Nguyên nhân của những tồn tại

Một phần của tài liệu Hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank 253 (Trang 69 - 72)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

2.4. Đánh giá thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank

2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại

2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan

- Do các CBNV của VPBank đều đến từ nhiều vùng quê không giống nhau nên việc phát triển văn hóa chung của tập thể cũng bị ảnh hưởng. Mỗi cá nhân trong doanh nghiệp có những hay cách nhìn nhận hay phong cách, tư duy khác nhau. Vì vậy rất khó để đảm bảo tất cả đều cùng thực hiện và nắm rõ được các giá trị VH chung của nội bộ DN.

- Ban Giám đốc và lãnh đạo chưa chú trọng nhiều vào công tác giới thiệu cũng như định hướng nhân viên tân tuyển về vấn đề VHDN, chưa tổ chức được các buổi đào tạo chính thống về VHDN cho CBNV mới. Bên cạnh đó, nếu chú trọng hơn vào cơng tác tuyển dụng, tuyển chọn được những nguồn nhân lực phù hợp sẽ tăng

cường đáng kể đến sự nhận thức về VHDN của DN. Mặt khác, về vấn đề đào tạo của doanh nghiệp chưa hiệu quả lắm. Việc thiết kế nên những nội dung cho các buổi đào tạo chưa được hấp dẫn và dễ hiểu khiến cho nhân viên không tập trung dẫn đến việc chưa hiểu rõ được về tầm nhìn, sứ mệnh của VPBank. Hơn nữa, việc đào tạo tại VPBank chưa mang tính chất thường xuyên để củng cố kiến thức. Các CBNV hầu như chỉ được tham gia buổi đào tạo đầu tiên và duy nhất. Vì vậy khi sau một thời gian dài làm việc nếu khơng được củng cố lại kiến thức thì sẽ khiến cho họ dần dần quên mất những gì mình đã được học.

2.4.3.2. Ngun nhân khách quan

- Cơng tác thực hiện, xây dựng những giá trị văn hóa mới tại 4 phòng Giao dịch vẫn cịn có phần thụ động và ít sáng tạo. Bởi do được thừa hưởng những nét đặc trưng về văn hóa sẵn có của VPBank.

- Vì đặc thù công việc, hoạt động trong lĩnh vực TCNH nên KH cá nhân hay KH tổ chức đều có những nhu cầu phát sinh, cần phải xử lý những công việc ấy tương đối nhiều nên hầu hết là giờ tan làm của các CBNV đều muộn hơn so với giờ làm của các cơng việc khác. Vì vậy thời gian hoạt động ngoại khóa sau giờ làm của các CBNV đều bị giảm thiểu và hạn chế đi phần nào. Do đó, những hoạt động này sẽ dành thời gian vào những dịp nghỉ lễ hay ngày nghỉ cuối tuần nhưng cũng sẽ vẫn không đủ thời gian để phát triển tốt hơn những hoạt động đó.

- Hiện nay sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng Thương mại khiến cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng gặp những trở ngại vì vậy ban lãnh đạo cũng như các cán bộ nhân viên vẫn chưa thật quan tâm và chú trọng vào công tác phát triển VHDN. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu kinh tế đã giới hạn phần nguồn lực mà Khu vực có thể đầu tư để phát triển và hồn thiện thêm VHDN như trang bị, sửa chữa lại cơ sở vật chất cả bên trong và bên ngoài để tăng thêm sự thu hút hơn đối với khách hàng và khuyến khích sự sáng tạo của nhân viên trong DN; tổ chức thêm được các buổi đào tạo về VHDN cũng như các buổi hội thảo, tọa đàm mời chuyên gia để hiểu hơn về VHDN,...

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 •

Chương 2 đã làm rõ các vấn đề về VHDN tại Ngân hàng TMCP VPBank. Bằng kết quả khảo sát thu được, VPBank đã có những thành công trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa riêng cho mình với những nét văn hóa đặc trưng. Đội ngũ CBNV của VPBank năng động và nhiệt huyết và VPBank có hệ thống giá trị VH bền vững đã tạo nên được lòng tin và sự trung thành cho KH. VPBank vẫn đang tiếp tục cố gắng đóng góp nỗ lực của mình để hoàn thiện hơn về nét VH của VPBank trong lòng mọi người, tạo nên nền văn hóa được nhìn nhận khác biệt với những tổ chức kinh tế khác. Trong khoảng thời gian được thực tập 3 tháng tại VPBank, cụ thể là Phòng giao dịch Đồng Xuân, bằng việc quan sát và tìm hiểu, em đã có cho mình những phân tích về thực trạng cơng tác hồn thiện VHDN theo quan điểm của Edgar Schein và theo quan điểm của bản thân. Không chỉ quan tâm đến những biểu hiện hữu hình như kiến trúc, khẩu hiệu, logo mà cả những giá trị vơ hình như những quan niệm chung cũng đang ngày càng được VPBank quan tâm và chú trọng hơn về những vấn đề này. Mặc dù các CBNV của 4 phịng Giao dịch có những nhận thức khác nhau về văn hóa doanh nghiệp nhưng nhìn chung VPBank đã đạt được những thành tựu trong việc hoàn thiện những giá trị VH đã có sẵn và gây dựng thêm những giá trị mới cho riêng DN của mình.

Ở chương này, em đã đưa ra những đánh giá dựa vào kết quả nghiên cứu, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân gây ra. Trên đó là tiền đề để giúp em có thể đưa ra những giải pháp hồn thiện ở chương 3.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG VÀ HOÀN THIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP VPBANK

Một phần của tài liệu Hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank 253 (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w