Mặt khác việc tham gia TPP thúc đẩy cải cách thể chế, hoàn thiện hệ

Một phần của tài liệu Những cơ hội và thách thức cho các NHTM tại việt nam khi việt nam gia nhập TPP khoá luận tốt nghiệp 340 (Trang 66 - 68)

thống pháp luật và năng lực hoạt động của các cơ quan quản lý tài chính. Cơ quan quản lý hoạt động ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính cũng phải tính đến việc cải cách căn bản năng lực hoạt động, xây dựng và thực thi chính sách, hồn thiện khn khổ pháp lý phù hợp với thông lệ quốc tế. Hội nhập quốc tế đòi hỏi phải loại bỏ các biện pháp bảo hộ, bao cấp vốn, tài chính đối với các NHTM nhà nước, điều này tạo ra cho lãnh đạo các NHTM nhà nước có thêm động lực để tự cải cách, tăng cường năng lực cạnh tranh bằng chính mình, hạn chế trơng chờ, ỷ lại vào Nhà nước. Tất cả các biện pháp cải cách vĩ mô và vi mô nhằm tạo lập môi trường hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả, hệ thống tiền tệ ngân hàng có khả năng thích ứng cao đối với mơi trường tồn cầu hố.

2.3.4. Thách thức cho các Ngân hàng Thương mại khi Việt Nam gia nhậpTPP. TPP.

Có thể thấy, tham gia TPP cũng sẽ mang lại những thách thức lớn đối với

lĩnh vực dịch vụ tài chính - ngân hàng của Việt Nam. Trước đây, dịch vụ tài chính - ngân hàng là mảng hoạt động thương mại mà mức độ mở cửa thị trường là hạn chế và dè dặt nhất. Lần đầu tiên Việt Nam biết đến khái niệm cam kết mở cửa dịch vụ tài chính ngân hàng là trong đàm phán Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Mỹ, trong đó dịch vụ tài chính - ngân hàng đã làm quá trình đàm phán kéo dài mất 4 năm mới được hoàn tất. Sau khi Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Mỹ được ký kết vào năm 2000, Việt Nam cũng chỉ mở một cánh cửa hẹp cho Mỹ tham gia vào cung ứng dịch vụ ngân hàng - tài chính cùng nhiều quy định hạn chế. Trong khi đó, tham gia TPP, Việt Nam phải cam kết mở rộng ngành dịch vụ tài chính - ngân hàng với mức độ sâu hơn, xóa bỏ dần các điều kiện tiếp cận thị trường tài chính - ngân hàng và khơng chỉ cam kết với riêng Mỹ mà với 12 nước có trình độ phát triển khác nhau nên tác động của việc mở cửa dịch vụ tài chính - ngân hàng cũng sẽ lớn hơn. Cụ thể, phần lớn các nước tham gia đàm phán TPP có thị trường tài chính - ngân hàng rất phát triển (Hoa Kỳ, Úc, Singapore) hoặc đã mở cửa cho sự tham gia của nhà đầu tư nước ngồi (New Zealand) hoặc lợi ích sẽ khơng bị ảnh hưởng quá nhiều bởi việc mở cửa thị trường tài chính ngân hàng (Brunei) sẽ tạo những khó khăn nghiêm trọng trong những thỏa thuận mở cửa thị trường trong khuôn khổ đàm phán TPP. Hơn nữa, các nước phát triển, đặc biệt là Hoa Kỳ và Úc

sẽ có nhiều thuận lợi khi đưa ra những yêu cầu cao về mở cửa thị trường tài chính - ngân hàng, vơ hình chung tạo sức ép cạnh tranh đối với các nước đang phát triển (Chi-lê, Mexico, Malaysia), trong đó có Việt Nam. Một số thách thức cho ngành ngân hàng khi Việt Nam gia nhập TPP:

2.3.4.1.Sự cạnh tranh khốc liệt từ các NHTM nước ngoài ngay thị trường trong nước.

❖ Với sự tham gia ngày càng sâu rộng của ngân hàng nước ngoài, đặc biệt các định chế tài chính đến từ Mỹ, Nhật Bản và Úc thì áp lực cạnh tranh trong ngành sẽ ngày càng tăng lên. Các ngân hàng nước ngồi với tiềm lực tài chính và khả năng quản trị chuyên nghiệp sẽ gia tăng sức ép đối với khối ngân hàng trong nước

Mặc dù hiện nay các NHTM Việt Nam đã chủ động tăng quy mô vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh và tăng sức cạnh tranh. Nhưng so với các nước trong TPP, quy mô vốn của các NHTM Việt Nam còn hạn chế. Các ngân hàng đã mở thêm nhiều chi nhánh xong việc tiếp cận dịch vụ ngân hàng vẫn ở mức hạn chế. Nếu so sánh với một số nước trong khu vực và trên thế giới nói chung thì khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng tại Viêt Nam còn chưa cao (theo IMF, tính đến năm 2012, tỷ lệ chi nhánh, phịng giao dịch trên 100.000 người dân Việt Nam chỉ đạt 3,17 thấp hơn nhiều so với Thái Lan - 11,7, Indonesia - 9,59 và các nước OECD - 27), mức độ phân bố các chi nhánh và phòng giao dịch chưa đồng đều, chủ yếu tập trung ở các vùng kinh tế trọng điểm như thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Điều này sẽ tăng cơ hội tiếp cận thị phần khách hàng trong nước cho các ngân hàng quốc tế của các nước, đe dọa thị trường tiềm năng của ngân hàng trong nước. Việc tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng trong nước cịn gặp nhiều khó khăn có thể dẫn tới việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng do các ngân hàng nước ngoài nếu được cung cấp của khách hàng. Hơn nữa, với lợi thế về quy mô của các ngân hàng nước ngồi, các khoản chi phí dịch vụ cũng như mức lãi suất áp dụng có thể hấp dẫn hơn nhiều so với các ngân hàng trong nước.

Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các NHTM Việt Nam với các ngân hàng nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam còn trên phương diện số lượng, chất lượng và tiện ích của các sản phẩm, dịch vụ mà các ngân hàng cung cấp. Các loại dịch vụ mà các NHTM Việt Nam cung cấp chưa đa dạng (đây chính là một trong những tồn đọng của hệ thống các NHTM Việt Nam). Chủ yếu các sản phẩm cung cấp cho khách hàng là các sản phẩm kinh doanh truyền thống. Các ngân hàng tập trung cung cấp các sản phẩm tín dụng mà riêng mảng dịch vụ chưa thực sự được

Tên ngân hàng nước ngoài

Tỷ lệ sở hữu Tại ngân hàng

HSBC 20% Techcombank

chú trọng. Trong khi hội nhập ngày càng sâu rộng thì các nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng ngày càng tăng, đặc biệt là các dịch vụ phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu. Neu các NHTM Việt Nam không đánh giá được tiềm năng của mảng dịch vụ này thì lại là cơ hội cho các ngân hàng nước ngoài thâm nhập sâu hơn vào ngành ngân hàng Việt Nam. Điều này có thể thấy qua cơ cấu lợi nhuận kém bền vững, với 80% lợi nhuận của hệ thống NHTM Việt Nam là thu nhập từ lãi (cao hơn nhiều so với trung bình các nước trong khu vực Đông Nam Á) và tỷ lệ thu nhập phi lãi trên tổng thu nhập ở mức rất thấp, chỉ trên 15% vào cuối năm 2012 (đứng thứ 4 tính từ thấp đến cao trong 200 nước do WB tổng hợp). Như vậy ngay trong định hướng phát triển cơ cấu các sản phẩm, dịch vụ của các NHTM Việt Nam còn chưa hợp lý.

❖Chiến lược “bán lẻ” của các ngân hàng nước ngoài với những thế mạnh về sản phẩm dịch vụ, công nghệ, kỹ năng tiếp cận khách hàng chuyên sâu.. có thể khiến ngân hàng nội địa mất dần các phân khúc thị trường quan trọng, và là vấn đề mà các ngân hàng Việt Nam cần đặc biệt quan tâm.

So với các ngân hàng nước ngoài đặc biệt là các ngân hàng tại các nước phát triển hàng đầu thế giới thì số lượng sản phẩm,dịch vụ mà các NHTM Việt Nam cung cấp hạn chế hơn rất nhiều. Đặc biệt trong đó chủ yếu là các sản phẩm, dịch vụ truyền thống.

So sánh một chút về mức lãi suất cho vay tại thời điểm năm 2014: Đối với xuất khẩu, các doanh nghiệp của Việt Nam mặc dù đã được hưởng ưu đãi nhưng vẫn đang vay với lãi suất là 8 - 10%/năm. Trong khi doanh nghiệp của các nước có mặt hàng xuất khẩu cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam lại đang vay với lãi suất thấp hơn nhiều, chẳng hạn như Trung Quốc là 6,6%, Thái Lan là 6,9%, Malaysia là 4,9%. Chưa kể với các nước trong TPP nhờ lợi thế quy mô mà mức lãi suất áp dụng cho khách hàng rất ưu đãi dẫn đến cạnh tranh lớn cho các ngân hàng trong nước.

Chất lượng dịch vụ của ngân hàng còn được thể hiện qua mức độ hài lòng, sự trung thành của khách hàng. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ các ngân hàng Việt Nam chưa được đánh giá chưa cao do thực tế cho thấy, hiện tượng các ngân hàng trong nước tranh giành khách hàng của nhau là phổ biến. Điều này chứng tỏ, khách hàng chưa hài long với chất lượng dịch vụ của ngân hàng này nên mới quyết định chuyển qua sử dựng của ngân hàng khác. Vấn đề này đặt ra một sự đáng lo ngại lớn cho các ngân hàng nội địa khi có sự tham gia của các ngân hàng nước ngồi thì số lượng khách hàng có thể bị lơi kéo đi là rất lớn do các ngân hàng nước ngồi đã có kinh nghiệm phát triển lĩnh vực dịch vụ ngân hàng lâu năm, cũng như có nền tảng cơng nghệ hiện đại, nhân sự được tuyển dụng đào tạo bài bản, hệ thống quy trình phối hợp vận hành chặt chẽ và chất lượng dịch vụ cao.

2.3.4.2. Sức ép bị chi phối, thâu tóm.

Việc mở “room” tuy giúp các ngân hàng nội địa có thể tiếp nhận luồng vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài nhiều hơn, nhưng sức ép bị thâu tóm và chi phối cũng tăng cao. Viễn cảnh các doanh nghiệm niêm yết trong lĩnh vực sản xuất - thương mại đã từng bị nhà đầu tư nước ngồi chi phối, thao túng có thể lặp lại đối với lĩnh vực Ngân hàng. Và điều này càng có thể xảy ra khi vẫn chưa đưa ra được bài toán giải quyết rõ ràng cho vấn đề sở hữu chéo giữa các ngân hàng Việt Nam.

Một trong những vấn đề cịn tồn đọng trong hệ thống ngân hàng đó là vấn đề sở hữu chéo, sự rắc rối của thực trạng này tạo ra sức ép bị thâu tóm cho các NHTM khi nhận nguồn vốn đầu tư FDI từ các tổ chức nước ngồi. Hệ thống ngân hàng hình thành một mạng lưới sở hữu chéo và cho vay theo quan hệ rất phức tạp:

Một phần của tài liệu Những cơ hội và thách thức cho các NHTM tại việt nam khi việt nam gia nhập TPP khoá luận tốt nghiệp 340 (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w