CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
2.4. Đánh giá thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank
2.4.2. Tồn tại trong quá trình áp dụng văn hóa doanh nghiệp tại VPBank
Bên cạnh những thành tựu mà VPBank đã đạt được, vẫn cịn những hạn chế và tồn tại về văn hóa DN cần được khắc phục để cho văn hóa của VPBank ngày càng phát triển và lớn mạnh hơn.
- Một là, các tầm nhìn, mục tiêu, sứ mệnh chưa được các nhân viên nắm rõ và hiểu một cách sâu sắc. Mặc dù VPBank đã tuyên bố giá trị sứ mệnh, tầm nhìn và triết lý kinh doanh rộng rãi nhưng trên thực tế đa số nhân viên chưa có hiểu và nắm rõ được những vấn đề đó. Bởi lẽ, các giá trị nằm bên trong là tầm nhìn, sứ mệnh có được nhắc đến khi trong các buổi họp, buổi tổng kết tháng, tổng kết quý nhưng nó chỉ dừng lại ở khẩu hiệu. Ở các cuộc họp, nội dung chính hầu hết là bàn về những chỉ tiêu kinh doanh và chưa gắn nhiều đến công tác hoàn thiện VHDN. Các CBNV VPBank chỉ biết đến các hoạt động, sản phẩm hay các dịch vụ của NH và cố gắng phát triển để đạt được mục tiêu đó nhưng khơng phải ai cũng thuộc và biết đến tầm nhìn, sứ mệnh của ngân hàng.
- Hai là, tỷ lệ mặc đồng phục của nhân viên chưa được nhiều. Khi làm khảo sát, 100% nhân viên đều biết được rằng doanh nghiệp mình có đồng phục nhưng khi đi làm thì tỷ lệ nhân viên mặc đồng phục lại thấp 36% nhân viên luôn tuân thủ mặc
đồng phục hàng ngày. Phần lớn những nhân viên này họ thuộc khối Chăm sóc khách hàng, làm bên quầy lễ tân và là bộ mặt của Ngân hàng. 34% nhân viên thỉnh thoảng mặc thuộc đa số về khối văn phòng bên các bộ phận như bộ phận tín dụng hay trưởng, phó phịng.
- Ba là, các ấn phẩm về VHDN của 4 phòng Giao dịch và của hệ thống VPBank vẫn chỉ được lưu hành nội bộ để nhằm phát triển cũng như củng cố thêm kiến thức cho cán bộ nhân viên và chưa được ban hành rộng rãi ra ngoài cho khách hàng và đối tác có thể biết được.
- Bốn là, hiện nay thì các hoạt động với môi trường bên ngoài: các hoạt động từ thiện, chạy quảng cáo trên các trang page của VPBank hay các hoạt động xã hội hầu hết là từ Hội sở phát động rồi kêu gọi xuống các Khu vực, các Chi nhánh thực hiện. Vì vậy, cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động tương tác với môi trường với tư cách là của VPBank, ban lãnh đạo của Khu vực cũng cần luôn luôn cập nhật tình hình của bên ngồi xã hội để đưa ra được thêm nhiều các chính sách, những chương trình xã hội nhằm mang lại được mối quan hệ tốt đẹp của 4 phòng Giao dịch đối với mơi trường bên ngồi.
- Năm là, hạn chế trong việc áp dụng mơ hình văn hóa gia đình. Bởi lẽ, với mơ hình văn hóa gia đình, tập trung mọi quyền lực vào ban lãnh đạo và bộ phận quản lý, nhân viên khơng có quyền cao trong việc tự quyết định cơng việc vào các trường hợp đột xuất. Mơ hình này chú trọng đến con người và chưa tập trung vào nhiệm vụ nhân viên phải thực hiện.