3.3.3 .Nguyên nhân của những điểm yếu
4.3.5 Tăng cường đầu tư, ứng dụng công nghệ ngânhàng hiện đại
Là ngân hàng đi đầu đưa vào áp dụng thành công hệ thống Core Banking từ năm 2001, ưu thế về cơng nghệ, trong đó có cơng nghệ thơng tin, là một trong những yếu tố quan trọng góp vào thành cơng của ACB trong nhiều năm. Tuy vây,
sau thành cơng bước đầu, ACB đã có sai lầm, sớm thỏa mãn với thành cơng, khơng tập trung nguồn nhân lực, vật lực thích đáng để tăng đầu tư tiếp tục phát triển công nghệ. Đầu tư phát triển công nghệ, đặc biệt là công nghệ thơng tin của ACB cịn q nhỏ trong tổng đầu tư của ngân hàng và chưa xứng với quy mô và chất lượng hoạt động của ACB. Các quyết định đầu tư về công nghệ thơng tin khơng chỉ địi hỏi một nguồn lực tài chính lớn mà cịn địi hỏi một sự đầu tư lớn về chất xám nhằm đảm bảo các cơng nghệ lựa chọn là phù hợp và có khả năng nâng cấp để thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của tiến bộ cơng nghệ. Đội ngũ nhân lực công nghệ của ngân hàng phải theo kịp những tiến bộ cơng nghệ trên thế giới, có khả năng thẩm định, đánh giá đúng đắn và tính tin cậy của chuyên gia tư vấn. Vì vậy, hiện nay ACB đã dần mất đi ưu thế về công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin của ACB hiên nay đã không theo kịp các đòi hỏi ngày càng cao của ngân hàng.
Để nâng cao khả năng cạnh tranh, ACB cần có một kế hoạch trung hạn để đầu tư nâng cấp toàn diện hệ thống công nghệ, đặc biệt là công nghệ thống tin, theo kịp với các đòi hỏi của giai đoạn tới. Tiêu chuẩn hoá và hiện đại hoá tất cả các nghiệp vụ ngân hàng, đảm bảo cạnh tranh được với các ngân hàng quốc tế trong mọi hoạt động. Hệ thống công nghệ thông tin mới cần đáp ứng các địi hỏi về các hình thức kênh phân phối mới dựa trên cơng nghệ cao, với chất lượng tốt. Đồng thời hệ thống công nghệ thông tin mới cũng cần đáp ứng nhu cầu từng bước tăng cường tập trung hóa hơn nữa hoạt động vận hành, giảm thiểu đến mức thấp nhất các hoạt động vận hành thực hiện trực tiếp tại chi nhánh, phòng giao dịch.
Hệ thống cơng nghệ thơng tin cần đảm bảo ACB có cơ sở dữ liệu chuẩn hóa, được tích hợp và có các ứng dụng phù hợp nhằm cung cấp đầy đủ thông tin kịp thời, chuẩn xác cho nhu cầu quản lý mọi mặt hoạt động của ngân hàng. Hệ thống cơng nghệ thơng tin phải góp phần nâng cao mức độ tự động hóa cơng việc, nâng cao năng suất và chất lượng công việc. Hoạt động đầu tư phát triển công nghệ phải bám sát mục tiêu hoạt động của chi nhánh, phải hỗ trợ đắc lực cho việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu và định hướng đã đề ra.
Thứ nhất, để đảm bảo những yêu cầu trên, ACB cần phải nâng cao hiệu suất khai thác công nghệ của ngân hàng thơng qua việc bố trí hợp lý trang thiết bị và sử dụng các phần mềm tích hợp phù hợp như phần mềm hỗ trợ cho việc cung cấp thông tin giám sát, quản trị hoạt động hệ thống, phần mềm kết nối thẻ, kết nối thông tin trực tuyền giữa NH và NHNN, phần mềm với chức năng hoạt động ngân hàng trực tuyến. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh đầu tư, mua sắm các công cụ chuyên dùng từ các nhà cung cấp chuyên nghiệp, sử dụng dịch vụ thuê ngoài để nâng cao hiệu quả và chất lượng, giảm thời gian cần thiết để đáp ứng nhu cầu của các đơn vị kinh doanh về kỹ thuật và công nghệ hỗ trợ.
Thứ hai, việc nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ của các nhân viên là yếu tố chủ yếu quyết định hiệu suất khai thác cơng nghệ. Chính vì vậy, song song với việc lắp đặt trang thiết bị công nghệ, NH TMCP Á Châu cần tiến hành đào tạo kỹ năng sử dụng, xây dựng sổ tay, hướng dẫn áp dụng quy trình cơng nghệ. Xây dựng chỉ tiêu công nghệ là một chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá hiệu quả hoạt động của mỗi nhân viên. Đặc biệt, ACB cần bổ sung bộ phận nhân sự vừa có hiểu biết về nghiệp vụ kinh doanh, vừa có kiến thức về cơng nghệ tin học để làm cầu nối giữa các đơn vị sử dụng và bộ phận kỹ thuật, phát triển đội ngũ cán bộ, kỹ sư chuyên ngành công nghệ thông tin hiện đang làm việc tại Ngân hàng. Trước hết, NH cần rà soát lại đội ngũ cán bộ nhân viên tại các Trung tâm công nghệ thông tin, tạo điều kiện, hỗ trợ đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, nâng cao khả năng tiếp cận với các công nghệ ngân hàng hiện đại trong quá trình hội nhập quốc tế. Nâng cao chế độ đãi ngộ để thu hút nhân lực cơng nghệ thơng tin có trình độ cao vào làm việc tại ngân hàng. Thông qua liên kết, hợp tác với NH nước ngồi, các hãng máy tính cung cấp thiết bị phần cứng, phần mềm, nhà thầu, NH TMCP Á Châu có thể cử cán bộ, kỹ sư cơng nghệ thơng tin đi đào tạo, học tập ngắn hạn ở nước ngoài nhằm cập nhật những kiến thức mới về công nghệ thông tin, vận hành trang thiết bị và nâng cao năng lực quản lý điều hành.
Thứ ba, tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động công nghệ của chi nhánh, phát triển cân đối hơn giữa nghiên cứu khoa học, nghiên cứu phát triển và
chuyển giao công nghệ ngân hàng. Tăng cường công tác tổng kết thực tiễn, dự báo xu hướng phát triển của ngành trong giai đoạn mới nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của ACB.
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao của khách hàng (thanh toán bằng thẻ tại nhà hàng, siêu thị…) ACB phải có những giải pháp cơng nghệ tiện ích đầu tư theo chiều sâu. Với xu thế trong vài năm tới nhu cầu thanh tốn khơng dùng tiền mặt, sử dụng thẻ ATM để chuyển khoản sẽ tăng cao. Vì vậy, ACB phải có kế hoạch đầu tư, nâng cấp và phát triển các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu khách hàng, tập trung vào phát triển đầu tư các công nghệ mới như: Internet Banking, Mobile Banking…
Thứ năm, ACB phải tích cực triển khai nhanh các ứng dụng mới đảm bảo an toàn bảo mật. Tiêu chuẩn bảo mật của ngành NH nước ta đang có chiều hướng nâng tầm quốc tế. Như tiêu chuẩn bảo mật quốc tế ISO 27001 đã được đưa vào hệ thống NH. ACB phải xây dựng chính sách an tồn thơng tin theo tiêu chuẩn quốc tế, đề cao tính bảo mật khi cung cấp các dịch vụ trực tuyến…
Hệ thống thông tin trong ACB hiện nay phải đảm bảo sao cho các ứng dụng cơng nghệ có khả năng vận hành liên tục, ln đáp ứng 24/7, phải trang bị hệ thống dự phòng tại chỗ và thậm chí phải nghĩ đến kế hoạch lưu trữ dữ liệu ở các địa điểm an tồn, dự phịng thảm họa.
Về đầu tư cho an ninh bảo mật doanh nghiệp không thể chỉ đầu tư một lần. Chẳng hạn, chi phí đầu tư cho cơng tác bảo trì hệ thống bảo mật, nâng cấp phiên bản mới… năm sau thường gấp đôi năm trước. Đầu tư vào an ninh bảo mật cũng liên quan đến yếu tố cạnh tranh, đảm bảo nhu cầu sử dụng của khách hàng.
Từ khá sớm, nhiều NH đã trang bị camera để ghi lại hình ảnh của những kẻ phá hoại máy ATM, phần mềm ghi nhận việc xâm phạm đến bàn phím ATM… Sắp tới, để chống lại các trường hợp phá hoại máy ATM, ACB cần trang bị thêm hệ thống báo động để cảnh báo.
Tiểu kết chương 4
Dựa vào những lý luận khoa học về nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng, với những phân tích về thực trạng, nhận ra hạn chế và nguyên nhân dẫn tới những hạn chế về năng lực cạnh tranh của NH TMCP Á Châu, Chương 4 của luận văn đã đề xuất một hệ thống gồm 5 nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ACB.
Trong đó, tác giả tập trung phân tích, luận giải kỹ các giải pháp như: nâng cao năng lực tài chính, nâng cao hiệu quả quản trị điều hành của cán bộ quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng ra thị trường, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên và tăng cường đầu tư, ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại nhằm giải quyết các hạn chế lớn nhất mà ACB đang gặp phải. Các giải pháp này không những giải quyết những hạn chế trước mắt mà cịn mang tính định hướng lâu dài cho hoạt động của ACB trong những năm tiếp theo.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh nền kinh tế cạnh tranh và hội nhập sâu rộng, nâng cao năng lực cạnh tranh là điều kiện quan trọng, có ý nghĩa sống cịn, giúp NH TMCP Á Châu tồn tại vững mạnh và phát triển, có thể khẳng định vị thế của mình trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, từng bước vươn ra thị trường khu vực và thế giới.
Cạnh tranh trong kinh doanh ngân hàng là một lĩnh vực rộng lớn, phức tạp và vô cùng nhạy cảm thay đổi thường xuyên và năng lực cạnh tranh của ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố cả chủ quan và khách quan. Tất cả những vấn đề trên được thể hiện trong ba chương của luận văn. Điều đó chứng tỏ luận văn đã hồn thành được các mục tiêu đề ra.
Thứ nhất, luận văn đã hệ thống, phân tích và luận giải để làm rõ hơn một số vấn đề về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của NHTM. Đặc biệt đã chỉ rõ đặc điểm, nội dung, các mơ hình phân tích năng lực cạnh tranh của NHTM. Đây là cơ sở lý luận để luận văn đánh giá đúng mức thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Á Châu trong chương 2.
Thứ hai, luận văn đã đánh giá năng lực cạnh tranh theo nội dung và các tiêu chí về năng lực tài chính, năng lực hoạt động, năng lực điều hành và chất lượng nguồn nhân lực, năng lực công nghệ, mức độ đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và chất lượng phục vụ khách hàng, mạng lưới kênh phân phối và năng lực quản lý rủi ro.
Thứ ba, luận văn đã nghiên cứu kinh nghiệm của một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và rút ra được những bài học quý giá cho việc xây dựng chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của ACB trên thị trường kinh doanh ngân hàng.
Thứ tư, trên cơ sở lý luận, thực trạng và định hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng ACB. Luận văn đã đề xuất hệ thống các giải pháp như: nâng cao năng lực tài chính, nâng cao hiệu quả quản trị điều hành của cán bộ quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng ra thị trường, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên và tăng cường đầu tư, ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Phạm Thanh Bình và Phạm Huy Hùng, 2005. Nâng cao NLCT của hệ thống
ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
Cơng trình nghiên cứu khoa học ngành ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước.
2. Thái Bá Cần và Trần Nguyên Nam, 2004. Phát triển thị trường dịch vụ tài
chính Việt Nam trong tiến trình hội nhập. Hà Nội : NXB Tài chính.
3. Chu Văn Cấp, 2003. Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hà Nội : NXB Chính trị Quốc gia.
4. CIEM và UNDP, 2004. Nâng cao NLCT Quốc gia. Hà Nội : NXB Giao thông vận tải.
5. Nguyễn Thị Liên Diệp và Phạm Văn Nam, 2006. Chiến lược và chính sách
kinh doanh. Hà Nội : NXB Thống Kê.
6. Huỳnh Thế Du và Vũ Thành Tự Anh, 2007. Đi tìm bí ẩn lợi nhuận của các
ngân hàng. Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 841(5) tr. 10-11.
7. Ferderic S.Mishkin, 1994. Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính. Hà Nội :
NXB Khoa học và kỹ thuật.
8. Phan Thị Thu Hà, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, 2009. Quản trị ngân
hàng thương mại. Tp. Hồ Chí Minh: NXB Giao thơng vận tải.
9. Đặng Cơng Hồn, Chiến lược cạnh tranh của các ngân hàng theo mơ hình
cạnh tranh của Micheal Porter, Tạp chí NH số 11/2004.
10. Lê Minh Hưng, 2007. Hệ thống ngân hàng Việt Nam bước vào triển khai thực
hiện các cam kết gia nhập WTO - Những vấn đề đặt ra. Tạp chí Ngân hàng, 3+4. tr.21-
22.
11. Khoa Quản Trị Kinh Doanh, Trường ĐHKT TP.HCM, 2006. Quản trị học. TP.HCM: NXB Phương Đông,.
12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2006. Kỷ yếu các cơng trình nghiên cứu
14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 1997. Luật các tổ chức tín dụng. Hà Nội: NXB Thống Kê.
15. Phạm Văn Năng, chủ biên, 2003. Tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế
của hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Cục xuất bản-Bộ VHTT.
16. Trần Thị Nguyệt, 2007. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế 2007 – 2010.
17. Lê Văn Phước, 2008. Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh
tranh của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu đến năm 2015. Luận văn thạc
sĩ kinh tế. Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.
18. Nguyễn Thị Quy, 2005. NLCT của các Ngân hàng thương mại trong xu thế
hội nhập. Hà Nội : NXB Lý luận chính trị.
19. Nguyễn Thị Quy và cộng sự, 2004. Nâng cao NLCT của các ngân hàng
thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế. Đề tài nghiên
cứu khoa học cấp Bộ, Trường Đại học Ngoại Thương, Hà Nội.
20. Nguyễn Văn Tiến, 2000. Tài chính Quốc tế hiện đại. Hà Nội : NXB Thống kê.
21. Tôn Thất Nguyễn Thiêm, 2003. Thị trường, Chiến lược, Cơ cấu. TP.HCM: NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
22. Trịnh Quốc Trung, 2004. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và
hội nhập của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam đến năm 2010.
23. Thủ tướng chính phủ, 2006. Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24
tháng 5
năm 2006 về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
TiếngAnh
24. Longman, 1978. Longman Contemporary English Dictionary. Harlow. UK
25. Michael Porter, 1990. The Competitive Advantage of Nations.The Free Press.
26. PeterS Rose, 2001. Commercial Banking Management, IrwinMcGraw-Hill. Boston