• Những diễn biến trên thị trường hàng hố và tài chính tồn cầu sẽ có ảnh
3.1. Chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước khi gia nhập TPP.
Sau gần 30 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới, đất nước ta đã từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ với các nước, tham gia tích cực và có trách nhiệm tại các diễn đàn, tổ chức quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần gia tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia, tiếp thu tinh hoa của văn minh nhân loại, cải thiện đời sống nhân dân, củng cố niềm tin của mọi tầng lớp nhân dân và cộng đồng quốc tế vào sự nghiệp phát triển và đổi mới của đất nước, góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế.
Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam bắt đầu từ rất sớm nhưng chủ yếu được đẩy mạnh từ sau khi Đảng ta phát động sự nghiệp đổi mới. Hội nhập kinh tế quốc tế là nội dung trọng tâm của Hội nhập quốc tế và là một bộ phận quan trọng, xuyên suốt của công cuộc đổi mới. Các quan điểm, chủ trương của Đảng về Hội nhập kinh tế quốc tế mang tính nhất qn, hệ thống, ln được cập nhật và mang tính kế thừa qua các kỳ Đại hội.
Tại đại hội Đảng lần thứ X năm 2006 cụ thể hóa, đưa ra các chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế”, “lấy lợi ích dân tộc làm mục tiêu cao nhất”, “hội nhập sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương”, “chuẩn bị tốt các điều kiện để ký kết các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương”.
Sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào tháng 1 năm 2007, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 5 tháng 2 năm 2007 về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững.
Đại hội Đảng lần thứ XI năm 2011 đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020, trong đó nhấn mạnh việc “khơng ngừng tăng cường
tiềm lực kinh tế và sức mạnh tổng hợp của đất nước để chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng và có hiệu quả”, và '“thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hịa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế...; tạo mơi trường hịa bình, ổn định để xây
dựng và phát triển đất nước”. Nghị quyết Đại hội XI đã nâng chủ trương “chủ động
và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác” lên thành “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”.
Thực hiện chủ trương: “Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” trong các nhiệm kỳ Đại hội X và XI, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã chấp thuận đề nghị của Chính phủ về đàm phán tham gia một số Hiệp định Thương mại tự do mới - Hiệp định TPP. Đây là Hiệp định có mức độ cam kết mở cửa thị trường cao hơn cam kết trong WTO và các Hiệp định thương mại tự do đã ký trước đây.
Để cụ thể hóa chủ trương này, ngày 10 tháng 4 năm 2013, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế ( Chi tiết xem tại Phụ lục 4) Trên cơ sở đó, Việt Nam đang chuyển sang giai đoạn hội nhập toàn diện: hội nhập giờ đây không chỉ giới hạn trong lĩnh vực kinh tế mà còn mở rộng trên nhiều lĩnh vực khác. Tuy nhiên, “hội nhập kinh tế là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thúc đẩy phát triển văn hóa, xã hội; hội nhập trong các lĩnh vực phải được thực hiện đồng bộ trong một chiến lược hội nhập quốc tế tổng thể với lộ trình, bước đi phù hợp với điều kiện thực tế và năng lực của đất nước” (trích Nghị quyết 22-NQ/TW).
Như vậy, với Nghị quyết 22-NQ/TW, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế quốc tế của Việt Nam đã chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn hội nhập toàn diện trên cả lĩnh vực cơ bản: kinh tế; chính trị, quốc phịng và an ninh; và văn hóa, xã hội, khoa học cơng nghệ và giáo dục, đào tạo.
Việc thực hiện chủ trương: “Chủ trương tích cực và chủ động hội nhập quốc tế” của Đảng và Nhà nước khi tham gia TPP, đã định hướng cho nền kinh tế Việt Nam phát triển dựa trên việc khai thác công tác hội nhập kinh tế quốc tế. Với việc tận dụng tối đa những lợi ích mà TPP mang lại cho nền kinh tế Việt Nam sẽ tạo bước phát triển nổi bật cho Việt Nam sau thành công của việc tham gia WTO.