CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước, cơ quan có thẩm quyền
Hoạt động của nền kinh tế Việt Nam mang nét riêng biệt bởi sự điều hành và dẫn dắt của Cơ quan nhà nước. Vai trò của Nhà nước đối với các DN nói chung và các NHTM nói riêng là vô cùng cần thiết và quan trọng. Để tạo nên được thành công trong phát triển kinh doanh cũng như xây dựng một môi trường văn hóa doanh nghiệp tốt cho doanh nghiệp thì NH Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền cần:
- Xây dựng và hồn thiện hệ thống, mơi trường pháp lý, tạo điều kiện để các NH có thể phát triển kinh doanh và hồn thiện văn hóa doanh nghiệp. NHNN và cơ quan có thẩm quyền cần phải ban hành, hoàn thiện và sửa đổi một số quy định của Luật liên quan đến văn hóa doanh nghiệp. Doanh nghiệp chính là cá thể giúp tăng trưởng nền kinh tế, do đó cần tạo điều kiện thuận lợi trong việc hỗ trợ phát triển về VHDN của các DN. Cần phải tạo ra được một sân chơi chung bình đẳng cho tất cả các ngân hàng, doanh nghiệp thông qua mơi trường pháp lý. Điều đó để nhằm khuyến khích
DN phát huy được các truyền thống VH trong kinh doanh, tăng tính cạnh tranh trong mọi lĩnh vực và trong cả VH doanh nghiệp, đảm bảo quyền và lợi ích bình đẳng trước pháp luật cho các doanh nghiệp.
- Tiếp tục đẩy mạnh và hoàn thiện việc thực thi các điều luật, bộ luật như: luật lao động, luật sở hữu trí tuệ, luật bảo hiểm xã hội, luật bảo hộ thương hiệu,... để đảm bảo cho người lao động và DN có đầy đủ quyền lợi. Bên cạnh đó cũng khuyến khích các NH nâng cao ý thức trách nhiệm để bảo vệ người lao động của mình.
- Cùng với đó, thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo hướng một đầu mối, loại bỏ bớt những thủ tục hành chính rườm rà, thiếu đồng bộ gây chồng chéo và khó khăn, làm hạn chế sự phản hồi từ phía các ngân hàng, doanh nghiệp. Việc loại bỏ sẽ tạo được điều kiện để mọi hoạt động được thực hiện dễ dàng và hiệu quả hơn.
- Đào tạo cán bộ Nhà nước có đầy đủ những phẩm chất đạo đức.
- Đẩy mạnh hơn nữa các công tác tuyên truyền các vấn đề liên quan đến văn hóa DN và cung cấp thêm thơng tin về nó cho mọi người biết, chú trọng đặc biệt đối với VH tại các DN mạnh. Tổ chức thêm nhiều các khóa đào tạo, hội thảo, tọa đàm. Xây dựng các Website dành riêng cho việc cung cấp thông tin cũng như tư vấn các vấn đề về văn hóa DN của những DN đã thành cơng cho những DN mới.
- Nâng cao nhận thức về VHDN đến các DN, đến xã hội bằng cách tích cực tuyên truyền, phổ biến rộng rãi qua các phương tiện truyền thông, khuyến khích biểu dương các cá nhân, tổ chức có kết quả xuất sắc trong công tác phát triển văn hóa DN.
- Bằng việc gắn kết với nhau giữa các doanh nghiệp, phát huy vai trò của các hiệp hội DN, nhằm có những hoạt động trợ giúp giữa các DN với nhau, hỗ trợ nhau những điểm cịn thiếu xót của doanh nghiệp để cùng nhau xây dựng và phát triển các lĩnh vực khác nói chung và lĩnh vực về văn hóa doanh nghiệp nói riêng. Qua đó đẩy mạnh tính liên kết khối liên minh đoàn thể giúp phát triển mạnh mẽ, bền vững của của nền kinh tế nói chung và ngành NH nói riêng.
3.3.2. Đối với Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng VPBank
Các PGD nằm trong bộ máy của Hội sở chính VPBank nên hầu hết các hoạt động vĩ mơ của các PGD đều phải có sự cho phép, quyết định của Hội sở chính nên có thể
sẽ ảnh hưởng một phần nào đó đến hoạt động của PGD. Vì vậy, Hội sở cần linh hoạt hơn trong các hoạt động, cho phép các Chi nhánh, PGD chủ động hơn trong các hoạt động
- Hội sở VPBank cần tiếp tục phát huy các giá trị văn hóa mang bản sắc đặc trưng của doanh nghiệp, định hướng và chọn lọc những giá trị VH mới, phù hợp với nhu cầu và hồn cảnh của DN mình.
- Hỗ trợ cho các Khu vực, các Chi nhánh, Phòng giao dịch nhân lực cũng như vật lực một cách tốt nhất, chia sẻ những kiến thức, kĩ năng đã có nhằm giúp cho các Khu vực, Chi nhánh có thể phát triển ngành nghề kinh doanh một cách đa dạng, phát triển tốt hơn về kinh tế.
- Nâng cao hiệu quả chất lượng dịch vụ, qua đó mang lại sự trải nghiệm hài lòng của khách hàng trong quá trình sử dụng những dịch vụ, tiện ích của Ngân hàng. Nghiên cứu và tìm hiểu thị trường, thị hiếu của khách hàng, đẩy mạnh các hoạt động Marketing để mang lại hiệu quả hài lòng với mọi đối tượng KH kể cả khách hàng cá nhân hay khách hàng DN.
- Hội sở VPBank cũng như các PGD cần phải tuyển chọn ngay từ đầu đội ngũ nhân viên có chất lượng, xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ học vấn tốt, có trách nhiệm cao vì cộng đồng, ham học hỏi, nhiệt huyết, năng động và đặc biệt là ln đồn kết, chia sẻ, gắn bó cùng nhau trong công việc cũng như trong cuộc sống hàng ngày.
- Quan tâm và chú trọng đến đội ngũ cán bộ công nhân viên là chủ trương quan trọng mà hầu hết các tổ chức hiện nay đều làm theo. Nét VH của những thành viên trong doanh nghiệp sẽ được thể hiện qua hệ thống những giá trị mà doanh nghiệp vẫn đang theo đuổi. Vì vậy cần đào tạo, chấn chỉnh đội ngũ CBNV sao cho thật chuyên nghiệp với tác phong làm việc nghiêm túc và khi giao tiếp hằng ngày với khách hàng, với đồng nghiệp, đối tác và cấp trên, cấp dưới thì phải có thái độ tốt nhằm xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp đẹp, hướng tới sự chuyên nghiệp và giúp hiệu quả công việc được nâng cao hơn.
- VPBank luôn phải học hỏi, trau dồi thêm từ các nền VH doanh nghiệp lớn mạnh như Đức, Nhật Bản, Mỹ,... Ngân hàng VPBank nói chung và ban lãnh đạo
của Ngân hàng nói riêng cần có những hiểu biết rõ nét hơn đến vấn đề giao lưu VH. Những giá trị không phù hợp và khơng áp dụng được khi gặp khó khăn sẽ cần được loại trừ, còn những giá trị văn hóa mang tính tích cực sẽ nên được giữ gìn và phát huy. Như nền văn hóa ở Nhật Bản có thể học hỏi và áp dụng mọi người có sự đúng giờ trong công việc. Dù là cuộc họp với ban lãnh đạo hay cuộc hẹn với khách hàng; không tham nhũng, nhận hối lộ,...