Cơ hội và thách thức đối với hoạt động kinh doanh của ngânhàng thương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 108 - 112)

3.3.3 .Nguyên nhân của những điểm yếu

4.1. Cơ hội và thách thức đối với hoạt động kinh doanh của ngânhàng thương

4.1. Cơ hội và thách thức đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu mại cổ phần Á Châu

4.1.1 Những cơ hội

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Á Châu hiện nay có khá nhiều cơ hội. Thứ nhất, hội nhập ngày càng sâu, rộng vào cộng đồng kinh tế quốc tế của Việt Nam đã đem lại cho hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và ACB nói riêng những điều kiện phát triển mới. Khi những rào cản đối với các ngân hàng nước ngoài được tháo bỏ mở ra một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng. Các ngân hàng nước ngoài được hoạt động toàn diện hơn trên thị trường ngân hàng trong khi các ngân hàng nội sẽ không ngừng cải tiến sản phẩm và nâng cao dịch vụ của mình để cùng cạnh tranh. Như vậy, hội nhập quốc tế tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng nước ngoài và trong nước. Đây cũng được coi như “cú hích” để ACB phải nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Hội nhập quốc tế không chỉ giúp cho Ngân hàng TMCP Á Châu nâng cao năng lực cạnh tranh mà còn là cơ hội để ACB liên kết hợp tác với nước ngoài trong chuyển giao công nghệ, phát triển sản phẩm và khai thác thị trường.

- Hội nhập quốc tế tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho ACB mở rộng khả năng tiếp cận của các ngân hàng đối với các khu vực thị trường mới, các nhóm khách hàng có mức độ rủi ro thấp. Các ngân hàng nội sẽ có thêm cơ hội học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ cơng nghệ và quản trị ngân hàng, đồng thời các ngân hàng trong nước cịn có khả năng huy động các nguồn vốn từ thị trường tài chính quốc tế và sử dụng vốn có hiệu quả hơn để giảm thiểu rủi ro và các chi phí cơ hội.

- Hội nhập kinh tế cũng góp phần thúc đẩy q trình thu hút nguồn vốn đầu tư, tạo điều kiện giúp các ngân hàng thương mại phát triển các mối quan hệ đại lý, thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, hợp tác đầu tư và trao đổi công nghệ... Hơn

nữa, việc Việt Nam gia nhập WTO cũng thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước chủ động trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường để tồn tại và phát triển, không chỉ ở trong nước mà cịn mở rộng hoạt động ra nước ngồi. Ngồi ra, việc mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng sẽ thúc đẩy NHNN nâng cao năng lực và hiệu quả điều hành, thực thi chính sách tiền tệ, chia sẻ thơng tin với các ngân hàng Trung ương khác.

Thứ hai, hệ thống văn bản pháp lý của ngân hàng Việt Nam ngày càng được hoàn thiện phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Trong điều kiện hiện nay, hệ thống thể chế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng đang được tập trung hoàn thiện. Đặc biệt từ 1-1-2011, Luật Các Tổ chức tín dụng (sửa đổi) và Luật Ngân hàng Nhà nước bắt đầu có hiệu lực. Trong đó, thẩm quyền và tính tự chủ của NHNN trong việc chủ động, linh hoạt sử dụng các cơng cụ chính sách tiền tệ đã được xác định rõ ràng. Luật NHNN sửa đổi cũng xác định rõ thẩm quyền của NHNN trong việc giám sát an tồn hoạt động của các TCTD thơng qua hai hoạt động giám sát và thanh tra, cùng với việc thành lập Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng thuộc NHNN nhằm đảm bảo sự quản lý chặt chẽ hơn đối với hệ thống TCTD và an tồn hệ thống ngân hàng, có khả năng chống đỡ kịp thời những biến động kinh tế khó lường từ bên ngồi trong xu thế tồn cầu hóa.

Luật các TCTD năm 2010 đã có nhiều qui định nhằm nâng cao mức độ an toàn trong hoạt động của TCTD trên cơ sở quán triệt quan điểm: TCTD là doanh nghiệp đặc biệt, cần được quản lý một cách đặc biệt và tiếp cận sát với thông lệ quốc tế về các yêu cầu bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng.

Sau khi ban hành Luật các TCTD mới, các văn bản pháp lý về hoạt động ngân hàng cũng được xem xét để điều chỉnh, các qui định an toàn đối với các TCTD được điều chỉnh theo hướng phù hợp dần với các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế, nổi bật là Thông tư số 02/2013/TT-NHNN và Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014, thông tư 04/2015/ TT-NHNN và thông tư 09/2015/TT-NHNN ngày 17/07/2015. Những thông tư này quy định về giới hạn tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng cũng như dự phịng và xử lý rủi ro. Ngân hàng Nhà nước

cũng đang cố gắng tăng trường tính an tồn của các hoạt động ngân hàng và triệt để thực hiện các quy định Basel II và tiến hành tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

Như vậy, trong bối cảnh mới hiện nay, ACB cần phải có những biện pháp để nắm bắt cơ hội trên để thốt khỏi khó khăn và tăng trưởng bền vững.

4.1.2 Những thách thức

Hội nhập cộng đồng tài chính quốc tế đem lại cho NHTM Việt Nam nhiều cơ hội những cũng lắm thách thức:

Thứ nhất, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường ngân hàng Việt Nam đang tạo ra những áp lực lớn nhất là đối với các ngân hàng có năng lực cạnh tranh thấp, khiến họ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh và đặc biệt là có được niềm tin của khách hàng.

Hoạt động của các ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngồi trên thị trường Việt Nam đang ngày càng mở rộng, nhất là từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Họ là những đối thủ cạnh tranh “đáng gờm” của các ngân hàng Việt Nam bởi ưu thế vượt trội về năng lực tài chính, khả năng điều hành và quản lý các hoạt động ngân hàng. Không những thế, đội ngũ cán bộ của họ luôn đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Đồng thời, hệ thống các ngân hàng nước ngồi ln được trang bị công nghệ hiện đại nhất để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Điều đó làm các NHTM của Việt Nam nói chung và ngân hàng TMCP Á Châu nói riêng phải nỗ lực rất lớn mới có thể cạnh tranh, giữ vững và mở rộng thị phần của mình.

Thứ hai, hệ thống văn bản pháp lý quản lý ngân hàng mặc dầu đã được hòa thiện nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập. Hậu quả của cuộc suy thoái kinh tế và khủng hoảng trong ngành ngân hàng thời gian qua đã làm cho hệ thống văn bản pháp lý cũ trở nên khơng cịn phù hợp. Những văn bản pháp lý được xây dựng theo chuẩn mực quốc tế cũng khơng hồn tồn có thể áp dụng vào thực tế Việt Nam. Điều này làm cho việc quản lý trở nên khó khăn hơn trong cả hệ thống ngân hàng lẫn nội bộ của một NHTM.

Thứ ba, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng tuy đã triển khai mạnh nhưng chưa dựa trên thực tế và chưa xây dựng được mơ hình phù hợp nên chất lượng hoạt động

kém. Các ngân hàng tự thực hiện tái cấu trúc để thốt khỏi khó khăn nhưng lại khiến mất đồng bộ trong tồn hệ thống ngân hàng. Điều đó gây khó khăn cho sự quản lý chung của Ngân hàng Trung ương cũng như các NHTM gặp phải những bất cập trong quá trình thực hiện.

Những thách thức trên địi hỏi ACB phải tìm ra được những giải pháp để có thể đối mặt một cách chủ động nhằm tồn tại và phát triển trong thời gian tới.

4.2 Định hướng phát triển của ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu

Các mục tiêu (tài chính tín dụng) phát triển chủ yếu giai đoạn 2020 – 2025:

• Tổng tài sản tăng 15%.

• Tiền gửi khách hàng tăng 15%.

•Tín dụng tăng 13%, (theo hạn mức Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phân bổ ngày 14/3/2019.)

• Tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.

•Lợi nhuận trước thuế Tập đồn khoảng 7.279 tỷ đồng. Định hướng phát triển trung và dài hạn của ACB:

- Triển khai dự án Hệ thống quản lý nợ DMS để mang lại hiệu quả hơn trong quản lý nợ và xử lý nợ xấu, nợ quá hạn.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động vận hành. Với định hướng “cơng nghệ hóa” q trình cung ứng sản phẩm dịch vụ đến khách hàng, dự án này có mục tiêu chính: (i) tự động hóa q trình vận hành để tăng năng suất và giảm thiểu chi phí, (ii) ứng dụng cơng

nghệ để kiểm sốt tốt rủi ro, (iii) ứng dụng công nghệ để cung ứng sản phẩm dịch vụ đến khách hàng nhanh hơn, góp phần gia tăng trải nghiệm khách hàng tại ACB.

- Số hố quy trình xử lý nghiệp vụ (Digitalization): vận hành hệ quản lý nội dung tài liệu điện tử (electronic content management, viết tắt là ECM) và hệ quản lý quy trình kinh doanh (business process management, viết tắt là BPM), triển khai BPM đối với quy trình mở sỉ tài khoản thanh tốn và quy trình mở sỉ thẻ ghi nợ và thẻ trả trước.

- Xây dựng quy trình kinh doanh ACMS: thực hiện quản lý quan hệ khách hàng và các tương tác với khách hàng hiện hữu của ACB cũng như những cá nhân

và tổ chức có tiềm năng trở thành khách hàng của ACB, quản lý thơng tin khách hàng và q trình bán hàng một cách hiệu quả nhất, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đảm bảo chất lượng phục vụ khách hàng.

4.3 Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 108 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w