CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Thu thập thông tin
Đề tài nghiên cứu dựa trên các thơng tin thứ cấp bao gồm: Lịch sử hình thành, phát triển, đặc điểm,cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của VCB Hải dương; Các văn bản của Bộ tài chính; NHNN Việt Nam, NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam; Các nghiên cứu trong nước và trên thế giới về hoạt động kinh doanh; Các tạp chí ngành và sách, báo, mạng internet có liên quan. Tác giả đã sưu tập nguồn thơng tin trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2014 về hoạt động huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Các tài liệu này cung cấp những thông tin cần thiết cho phần nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của luận văn, xác định các định hướng và nội dung nghiên cứu. Nguồn tài liệu từ báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối tài sản nguồn vốn…do phòng tổng hợp VCB Hải dương cung cấp. Các tài liệu về mơi trường ngành có liên quan: Báo cáo một số chỉ tiêu hoạt động chính các TCTD của NHNN tỉnh Hải dương. Các nguồn tài liệu này dùng để đánh giá tình hình hoạt động của các NHTM nói chung trên địa bàn và của VCB Hải dương nói riêng .
2.4.2. Tổng hợp, phân tích thơng tin2.4.2.1. Phương pháp thống kê mô tả 2.4.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để phân tích hoạt động huy động vốn của VCB Hải dương giai đoạn 2010 – 2014.
2.4.2.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu kinh tế xã hội. Trong luận văn tác giả sử dụng phương pháp:
- So sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và số liệu của kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đổi giữa số liệu của kỳ tính tốn với số liệu của kỳ gốc để tìm ra ngun nhân của sự biến động đó, từ đó đưa ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.
- So sánh số tương đối:
+Tỷ trọng: Được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.
+ Tốc độ thay đổi: Được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa mức thay đổi tuyệt đối giữa kỳ phân tích và kỳ gốc với kỳ gốc. Phương pháp chỉ ra tốc độ thay đổi của chỉ tiêu kinh tế so kỳ gốc. Cùng với các chỉ tiêu khác, chỉ tiêu này phản ánh được khả năng thay đổi giữa các kỳ và so sánh giữa chúng và tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu khác nhằm phân tích, đánh giá, tìm ngun nhân và đưa ra các biện pháp giải quyết.
+ Tốc độ thay đổi bình quân: Được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tốc độ thay đổi bình qn giữa kỳ phân tích và kỳ gốc, liên tiếp trong giai đoạn phân tích. Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ thay đổi bình quân trong suốt thời gian nghiên cứu, loại trừ những ảnh hưởng bất thường trong một kỳ cụ thể, nhằm phát hiện những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả bình quân và đề ra phương án cho kỳ tiếp theo.
2.4.2.3. Phương pháp liên hệ, đối chiếu
Liên hệ, đối chiếu là phương pháp phân tích sử dụng để nghiên cứu, xem xét mối liên hệ kinh tế giữa các sự kiện và hiện tượng kinh tế, đồng thời xem xét tính cân đối của các chỉ tiêu kinh tế trong quá trình hoạt động. Sử dụng phương pháp này cần chú ý đến các mối liên hệ mang tính nội tại, ổn
định, chung nhất và được lặp đi lặp lại, các liên hệ ngược, liên hệ xi, tính cân đối tổng thể, cân đối từng phần...
2.4.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
2.4.3.1. Chỉ tiêu đánh giá chi phí huy động vốn
Tỷ lệ chi phí trên vốn huy động
Nghiên cứu chỉ tiêu này để tìm giải pháp sao cho tỷ lệ chi phí trên vốn huy động thấp nhất từ đó thu về nguồn lợi nhuận cao nhất cho NH.
2.4.3.2. Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu các khoản huy động
Chúng ta sẽ so sánh những khoản vốn huy động có thời hạn dài so với thời hạn ngắn, khoản vốn nội tệ
định và tỷ trọng lớn nhất của từng khoản mục trong nguồn vốn huy động; từ đó có biện pháp để tăng các khoản vốn huy động có tính dài hạn.
2.4.3.3. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn:
Nghiên cứu chỉ tiêu này để thấy được số lượng vốn được sử dụng để cho vay trong tổng vốn huy động như thế nào. Hiệu suất này càng tăng là dấu hiệu tốt cho thấy số vốn huy động tận dụng tối đa, từ đó làm cho lợi nhuận thu được cũng tăng.
= Tổng chi phí Tổng vốn huy động
CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG, CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG