMCP Việt Nam khác còn khá nhỏ, ln chỉ được đánh giá ở mức trung bình (xem phần phân tích về thực trạng năng lực tài chính). Thêm vào đó, trong 3 năm gần đây, lượng vốn chủ sở hữu khơng được tăng thêm. Điều đó có nghĩa là so với các ngân hàng nước ngồi thì năng lực tài chính cịn thấp hơn nữa.

* Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao

So với các ngân hàng thương mại trong nước, nguồn nhân lực của NH TMCP NTVN được đánh giá là có chất lượng tốt, trình độ nghiệp vụ và tiếng anh khá. Tuy nhiên, vẫn chưa thể theo kịp các ngân hàng nước ngồi. Để có thể cạnh tranh với các ngân hàng quốc tế, đội ngũ cán bộ của NH TMCP NTVN phải trau dồi hơn nữa về trình độ chun mơn nghiệp vụ, về tiếng anh, về trình độ tin học để có thể sử dụng cơng nghệ mới, về thái độ chăm sóc khách hàng. Bên cạnh đó, chính sách đãi ngộ chưa bằng các ngân hàng nước ngồi, do đó nguy cơ mất những cán bộ có năng lực làm việc tốt bởi sự hấp dẫn tiền lương và thưởng từ các ngân hàng nước ngồi. Ngồi ra, trình độ, kinh nghiệm quản trị kinh doanh còn hạn chế.

* Sản phẩm dịch vụ đa dạng nhưng chưa khai thác hết tính năng của nó và chất lượng dịch vụ cịn chưa cao

Hiện ACB có hơn 200 sản phẩm dịch vụ, được coi là ngân hàng có số lượng sản phẩm dịch vụ phong phú nhất. Tuy nhiên, một số sản phẩm dịch vụ vẫn chưa được nhiều người quan tâm nên doanh số bán sản phẩm dịch vụ đó vẫn cịn thấp. Chất lượng dịch vụ cịn chưa có tính nổi trội.

* Hệ thống điều hành chưa hiệu quả

Năm 2014 đánh dấu bước chuyển mình quan trọng của ACB khi bước vào giai đoạn tái cơ cấu hệ thống. Điều này đã mang lại một kết quả nhất định như doanh thu và lợi nhuận tăng lên, rủi ro được quản lý và hoạt động ngân hàng ở mức an toàn hơn. Tuy nhiên cho đến nay, mức độ ổn định và hiệu quả của hệ thống điều hành chưa cao. Các chỉ số đánh giá năng lực hoạt động vẫn chưa đạt được như thời điểm trước suy thoái, tăng trưởng trong 3 năm gần đây khá chậm, gần như khơng có sự biến động.

* Khả năng khai thác hiệu suất công nghệ chưa cao

ACB đã trang bị một hệ thống công nghệ kỹ thuật hiện đại để thực hiện các dịch vụ ngân hàng phục vụ cho khách hàng một cách tốt nhất. Tuy nhiên, hiệu suất khai thác chưa cao do vẫn cịn thiếu những cơng cụ hỗ trợ hữu dụng. Ngoài ra, ACB còn chưa phổ biến được hết cho khách hàng cách sử dụng công nghệ hiện đại để làm giảm bớt thời gian trong quá trình sử dụng dịch vụ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w