3.3.3 .Nguyên nhân của những điểm yếu
4.3.1 Nâng cao năng lực tài chính
4.3.1.1 Tăng vốn chủ sở hữu
Hiện vốn chủ sở hữu của ACB nhỏ và không tăng trưởng trong suốt giai đoạn 2012- 2014. Để đảm bảo lượng vốn lớn hơn nhằm giúp cho hoạt động kinh doanh được mở rộng và giảm thiểu sự phụ thuộc vào vốn vay, ACB cần quan tâm tới việc tăng vốn chủ sở hữu tương đương với những ngân hàng hàng đầu khác ở Việt Nam như Vietcombank là 43.351 tỷ đồng hay BIDV là 33.271 tỷ đồng. Việc tăng vốn chủ sở hữu của ACB cần tập trung theo hướng sau:
Thứ nhất, tăng vốn chủ sở hữu thơng qua tích lũy. Tích lũy khơng làm
thay đổi quyền bỏ phiếu nhưng làm tăng thị giá cổ phiếu do thu nhập ròng trên cổ phần thường sẽ gia tăng. Lợi nhuận tích lũy là lợi nhuận rịng của ngân hàng sau khi trừ đi mọi khoản trích lập dự phịng, các quỹ và phần cổ tức đem chia. Quy mô của lợi nhuận tích lũy được quyết định bởi quy mơ của lợi nhuận sau thuế và chính sách phân phối của nó. Đây là biện pháp quan trọng và lâu dài và là một trong những cách tốt nhất để ngân hàng phát triển bền vững. Nguồn vốn này giúp NH TMCP Ấ Châu không bị phụ thuộc vào thị trường vốn và tránh các chi phí huy động vốn. Ngân hàng cần đưa ra kế hoạch xác định tỷ lệ tích lũy từ lợi nhuận để tự bổ sung vốn chủ sở hữu sao cho phù hợp với hoạt động của ngân hàng.
Thứ hai, tăng vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu. Ở các nước,
việc phát hành cổ phiếu hay chứng khoán cao cấp để gia tăng vốn chủ sở hữu là một biện pháp phổ biến được nhiều ngân hàng áp dụng. Hiện tại ở nước ta lượng vốn trong dân cư còn rất nhiều, nhưng các ngân hàng mới thu hút được bằng các hình thức huy động tiền gửi, phát hành kì phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi. Với các hình thức huy động này đã không tạo nền tảng vốn vững chắc cho các ngân hàng,
đồng thời còn đe dọa đến khả năng chi trả đối với ngân hàng khi thị trường có biến động. Từ đó vấn đề đặt ra là ngân hàng phải làm sao thu hút được nguồn vốn này dưới dạng phát hành cổ phiếu hoặc chứng khoán cấp cao nhằm bổ sung cho vốn chủ sở hữu đang eo hẹp hiện nay. NH TMCP Á Châu sẽ có tạo được nhiều nguồn vốn hơn khi tiến hành phát hành cổ phiếu để mở rộng hoạt động. Tuy nhiên, trong điều kiện thị trường chứng khoán ở nước ta hiện nay đang sụt giảm, việc tiếp tục phát hành cổ phiếu ra cơng chúng có thể khơng đạt được hiệu quả cao.
Thứ ba, tăng vốn chủ sở hữu thông qua phát hành trái phiếu chuyển đổi.
Lợi thế của biện pháp này là tạo ra nguồn vốn có thể sử dụng lâu dài và khơng làm thay đổi quyền sở hữu của các cổ đơng, phần trả lãi tính vào chi phí trước thuế, do vậy làm giảm thuế phải nộp. Tuy nhiên, lãi suất của trái phiếu lại không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh cuối cùng của ngân hàng. Vì vậy, địi hỏi ngân hàng phải có kế hoạch sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ phát hành trái phiếu chuyển đổi để tỷ lệ sinh lời của tài sản được tài trợ bằng phát hành trái phiếu lớn hơn chi phí trả cho trái phiếu thì lợi nhuận sau thuế sẽ tăng lên.
Thứ tư, thu hút nhà đầu tư chiến lược trong và ngồi nước tham gia góp vốn mua cổ phần. Thơng qua việc thu hút, lựa chọn nhà đầu tư chiến lược tham gia
góp vốn mua cổ phần sẽ giúp ngân hàng tăng quy mô vốn chủ sở hữu và đem lại nhiều sự hỗ trợ, hợp tác tích cực từ phía nhà đầu tư chiến lược trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngồi ra có thể học hỏi, tiếp nhận kỹ năng quản trị ngân hàng tiên tiến và nhận chuyển giao công nghệ hiện đại phục vụ hoạt động ngân hàng nhằm thúc đẩy khả năng thanh tốn, phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Để giải pháp này phát huy hiệu quả, NH TMCP Á Châu cần xây dựng tiêu chí rõ ràng và có chính sách thích hợp để thu hút, lựa chọn nhà đầu tư chiến lược tham gia góp vốn, mua cổ phần. Tùy theo nhu cầu phát triển và năng lực đàm phán, ACB sẽ đưa ra tiêu chí cụ thể về nhà đầu tư chiến lược, tiêu chí lựa chọn có thể gồm: nhà đầu tư chiến lược là tập đồn kinh tế hoặc doanh nghiệp lớn có thực lực tài chính để góp vốn đầu tư lâu dài, có thể hỗ trợ ngân hàng trong hoạt động kinh doanh (mở tài khoản tiền gửi, sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, kết hợp hoặc
tạo điều kiện cho ngân hàng trong việc cung ứng các sản phẩm ngân hàng, … hỗ trợ khi ngân hàng gặp khó khăn như gửi thêm tiền hoặc khơng rút tiền hoặc vận động tổ chức, cá nhân khác khơng rút tiền khi ngân hàng gặp khó khăn về chi trả, góp thêm vốn vào khi ngân hàng có nhu cầu); việc chuyển giao kỹ năng quản trị và công nghệ hoạt động ngân hàng tiên tiến theo quy định và thông lệ quốc tế nhằm giúp ngân hàng nâng cao năng lực quản trị, kiểm sốt và phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
4.3.1.2 Lành mạnh hóa tài chính
Ngân hàng cần tập trung nâng cao chất lượng tài sản có của ngân hàng. Cho tới nay, tỷ lệ nợ xấu của ACB đã được giảm đáng kể xuống dưới mức quy định của Chính phủ là 3% nhưng ACB vẫn cần đưa tỷ lệ nợ xấu xuống càng thấp càng tốt (dưới 2%) để hoạt động kinh doanh ngân hàng có thể đẩy mạnh nhờ tạo được lịng tin và lành mạnh hóa tài chính. Để nâng cao chất lượng tài sản của ngân hàng, vấn đề đầu tiên là ngân hàng cần tập trung chỉ đạo, xử lý nợ xấu tồn đọng theo hướng:
- Xử lý dứt điểm nợ tồn đọng bằng việc cơ cấu lại nợ quá hạn, phân loại ngun nhân phát sinh để có hướng xử lí như phát mại tài sản thế chấp, bắt buộc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, sử dụng nguồn dự phòng bù đắp. Đối với các trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn tạm thời cần có biến pháp hỗ trợ để họ khai thơng những khó khăn, tạo nguồn trả nợ cho ngân hàng.
- Theo dõi sát sao các khoản nợ đã cho vay nhưng chưa đến hạn, xây dựng hệ thống thông tin về khách hàng cũng như theo dõi chặt chẽ tình hình kinh doanh của khách hàng.
- Đối với các khoản nợ quá hạn nhưng vẫn có khả năng thu hồi ngân hàng cần tiến hành đôn đốc sát sao, phối hợp với khách hàng để tìm ra phương án trả nợ. Đối với các khoản nợ tồn đọng khơng có đảm bảo nhưng con nợ vẫn đang hoạt động, ngân hàng nên bán lại nợ hoặc trong một số trường hợp thích hợp và có thể tiến hành chuyển đổi nợ thành vốn góp liên doanh (sau đó ngân hàng có quyền chuyển nhượng phần vốn góp này). Đối với các khoản nợ có đảm bảo, ngân hàng nên chủ động tích cực xử lý, khai thác tài sản đảm bảo nợ vay để bù đắp thiệt hại
cho các khoản vốn bị mất. Bên cạnh việc tìm cách phát mại tài sản đảm bảo nợ chưa bán được ngân hàng cần có kế hoạch sử dụng tài sản ấy để có thể thu hồi được khoản nợ.
Trên cơ sở kết quả xử lý nợ đã đạt được, NH TMCP Á Châu sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, khẩn trương áp dụng các mơ thức quản trị tín dụng hiện đại, áp dụng việc phân loại nợ và trích lập DPRR theo chuẩn mực quốc tế để đảm bảo lành mạnh hóa tình hình tài chính theo đúng các chuẩn mực quốc tế. NH phải khống chế mức tăng trưởng cho vay phù hợp với mức tăng trưởng kinh tế và nguồn vốn để đảm bảo tăng trưởng tín dụng bền vững. Để thực hiện tốt các cơng việc trên, ngân hàng cần phải xây dựng, hoàn thiện đội ngũ tín dụng, đặc biệt là cán bộ thẩm định dựa án phải có trình độ chun mơn cao, phẩm chất đạo đức cũng như xây dựng quy trình kiểm tra, kiểm sốt nội bộ chặt chẽ để hạn chế tiêu cực trong thẩm định, đánh giá quyết định cho vay. Ngoài giải pháp xử lý nợ xấu cũng như ngăn chặn các khoản nợ xấu phát sinh, để lạnh mạnh hóa tài chính ngân hàng nên mở rộng và đa dạng hóa các hình thức đầu tư như đầu tư vào trái phiếu, tín phiếu kho bạc, thuê mua tài chính, liên doanh liên kết… Các hoạt động này sẽ giúp cho ngân hàng phân tán rủi ro mà vẫn đảm bảo lợi nhuận.