Tình hình biến động từng loại vốn huy động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh hải dương (Trang 55 - 70)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng huy động vốn tại VCB Hải Dương

3.2.3. Tình hình biến động từng loại vốn huy động

3.2.3.1. Vốn huy động theo kỳ hạn

Những năm qua, nhìn chung chiếm tỷ trọng lớn trong kỳ hạn huy động vốn của Vietcombank Hải Dương là vốn huy động ngắn hạn và không kỳ hạn. Vốn trung và dài hạn chỉ chiếm khoảng hơn 10% và có xu hướng giảm qua các năm. Về mặt tài chính, tỷ trọng vốn trung và dài hạn thấp là điều tốt bởi lãi suất huy động vốn bình quân sẽ thấp. Tuy nhiên, về mặt kinh doanh lâu dài thì đây là một hạn chế lớn của Vietcombank Hải Dương trong việc cho vay các khoản trung và dài hạn do bị hạn chế bởi chỉ tiêu an toàn vốn của NHNN: “Các NHTM chỉ được dùng không quá 25% vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn”. Mặt khác, lúc lãi suất lên thì ngân hàng gặp khó khăn khi lấy vay ngắn hạn để bù cho các khoản vay dài hạn trước đó, ngược lại lãi suất giảm thì ngân hàng có lợi (xét trong ngắn hạn).

Từ năm 2010 đến năm 2014 tổng nguồn vốn huy động có sự tăng trưởng tốt, tuy nhiên vốn trung và dài hạn có xu hướng giảm do có sự biến động liên tục của lãi suất nên khách hàng chuyển sang gửi tiền với kỳ hạn ngắn. Trong các năm 2010 đến 2011, do lạm phát tăng cao, lãi suất huy động tiền gửi thường ở mức trên 2 con số ( mức cao nhất VCB huy động lên tới 18%/ năm) người dân thường lựa chọn những kỳ hạn gửi dài hơn để sinh lợi. Hai năm trở lại đây, với các động thái tích cực từ NHNN trong việc điều chỉnh và giảm lãi suất tiền gửi nhằm hạ lãi suất cho vay, lãi suất huy động ở các ngân hàng đã giảm dần xuống 1 con số, hiện chỉ xoay quanh mức 4 – 6%. Do chênh lệch lãi suất giữa các kỳ hạn không đáng kể nên đa số khách hàng đã chuyển sang gửi các kỳ hạn ngắn để thuận tiện hơn trong việc sử dụng vốn nhàn rỗi lúc cần thiết, đồng thời nghe ngóng chính sách lãi suất và sự biến động của thị trường tiền tệ. Cụ thể:

Bảng 3.4. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn Đơn vị tính: tỷ đồng CHỈ TIÊU 1. Tiền gửi KKH - Tiền gửi CKH < 12 tháng - Tiền gửi CKH >= 12 tháng Tổng cộng

(Nguồn: Phòng Tổng hợp Vietcombank Hải Dương)

- Vốn huy động không kỳ hạn: Tỷ trọng vốn huy động không kỳ hạn

ngày càng tăng, nếu năm 2010 nguồn vốn này chỉ chiếm 20% tổng nguồn vốn huy động thì đến năm 2014 là 24% tổng nguồn vốn huy động. Vốn huy động khơng kỳ hạn có sự tăng lên là do đã có thêm nhiều tổ chức, cá nhân mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại Vietcombank Hải Dương.

- Vốn huy động ngắn hạn: Năm 2010 nguồn vốn này chiếm 67% tổng

nguồn vốn huy động và khơng có biến động nhiều qua các năm. Tuy nhiên, về số liệu tuyệt đối thì nguồn vốn này có sự tăng trưởng lớn, cụ thể số tiền huy động năm 2014 đạt 3.514 tỷ đồng tăng 1880 tỷ đồng tương ứng tăng 111% so với năm 2010.

- Vốn huy động trung và dài hạn: Tỷ trọng của nguồn vốn trung và dài

trung, dài hạn trong tổng nguồn vốn giảm cịn 9%, tuy nhiên về số tuyệt đối vẫn có sự tăng trưởng qua các năm ( số liệu năm 2014 tăng 125 tỷ đồng so với năm 2010). Tuy nhiên, mức độ tăng đó khơng đáp ứng đủ mức độ tăng của sử dụng vốn trung dài hạn. Điều đó cho thấy một số vấn đề Vietcombank Hải dương cần quan tâm ở đây là tình trạng mất cân bằng kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, tiềm ẩn rủi ro lãi suất do mất cân đối kỳ hạn, rủi ro thiếu vốn trung dài hạn, và trong tương lai có nguy cơ thiếu vốn trung dài hạn.

3.2.3.2. Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng

Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng tại VCB Hải dương trong những năm vừa qua cũng có sự dịch chuyển theo hướng tích cực và phù hợp với chiến lược của hệ thống Vietcombank. Đó là tăng tỷ lệ nguồn vốn huy động từ dân cư.

(Đ/vị tính: tỷ đồng) 6000 5000 4000 3000 2000 1000 0 D©n c Tỉ chøc

Hình 3.5: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng khách hàng

do sự ổn định cũng như tính dài hạn của nó. Khác với dân cư, nguồn vốn huy động từ tổ chức luân chuyển thường xuyên và có chu kỳ gửi thường là ngắn hạn hoặc khơng kỳ hạn. Mặc dù ngân hàng có thể tận dụng được nguồn vốn giá rẻ từ các tổ chức kinh tế, tuy nhiên, nguy cơ rủi ro trong việc sụt giảm nguồn vốn trên do các trường hợp doanh nghiệp rút vốn để sử dụng, thanh toán hoặc điều chuyển đi các ngân hàng khác là rất cao.

Qua hình 3.5 ta thấy, vốn huy động từ dân cư luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu tiếp đó đến vốn huy động từ tổ chức kinh tế. Năm 2010, nguồn vốn huy động trong dân cư tại VCB Hải dương là 1.390 tỷ, chiếm tỷ trọng 55% trong tổng nguồn vốn. Đến 2014, nguồn vốn này tăng lên là 3.648 tỷ, chiếm tỷ trọng tới 69%. Tương tự nguồn vốn huy động từ tổ chức trong tổng nguồn vốn giảm từ 45% năm 2010 xuống còn 31% thời điểm cuối năm 2014.

Huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế: Nguồn tiền gửi của các tổ

chức kinh tế chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi dưới 12 tháng. Nguồn vốn huy động của các tổ chức kinh tế thường tập trung vào một số khách hàng có số dư lớn tại VCB Hải Dương như: Công ty thép Việt Ý, Tổng công ty Sông Hồng, Công ty Komatsu, Công ty nhôm Đông Á, Công ty CP luyện thép sông Đà, Công ty ANT, Công ty Posco, Công ty Tân Nguyên Việt nam…

Bảng 3.5. Cơ cấu vốn huy động từ tổ chức kinh tế tại VCB Hải dương Đơn vị: tỷ đồng. CHỈ TIÊU Tiền gửi tổ chức, doanh nghiệp - Tiền gửi KKH - Tiền gửi CKH Nhờ các chính sách khách hàng hợp lý trong đó có chính sách về

tế qua các năm tại Vietcombank Hải Dương đều tăng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh. Đây thực sự là một kết quả đáng mừng bởi trong điều kiện các NHTM nói chung cũng như các NHTM trên địa bàn tỉnh Hải dương nói riêng đang cạnh tranh gay gắt thì VCB Hải dương vẫn là một địa chỉ đáng tin cậy trong lòng khách hàng, đặc biệt khách hàng doanh nghiệp. Trong năm 2012 và 2013, huy động từ tổ chức kinh tế tại VCB Hải dương tăng mạnh do có thêm nguồn tiền gửi của Bảo hiểm Bảo Việt gửi có kỳ hạn. Cụ thể năm 2012, tiền gửi Bảo hiểm Bảo Việt là 300 tỷ, đến năm 2013 tăng lên là 500 tỷ. Tuy nhiên đến cuối năm 2014, do chính sách điều chỉnh lãi suất giảm của VCB Trung ương nên khoản tiền gửi trên đã được điều chuyển sang NH khác. Trong thời gian tới VCB Hải dương cần tiếp tục phát huy hơn nữa việc tiếp cận

Huy động vốn từ dân cư: Trong tổng nguồn vốn huy động tại VCB Hải

Dương, tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tiền gửi của dân cư chủ yếu tồn tại dưới các hình thức: tiền gửi thanh tốn (tiền gửi khơng kỳ hạn), tiền gửi tiết kiệm (tiền gửi có kỳ hạn), giấy tờ có giá (chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu).

Số liệu bảng 3.6 cho ta thấy, các loại tiền gửi của dân cư đều tăng trong các năm từ 2010 đến 2014. Năm 2010, doanh số huy động vốn từ dân cư là 1390 tỷ đồng, đến năm 2014 đã lên tới 3.648 tỷ đồng. Năm 2014 là thời điểm các ngân hàng tiếp tục phải đối mặt với tình hình dư thừa vốn do hoạt động tín dụng bị trì trệ. Các ngân hàng khá dè dặt trong việc giảm lãi suất huy động do quan ngại việc dịch chuyển vốn lớn sang các ngân hàng khác. Trong bối cảnh đó, VCB đã thực hiện những bước tiên phong trọng việc cắt giảm lãi suất để có cơ sở hỗ trợ giảm lãi suất cho vay. Động thái này của VCB được coi là tiền đề để các ngân hàng trên thị trường đồng loạt điều chỉnh lãi suất. Theo đó, các mức lãi suất được cắt giảm từ 5,5 – 8%/ năm ( các kỳ hạn từ 01 tháng trở lên) thời điểm đầu năm 2014 xuống còn 4 – 6,2%/ năm thời điểm cuối năm.

Bảng 3.6. Cơ cấu vốn huy động từ dân cư tại Vietcombank Hải dương Đơn

vị: tỷ đồng

CHỈ TIÊU

Tiền gửi dân cư

- Tiền gửi KKH - Tiền gửi CKH Phát hành giấy tờ

Chính sách giảm lãi suất đó của VCB khơng chỉ là bước đi phù hợp với định hướng của NHNN và thị trường, mà cịn giúp giảm chi phí huy động đồng thời vẫn đạt kết quả tốt về doanh số huy động. Huy động vốn từ nền kinh tế, đặc biệt là từ dân cư vẫn tiếp tục tăng trưởng với kết quả khả quan và vượt kế hoạch đặt ra.

Tiền gửi không kỳ hạn của dân cư tại Vietcombank Hải Dương chủ yếu là tiền gửi thanh toán của các cá nhân. Doanh số huy động của loại tiền gửi này tăng lên đáng kể trong năm 2014 ( từ mức tăng xấp xỉ 20% lên tới trên 40% năm sau so với năm trước). Mức tăng là do nhận thức của người dân về việc lựa chọn ngân hàng lớn mạnh, có uy tín để chọn gửi tiền. Năm 2014, NHNN rất mạnh tay trong việc xử lý các ngân hàng yếu kém thông qua các biện pháp như các thương vụ sát nhập ( SouthernBank vào Sacombank, PG Bank vào Vietinbank, Ngân hàng Xây dựng vào Vietcombank, MHB vào BIDV…), hay mới đây nhất là việc Ngân hàng Nhà nước mua đứt Oceanbank với giá 0 đồng. Những động thái đó của NHNN đã tác động khơng nhỏ tới tâm lý của dân cư và nguồn vốn bắt đầu dịch chuyển khá mạnh từ các ngân hàng nhỏ sang các ngân hàng lớn, trong đó có VCB. Mặc dù là ngân hàng đi đầu trong việc cắt giảm lãi suất huy động, tuy nhiên, VCB vẫn được đông đảo dân cư tin tưởng lựa chọn bởi uy tín và thương hiệu mạnh trên thị trường. Với đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, tác phong chuyên nghiệp, VCB Hải dương được các khách hàng đánh giá khá cao trong công tác giao dịch, vừa nhanh chóng lại tận tình, chu đáo. Bên cạnh đó, các kênh thanh tốn khơng dùng tiền mặt ngày càng được nâng cao nhờ triển khai đề án không dùng tiền mặt của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay hầu hết các cơng ty, doanh nghiệp trên địa bàn đều đã thực hiện thanh toán lương qua tài khoản. Đặc biệt ở các cụm khu công nghiệp như KCN Phúc Điền, Cẩm giàng, Nam Sách, Kinh môn,… số lượng các doanh nghiệp lựa chọn VCB Hải dương là đối tác cung cấp dịch vụ

chiếm đa số do VCB có số lượng máy ATM nhiều, rộng khắp trên tồn địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, các dịch vụ Ngân hàng bán lẻ đi kèm như SMS banking, Internet banking, tiết kiệm trực tuyến…của VCB Hải dương cũng được các doanh nghiệp rất u thích vì tính tiện lợi.

Đối với giấy tờ có giá là phát hành kỳ phiếu và chứng chỉ tiền gửi:

- Kỳ phiếu giúp các ngân hàng đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, từng bước nâng cao khả năng phục vụ khách hàng với chất lượng cao hơn, đối tượng rộng rãi hơn. Ngân hàng phát hành kỳ phiếu có mục đích để phục vụ cho những cơng trình trọng điểm của nhà nước hoặc cho nhu cầu của toàn hệ thống. Với lãi suất uyển chuyển biến động theo thời gian, kỳ phiếu thực sự tạo sự chủ động cho Ngân hàng trong việc thu hút nguồn vốn huy động. Tuy nhiên do phải huy động với lãi suất cao nên chỉ khi nào ngân hàng xét thấy thực sự cần vốn đầu tư hay có thể đảm bảo lợi ích đầu ra cao hơn, lúc đó ngân hàng mới phát hành kỳ phiếu. Chính vì vậy, nguồn này chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn huy động của VCB Hải dương và không thường xuyên .

- Chứng chỉ tiền gửi: là hình thức huy động vốn tức thời của ngân hàng. Đây là nguồn huy động có lãi suất cao hơn gửi tiết kiệm nhưng khách hàng bị ràng buộc không rút trước hạn. VCB Hải dương không chú trọng nguồn này do chi phí huy động cao.

3.2.3.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền

Từ trước tới nay, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ tại VCB nói chung và VCB Hải Dương nói riêng được biết đến như là một thế mạnh. Tuy nhiên, những năm trở lại đây nguồn vốn ngoại tệ có chiều hướng giảm tỷ trọng trong tổng nguồn vốn theo xu hướng chung của tồn ngành.

(Đơn vị tính: tỷ đồng)

Ngoại tệ quy VND VND

Hình 3.6: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền

(Nguồn: Phòng Tổng hợp Vietcombank Hải Dương)

Nguyên nhân có thể kể đến là: Luật đầu tư thơng thống cùng với sự hấp dẫn của các hình thức đầu tư khác như bất động sản, vàng, chứng khoán…đã dẫn đến sự sụt giảm của kỳ vọng thu hút tiền gửi của ngân hàng cả về VND và USD từ dân cư và TCKT. Hoặc sự thay đổi trong cơ cấu nắm giữ tài sản của các TCKT và dân cư trong việc chuyển hóa một phần tiền gửi ngoại tệ sang nội tệ do lãi suất ngoại tệ duy trì ở mức khá thấp và lãi suất VND ở mức cao, nhập siêu liên tục tăng cao qua các năm và sự cạnh tranh rất mạnh giữa các NHTM khác thơng qua hình thức huy động hấp dẫn và lãi suất ưu đãi hơn...

Bảng 3.7. Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền của các tổ chức kinh tế (Đơn vị tính: tỷ đồng) CHỈ TIÊU Tiền gửi tổ chức, doanh nghiệp - Ngoại tệ quy VND - VND

(Nguồn: Phòng Tổng hợp Vietcombank Hải Dương)

Nằm trong chiến lược điều chỉnh cơ cấu vốn theo chương trình tái cơ cấu Vietcombank và cũng để phù hợp với sự mở rộng tín dụng, vốn huy động bằng VND đã đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Đây là kết quả của sự chuyển biến tích cực trong việc thực hiện chương trình tái cơ cấu, thể hiện trên một số khía cạnh như: Đa dạng hố sản phẩm, tận dụng ưu thế về công nghệ, chú trọng hơn đến phát triển hoạt động bán lẻ như tăng giờ giao dịch, đổi mới thái độ phục vụ, công tác điều hành lãi suất linh hoạt... Những lý do đó khiến cho cơ cấu vốn tiền VND/tổng nguồn vốn huy động của Vietcombank Hải dương từ khách hàng ngày càng tăng cao về tỷ trọng.

Bảng 3.8. Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền của dân cư

(Đ/vị tính: tỷ đồng)

CHỈ TIÊU

Tiền gửi dân cư - Ngoại tệ quy VND

- VND

(Nguồn: Phòng Tổng hợp Vietcombank Hải Dương)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh hải dương (Trang 55 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w