Năng lực hoạt động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 75 - 84)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngânhàng Thương mại cổ phần Á

3.2.2 Năng lực hoạt động

Các tiêu chí đánh giá năng lực hoạt động của ngân hàng TMCP Á Châu như sau:

3.2.2.1Khả năng huy động vốn

Huy động vẫn tăng trưởng liên tục, ổn định, đảm bảo hài hoà giữa nhu cầu sử dụng vốn và khả năng thanh khoản của ACB. Năm 2017, lượng huy động vốn ở mức cao nhất đạt 269.999 tỷ đồng và thấp nhất vào năm 2013 chỉ có 154.614 tỷ. Quy mơ huy động tại thời điểm cuối năm 2018 đạt 270 nghìn tỷ đồng, tăng 29 nghìn tỷ đồng (+12%), chiếm 82% tổng nguồn vốn, đạt 95% kế hoạch năm. ACB tiếp tục tận dụng lợi thế ngân hàng bán lẻ, tập trung vào các đối tượng khách hàng

cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, với tỷ trọng huy động từ khách hàng cá nhân lên đến 79% tổng huy động.

Hình 3.8: Tổng lượng tiền gửi khách hàng của ACB giai đoạn 2013 – 2017

Nguồn: báo cáo thường niên 2018 của ACB

Để đạt được kết quả này, ngoài việc liên tục đưa ra các sản phẩm đặc thù với lãi suất cạnh trạnh, ACB cũng mở rộng mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch. Trong năm qua, ACB đạt mức tăng trưởng huy động không kỳ hạn 18%, chiếm 17% trên tổng huy động. Tỷ lệ này được kỳ vọng sẽ tiếp tục cải thiện trong những năm tới. Với kết quả như trên, tốc độ tăng trưởng huy động vốn của ACB khá nhiều biến động. Tỷ lệ tăng trưởng huy động vốn năm 2014 là 12%, được tăng dần qua năm 2015 tới 2016, năm đánh dấu sự phát triển bứt phá của nền kinh tế với 18%. Nhưng sau đó tỷ lệ này bắt đầu giảm vào năm 2017 với 17% và quay lại mức 12% vào năm 2018. Điều này có thể thấy, tốc độ tăng trưởng huy động vốn của ngân hàng giai đoạn vừa qua khơng có được sự ổn định. Tuy nhiên, giai đoạn 2014 – 2018 mở ra một giai đoạn tăng trưởng mạnh cho hoạt động ngân hàng của ACB. (Hình 3.8)

Hình 3.9: Tỷ lệ tăng trưởng huy động vốn của ACB giai đoạn 2014 – 2018

Nguồn: báo cáo thường niên của ACB

Trong giai đoạn 2016- 2018, thị trường tiền tệ phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế khiến cho tiền gửi lẫn tiền vay của ACB đều tăng lên.

Bảng 3.7: Cơ cấu huy động và sử dụng vốn của ACB giai đoạn 2016 - 2018

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

1. Tiền gửi:

Trong đó tỷ trọng:

- Các tổ chức kinh tế và TCTD - Tiền gửi tiết kiệm

2. Tiền vay: Trong đó tỷ trọng:

- Cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân Cho vay chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá

Cho th tài chính

Cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư Khác

Trong số các khoản tiền gửi tại ngân hàng TMCP Á Châu thì phần lớn là từ tiền tiết kiệm của dân chúng chiếm tới 93 – 97%, tiền của các tổ chức kinh tế và tổ chức tín dụng chỉ chiếm 2 – 6%. Lượng tiền gửi từ tiền tiết kiệm ngày càng tăng trong tỷ trọng các khoản tiền gửi của ACB. Chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong các khoản tiền cho vay là cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân (chiếm tới 98 – 99%). Đây cũng là nguồn thu nhập chính của ngân hàng.

3.2.2.2. Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng và đầu tư là hoạt động kinh doanh chủ chốt của Ngân hàng thương mại để tạo ra lợi nhuận. Ở ngân hàng TMCP Á Châu, tổng lượng dư nợ cho vay khá khả quan trong giai đoạn 2010 – 2014. Mặc dù huy động vốn có sự giảm sút mạnh nhưng dư nợ cho vay vẫn tăng đều hàng năm. (Hình 2.8)

Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay của ACB khá cao. Cao nhất là năm 2017 với tốc độ tăng trưởng là 21,46%. Năm 2018 là năm có tốc độ tăng trưởng huy động vốn kém nhất là 16,16%. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay của ACB có xu hướng tăng dần trong giai đoạn 2015 –2017 nhưng lại giảm nhiều vào năm 2018.

25.00% 20.73% 20.00% 21.46% 16.35% 16.16% 15.00% 10.00% 5.00% 0.00% 2015 2016 2017 2018

Hình 3.10: Tỷ lệ tăng trưởng tổng dư nợ cho vay của ACB giai đoạn 2014 – 2018

Nguồn: báo cáo thường niên của ACB

Như vậy, có thể thấy, ACB ln cố gắng đảm bảo mức cho vay để có thể mang lại thu nhập. Tuy nhiên, cần chú ý sự giảm sút tỷ lệ tăng trưởng tổng dư nợ vì phần nào có cũng thể hiện mức độ cạnh tranh của ACB có chút sụt giảm vào năm 2018.

3.2.2.3 Hiệu suất sinh lời

Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/trung bình vốn chủ sở hữu (ROE) được so sánh giữa ngân hàng TMCP Á Châu với 1 số ngân hàng TMCP khác trên thị trường. Tỷ lệ ROE cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. ROE cao thể hiện ngân hàng khai thác tốt nguồn vốn. Theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ ROE tối thiểu phải đạt 15% mới bảo đảm mức hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng. ROE của ACB không cao vào năm 2016 nhưng đã tăng liên tục trong giai đoạn 2016 - 2018, là đã lên tới 27,73% vào năm 2018 cao hơn mức thông lệ quốc tế. Điều này cho thấy việc khai thác vốn chủ sở hữu của ACB đã bắt đầu có hiệu quả vào năm 2018. Trong khi đó những ngân hàng như BIDV, Vietcombank, MBB đều có tỷ lệ ROE đạt trên 15% vào năm 2018. Chỉ có duy nhất SHB là khơng đạt mức thơng lệ, ở mức 10,78%. Kết quả đạt được của ACB cho thấy sự nỗ lực rất rõ để nâng cao năng lực cạnh tranh. (Bảng 3.8)

Bảng 3.8: Tỷ lệ ROE của một số ngân hàng thương mại Việt Nam

Nguồn: https://vietstock.vn/

Theo thông lệ quốc tế, mức ROA (tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên trung bình tổng tài sản) tối thiểu phải đạt trên 1% nhưng cũng giống như tỷ lệ ROE, khả năng sinh lời trên một đồng tài sản của ACB khá thấp trong hai năm 2016 tới 2017 giống như SHB, BID. Chỉ có duy nhất MBB là vẫn duy trì được tỷ lệ ROE lớn hơn 1. Tuy nhiên, năm 2018, ACB đã cố gắng nâng mức ROA lên 1,67% cao hơn mức thông lệ quốc tế để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình (Bảng 3.9).

Bảng 3.9: Tỷ lệ ROA của một số ngân hàng thương mại Việt Nam

Đơn vị: %

Nguồn: https://vietstock.vn/

Thu nhập lãi thuần/tài sản sinh lãi (NIM) của ACB lại khá ổn định trong giai đoạn 2016 - 2018. Tuy nhiên, tỷ lệ NIM của ACB ở mức trung bình trong số các NHTM. Cao nhất là MBB với mức 4,56% năm 2018 và thấp nhất là SHB với mức 1,99%. Còn riêng ACB, tỷ lệ NIM là 3,55. Như vậy, chỉ số này càng khẳng định hiệu quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Á Châu cần được xem xét và cải thiện bằng những biện pháp hữu hiệu hơn. (Bảng 3.10)

Bảng 3.10: Tỷ lệ NIM của một số ngân hàng thương mại Việt Nam

Đơn vị: %

Nguồn: https://vietstock.vn/ 3.2.2.4 Lợi nhuận ngân hàng

Lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng TMCP Á Châu có sự biến động rất mạnh trong giai đoạn 2014 – 2018. Tổng lợi nhuận trước thuế của ACB có sự tăng trưởng trong suốt giai đoạn 2014 – 2018 nhưng tốc độ tăng trưởng khá thấp trong giai đoạn 2014 – 2016, đây là giai đoạn vượt qua khó khăn, thốt khủng hoảng nhưng đến giai đoạn 2016 – 2018 thì tốc độ tăng trưởng cao hơn rất nhiều. Đặc biệt từ năm 2017 đến 2018, tốc độ tăng trưởng đạt 140,5%, cao nhất trong tất cả các năm đạt 6.389 tỷ đồng và vượt hơn 12% kế hoạch cả năm. Thu nhập lãi thuần của ACB tăng 23%; biên sinh lời được cải thiện ở mức 3,38%, tăng 11 điểm so với năm

2017. Thu nhập ngoài lãi cũng tăng 23%, chiếm 26% trên tổng thu nhập; trong đó, thu dịch vụ tăng mạnh 26%. ACB đã từng bước chuyển dịch cơ cấu thu nhập, đa dạng hóa khả năng sinh lời, và giảm bớt phụ thuộc vào hoạt động tín dụng. Lợi nhuận trước thuế cuối năm 1994 là 7,4 tỷ đồng, đến cuối tháng 12 năm 2018 đã là hơn 6.389 tỷ, tăng hơn 863 lần.

Hình 3.11: Tổng lợi nhuận trước thuế của ACB giai đoạn 2014 -2018

Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2018

Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế cao nhất vào năm 2018 với mức tăng là 140,55% và thấp nhất là năm 2015 với mức tăng trưởng là 8,15%. Mỗi năm, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của ACB đều cao hơn năm trước, thậm chí gấp 2 đến 3 lần so với năm trước.

Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế 160.00% 140.55% 140.00% 120.00% 100.00% 80.00% 60.00% 40.00%

Hình 3.12: Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của ACB giai đoạn 2014 – 2018

Nguồn: báo cáo thường niên của ACB

3.2.2.5 Khả năng thanh khoản

Khả năng thanh khoản của các ngân hàng được xem xét trên nhiều chỉ tiêu khác nhau. Tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng tài sản của ACB là 70%, đây là con số đảm bảo được khả năng thanh khoản, nếu cao quá thì độ rủi ro sẽ cao mà thấp lại không đem về nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. So sánh với một số ngân hàng thì VCB, MBB và SHB có tỷ lệ thấp hơn thể hiện khả năng thanh khoản cao, riêng ACB và BIDV thì có tỷ lệ cao cho thấy ngân hàng hướng tới việc tìm kiếm lợi nhuận lớn.

Bảng 3.11: Khả năng thanh khoản của một số NHTM Việt Nam năm 2018

Dư nợ cho vay/tổng TS Tổng dư nợ/Tiền gửi KH

Nguồn: https://vietstock.vn/

Tổng dư nợ/Tiền gửi ngân hàng cho thấy tỷ lệ khai thác vốn huy động của ngân hàng. Với mức 77,47, khả năng thanh khoản của ACB vẫn có thể được đảm bảo ở mức an toàn. Đây là con số trung bình khi so sánh với các khân hàng khác, thậm chí trong bảng so sánh, đây là con số pử mức thấp nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 75 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w