CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp
Q trình hình thành văn hóa doanh nghiệp là một q trình lâu dài và chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Trong nhiều yếu tố đó, phải kể đến 3 yếu tố ảnh hưởng quyết định nhất là Văn hóa dân tộc, Người Lãnh đạo, Những giá trị tích lũy.
1.4.1. Văn hóa dân tộc
Văn hóa dân tộc là tổng thể các giá trị đặc trưng về văn hóa dân tộc, được hình thành, tồn tại và phát triển trong suốt quá trình lịch sử lâu dài của đất nước. Nó mang trong mình tính bền vững, trường tồn và tiềm ẩn. Với mỗi nền văn hóa dân tộc khác nhau sẽ hình thành lên nền văn hóa doanh nghiệp khác nhau. Bản thân văn hóa doanh nghiệp là một nền tiểu nằm trong văn hóa dân tộc. Mỗi cá nhân trong nền văn hóa doanh nghiệp cũng thuộc vào một nền văn hóa dân tộc cụ thể, với một phần nhân cách tuân theo các giá trị văn hóa dân tộc.
Văn hóa dân tộc là một hệ thống rất nhiều yếu tố và vô cùng rộng lớn. Doanh nghiệp sẽ xem xét và đánh giá, từ đó đưa vào văn hóa của mình các yếu tố văn hóa phù hợp. Việt Nam là quốc gia có hàng ngàn năm văn hiến. Qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, dân tộc Việt Nam đã xây dựng nên quan điểm giá trị, nguyên tắc, hành vi và tinh thần cộng đồng mang bản sắc Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam có 54 dân tộc là 54 nền văn hóa khác nhau, tính đa dân tộc làm cho nền văn hóa nước ta thêm đa dạng, phong phú. Trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, bản thân mỗi doanh nghiệp cần phải tích cực tiếp thu kinh nghiệp của các nước phát
triển. Không những vậy cần phải nỗ lực thêm để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, làm hài hịa với bản sắc văn hóa dân tộc. Đặc điểm nổi bật của văn hóa Việt Nam là nền văn minh lúa nước, coi trọng tư tưởng nhân bản, ý chí tự lực tự cường. Tuy nhiên, văn hóa Việt Nam cũng có những điểm hạn chế như người Việt Nam dễ hài lòng với thực tại, dễ thỏa mãn, ngại cạnh tranh, tư tưởng “trọng nông khinh thương” đã làm cản trở đến việc mở rộng kinh tế thị trường, không dám đổi mới, đột phá gây trở ngại cho sự phát triển của các doanh nghiệp hiện đại.
Văn hóa doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững thì doanh nghiệp phải biết gắn kết với văn hóa dân tộc bản địa và xây dựng văn hóa doanh nghiệp dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc đó.
1.4.2. Người Lãnh đạo
Người lãnh đạo khơng chỉ là người quyết định các hoạt động kinh doanh cũng như chiến lược và mục tiêu của doanh nghiệp mà còn là người tác động đối với hầu hết các quyết định hình thành văn hóa doanh nghiệp. Người lãnh đạo chính là nhân tố quan trọng nhất quyết định đến việc hình thành văn hóa doanh nghiệp, là người sáng tạo ra những nét văn hóa đặc trưng của doanh nghiệp từ kiến trúc, khẩu hiệu, logo, tầm nhìn mục tiêu hay triết lý kinh doanh của doanh nghiệp mình. Theo thời gian, người lãnh đạo phản chiếu cái tôi cá nhân, phản chiếu hệ tư tưởng và tính cách của mình lên doanh nghiệp. Có thể thấy doanh nghiệp chịu ảnh hưởng không nhỏ từ người lãnh đạo.
Người lãnh đạo bao gồm:
Sáng lập viên: Họ là những người gắn bó từ lúc bắt đầu mới thành lập doanh
nghiệp. Sáng lập viên là người ghi dấu ấn đậm nét nhất lên văn hoá doanh nghiệp đồng thời tạo nên nét đặc thù của văn hoá doanh nghiệp. Một doanh nghiệp cũng giống như một con người, thời kỳ đầu mới thành lập là khoảng thời gian hình thành nhân cách. Trong thời kỳ này người sáng lập và lãnh đạo có nhiệm vụ lựa chọn hướng đi, môi trường hoạt động và các thành viên sẽ tham gia vào doanh nghiệp... Họ hình thành hệ thống giá trị văn hóa nền tảng ban đầu gồm việc định hướng những hoạt động, bước đầu tạo nên những nét đặc thù trong văn hóa doanh nghiệp.
Những giá trị nền tảng này có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp sau này. Có rất nhiều công ty nổi tiếng mà tên tuổi và sự thành công của chúng gắn liền với tên tuổi của người sáng lập như: HP với Hewlete và Packard, Microsoft với Bia Gates, Sony với Akio Morita... Những người sáng lập này ngay từ khi mới lập nghiệp đã có một lý tưởng kinh doanh rõ ràng với những mục tiêu lớn . Chính cái lý tưởng và mục tiêu kinh doanh sẽ định hình trong triết lý của doanh nghiệp, cuốn hút được sự tham gia của mọi người vào công việc của doanh nghiệp và đem lại cho những kết quả tốt đẹp vượt xa cả mong đợi.
Nhà lãnh đạo kế cận: Khi doanh nghiệp thay đổi nhà lãnh đạo, điều này có thể
đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải đối mặt với một trong hai tình huống sau: (1) doanh nghiệp sẽ chuyển sang một giai đoạn mới, với những thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu tổ chức, đội ngũ nhân sự, đường hướng chiến lược phát triển..., những thay đổi này tất yếu sẽ dẫn đến thay đổi cơ bản của văn hoá doanh nghiệp; (2) nhà lãnh đạo mới vẫn giữ nguyên đường lối chiến lược cũ, bộ máy nhân sự khơng có những thay đổi quan trọng nếu nền văn hóa đó phù hợp với hệ tư tưởng của nhà lãnh đạo mới và phù hợp với sự thay đổi của môi trường... Tuy nhiên trong tình huống này, văn hố doanh nghiệp vẫn sẽ thay đổi những là thay đổi một số yếu tố khơng đáng kể. Bởi lẽ văn hố doanh nghiệp bản thân nó là tấm gương phản chiếu tài năng, cá tính và những triết lý kinh doanh của người chủ doanh nghiệp.
1.4.3. Những giá trị tích lũy
Những giá trị này khơng phải là do có sẵn, do nhà lãnh đạo sáng tạo nên hay cũng khơng thuộc về văn hóa dân tộc mà là do tập thể doanh nghiệp cùng nhau tạo dựng và tích lũy.
- Đó là những kinh nghiệm tập thể của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp sẽ tồn tại các nền văn hóa nhóm như các phịng ban, bộ phận,... Bởi lẽ mỗi cá nhân trong nhóm đều có những tư tưởng văn hóa khác nhau. Qua quá trình hoạt động tập thể, các kinh nghiệm được tích lũy ngày càng nhiều bổ sung và làm phong phú thêm cho văn hóa của tổ chức.
- Những giá trị tích lũy này cịn được học hỏi từ những doanh nghiệp khác.
Mỗi doanh nghiệp đều có văn hóa riêng của mình. Chính văn hóa tổ chức làm nên nét riêng biệt của từng doanh nghiệp, giúp phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Có rất nhiều doanh nghiệp có những mối quan hệ hợp tác thay vì quan hệ đối đầu. Trong q trình hợp tác và phát triển, có rất nhiều những điểm độc đáo và tích cực trong văn hóa doanh nghiệp khác mà doanh nghiệp mình chưa có. Để từ đó chúng ta có thể rút ra và áp dụng vào đối với doanh nghiệp mình những giá trị văn hóa tốt đẹp ấy. Tuy nhiên khơng nên học tập một cách máy móc, mà phải chọn lọc những giá trị phù hợp, áp dụng vào doanh nghiệp một cách linh hoạt, sáng tạo. Điều quan trọng là cần xác định được giá trị đó có phù hợp với doanh nghiệp, tổ chức của mình hay khơng.
- Những giá trị văn hóa tiếp nhận từ nền văn hóa khác.
Hội nhập kinh tế quốc tế khiến cho nhiều nền văn hóa khác du nhập vào Việt Nam, những mặt tích cực của nó cũng có thể làm tài liệu nghiên cứu để doanh nghiệp có thể tham khảo cho doanh nghiệp mình. Các doanh nghiệp thường có xu hướng liên doanh, liên kết với nhau. Để tồn tại trong môi trường kinh doanh không chỉ trong nước mà cịn ở nước ngồi rất phức tạp, đa văn hóa, các doanh nghiệp khơng thể duy trì văn hóa doanh nghiệp mình giống như những lãnh địa đóng kín cửa mà phải mở cửa và phát triển giao lưu về văn hóa. Việc phát triển văn hóa giao lưu sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thêm cơ hội học tập, lựa chọn những mặt tốt về văn hóa của các doanh nghiệp khác nhằm phát triển mạnh nền văn hóa của doanh nghiệp mình và ngược lại.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của đề tài nghiên cứu đã khái quát được những cơ sở lý luận chung về văn hóa và văn hóa doanh nghiệp, bao gồm các khái niệm, các đặc trưng, các mơ hình, cấu trúc của văn hóa doanh nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển và định hướng của mỗi doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp không tồn tại độc lập mà nó ảnh hưởng bởi rất nhiều các yếu tố bên ngồi. Vì vậy muốn phát triển văn hóa doanh nghiệp trong tổ chức thì cần phải quan tâm đến các yếu tố, tìm và thay đổi những yếu tố không phù hợp để từ đó đưa ra được những hướng đi đúng đắn. Trong tình hình hội nhập kinh tế hiện nay, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị cho mình những lợi thế cạnh tranh riêng, tùy thuộc với năng lực của mình. Và yếu tố quan trọng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn đó là văn hóa doanh nghiệp.
Nhìn chung, có rất nhiều các mơ hình nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp của các tác giả khác nhau. Nhưng vì những ưu điểm và sự tương đồng trong cách tiếp cận nên em đã lựa chọn mơ hình nghiên cứu của Edgar H.Schein trong nội dung của khóa luận này. Đây là những tiền đề, cơ sở, góp phần hồn thiện cho hướng nghiên cứu của đề tài này.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP