Kết quả kinh doanh của ngânhàng thương mại cổ phần Á Châu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 66 - 70)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Tổng quan về ngânhàng Thương mại cổ phần Á Châu

3.1.2. Kết quả kinh doanh của ngânhàng thương mại cổ phần Á Châu

Với tầm nhìn và chiến lược đúng đắn, chính xác trong đầu tư công nghệ và nguồn nhân lực, nhạy bén trong điều hành và tinh thần đoàn kết nội bộ, trong điều kiện ngành ngân hàng có những bước phát triển mạnh mẽ và môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện cùng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, ACB đã có những bước phát triển nhanh, ổn định, an toàn và hiệu quả. Năm 2018 là năm cuối cùng trong lộ trình 5 năm của ACB vừa tập trung vào hoạt động ngân hàng lõi vừa xử lý triệt để các vấn đề tồn đọng. Các kết quả đạt được trong năm đều ở trên mức

bình quân ngành, cho thấy sự tăng trưởng vượt trội và toàn diện, và tạo một nền tảng vững chắc cho các năm tiếp theo. Vốn điều lệ của ACB ban đầu với 34 cổ đông đầu tiên đóng góp 20 tỷ đồng để thành lập ngân hàng. Tới hết tháng 12/2018, vốn điều lệ của ACB đã là 12.886 tỷ đồng, tăng hơn 644,3 lần so với ngày thành lập. Tổng tài sản năm 1994 là 312 tỷ đồng, đến nay đã đạt 329.333 tỷ đồng, tăng 1.055,5 lần.

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB giai đoạn 2016 – 2018 Chỉ tiêu

Tổng tài sản

Tiền gửi khách hàng Cho vay khách hàng Lợi nhuận trước thuế

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2016,2017, 2018

Giai đoạn 2016 – 2018 là giai đoạn bứt phá và tăng trưởng đối với tất cả hệ thống ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng TMCP Á Châu nói riêng. Ngân hàng đã vượt qua khó khăn thời kỳ khủng hoảng giai đoạn trước và phát triển nên tất cả các chỉ tiêu đều có sự tăng lên khá lớn theo từng năm. Những hoạt động của ngân hàng đều thể hiện sự tích cực trong việc thực hiện lộ trình tái cơ cấu, xử lý các vấn đề tồn đọng như nợ xấu, thoái vốn đầu tưcủa giai đoạn trước… ACB đang có những bước tăng trưởng phù hợp.

Hình 3.1: Tổng tài sản của ACB giai đoạn 2014 -2018

Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2018

Tài sản có chủ yếu của ngân hàng thương mại là dư nợ cho vay khách hàng cá nhân và tổ chức. Dư nợ cho vay đã liên tục tăng trong các năm từ 2016 tới 2018. Cuối năm 2017, dư nợ tín dụng đã đạt 198.462 tỷ đồng, tăng 21,46% so với năm 2016 nhưng tốc độ tăng trưởng này giảm còn 16,15% vào năm 2018. Tuy nhiên, đây vẫn là tỷ lệ rất cao.

Hình 3.2: Tổng dư nợ cho vay của ACB giai đoạn 2014 -2018

Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2018

Tổng thu nhập trong năm của ACB tăng 23%, trong đó thu nhập lãi thuần tăng 23%, đạt 10.363 tỷ đồng. Biên sinh lời (NIM) tăng 11 điểm so với năm 2017 đạt 3,38% nhờ vào môi trường kinh doanh được cải thiện hơn so với năm trước cộng với chất lượng và cấu trúc tài sản ngày càng tốt hơn.

Hình 3.3: Tổng thu nhập của ACB giai đoạn 2014 -2018

Thu nhập ngoài lãi (đặc biệt là mảng thu nhập từ dịch vụ) trong năm 2018 tiếp tục được tập trung đẩy mạnh nhằm nâng cao cơ cấu của mảng thu nhập này trên tổng doanh thu. Đến hết năm 2018, thu ngoài lãi đạt 3.670 tỷ đồng, tăng 23%, đóng góp đến hơn 26% trên tổng doanh thu. Tăng trưởng thu nhập ngoài lãi dựa trên nền tảng thu phí dịch vu tăng. Đặc biệt, thu từ phí dịch vụ tăng đến 26% đạt 1.498 tỷ đồng; hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư lãi 169 tỷ đồng; lãi từ hoạt động khác tăng 104% đạt 1.815 tỷ đồng nhờ vào hoạt động xử lý thu hồi nợ trong năm.

Trong năm 2018, ACB tiếp tục mạnh tay phân bổ ngân sách, đầu tư chiến lược cho các nhiệm vụ phát triển dài hạn như các dự án nâng cấp hạ tầng cơng nghệ thơng tin, tăng chi phí nhân sự thu hút nhân tài và tổ chức nhiều cuộc thi sáng tạo nhằm đưa ACB đến gần hơn với cuộc cách mạng cơng nghệ tài chính (fintech). Chi phí trong năm 2018 vẫn được kiểm soát chặt chẽ với mức chi thực tế thấp hơn so với kế hoạch, và tốc độ tăng 8%.

Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô khá ổn định, ACB đã có một năm hoạt động tăng trưởng an tồn, hiệu quả, và ở một số chỉ tiêu chính, thực hiện vượt kế

hoạch.Tổng tài sản đạt 329 nghìn tỷ đồng, tăng 16% so với kế hoạch 18%.Ngay từ đầu năm, ACB đã hoạch định tăng trưởng tín dụng một cách hài hịa, ổn định cho từng thời kỳ trong năm. Kết thúc năm 2018, dư nợ cho vay tăng 16,2% và toàn dụng tối đa hạn mức tăng trưởng tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép, đạt 231 nghìn tỷ đồng, vượt chỉ tiêu kế hoạch là 15%. Huy động tiền gửi tăng 12% so với kế hoạch 18%, nhưng vẫn đảm bảo an toàn thanh khoản và tỷ lệ an toàn (LDR~77%). Tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức 0,73%, dưới mức 2%. Lợi nhuận trước thuế là 6.389 tỷ đồng, tăng 141% so với năm 2017 và vượt 12% so với mức kế hoạch là 5.699 tỷ đồng.

Như vậy, với nỗ lực khơng ngừng để hồn thiện nền tảng hoạt động, ACB đang bước vào giai đoạn xây dựng năng lực nhằm khẳng định và nâng cao vị thế của mình trên thị trường.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w