Đặc điểm kinh tế khu vực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh hải dương (Trang 47)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng huy động vốn tại VCB Hải Dương

3.2.1. Đặc điểm kinh tế khu vực

Bức tranh kinh tế thế giới năm 2014 đã có những chuyển biến tích cực hơn dựa trên những nỗ lực trong việc điều hành chính sách kinh tế của các quốc gia và sự phục hồi khá bền vững của kinh tế Mỹ. Tại Việt nam, việc lạm phát giảm mạnh đã giúp chính phủ điều chỉnh chính sách tiền tệ và tài khóa theo hướng nới lỏng hơn, cũng như tạo cơ sở để tăng trưởng kinh tế cao hơn vào các năm tiếp theo. Tuy nhiên, hệ thống Ngân hàng, vốn được đánh giá là xương sống của nền kinh tế, vẫn cịn gặp nhiều khó khăn. Tín dụng tăng trưởng thấp (7%), tỷ lệ nợ xấu còn cao. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cịn nhiều đơn vị ì ạch, thua lỗ, giá cả một số mặt hàng chủ chốt như: xăng dầu, thuốc chữa bệnh...biến động liên tục, khiến cho thị trường có nhiều sự xáo

Về hoạt động ngân hàng:

Hình 3.3: Thị phần huy động vốn một số TCTD trên địa bàn tỉnh Hải dương năm 2014

(Nguồn:Phịng Nghiên cứu Tổng hợp & Kiểm sốt nội bộ NHNN tỉnh HD)

Trên địa bàn tỉnh Hải Dương thời điểm 31/12/2014 nguồn vốn huy động tại chỗ của các TCTD đạt 47.300 tỷ đồng, tăng 15,7% so với cuối năm 2013. Trong đó: tiền gửi trên 12 tháng tăng 21,7%; tiền gửi tiết kiệm tăng 20%; tiền gửi TCKT, KBNN giảm 5%; tiền gửi VND tăng 16,5%. - Tổng dư nợ 37.800 tỷ đồng, tăng 5,5% so với cuối năm 2013. Trong đó:

+ Dư nợ ngắn hạn tăng 4,7%; trung dài hạn tăng 7,0%; cho vay ngoại tệ tăng 2,2%.

- Doanh số cho vay đạt 74.600 tỷ đồng, tăng 7,4%; doanh số thu nợ đạt 70.626 tỷ đồng, tăng 10,2% so với năm 2013.

- Chất lượng tín dụng: Nợ xấu khoảng 945 tỷ đồng, chiếm 2,5% tổng dư nợ, tăng 1,6% so với cuối năm 2013. Nợ xấu tăng có một phần do các TCTD đã thực hiện nghiêm phân loại nợ theo Thông tư Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN Việt Nam.

(Đơn vị: tỷ đồng)

Hình 3.4: Thị phần Dư nợ các TCTD trên địa bàn tỉnh HD năm 2014

(Nguồn: Phòng Nghiên cứu Tổng hợp & Kiểm soát nội bộ NHNN tỉnh HD) 3.2.2. Tình hình tăng trưởng nguồn vốn

Nhận thức được tầm quan trọng của vốn, Ban lãnh đạo Chi nhánh đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề phát triển nguồn vốn bằng các giải pháp cụ thể trong từng thời kỳ. Với phương châm tăng trưởng nguồn vốn, VCB Hải Dương đã thực hiện đa dạng hóa các hình thức, biện pháp, kênh huy động vốn khác nhau. Hoạt động huy động vốn của VCB nói chung và VCB Hải dương nói riêng gặp nhiều thuận lợi với vị thế là một ngân hàng lớn mạnh, có uy tín, ln đi đầu trong việc ứng dụng cơng nghệ mới.

Từ năm 2002, Ngân hàng Ngoại thương đã triển khai thành cơng chương trình Silverlake, phần mềm về ngân hàng tiên tiến nhất Việt Nam đến thời điểm này. Cùng với đó là việc tiến hành các phương thức đổi mới giao dịch với khách hàng qua cơ chế “ giao dịch một cửa” và cơng nghệ “online” trên tồn hệ thống đã giúp rút ngắn thời gian giao dịch với khách hàng mà vẫn đảm bảo chính xác, tuân thủ các quy định của Nhà nước và của ngành. Chính

thuận lợi này đã khiến số lượng khách hàng tin tưởng và lựa chọn VCB ngày một đông đảo hơn.

Bảng 3.2: Diễn biến huy động vốn tại VCB Hải Dương 2010-2014

Đơn vị tính: tỷ đồng CHỈ TIÊU 1. Tổng nguồn vốn 2. Nguồn vốn huy động 3. Nguồn vốn vay 4. Vốn khác

(Nguồn: Phòng Tổng hợp Vietcombank Hải Dương) Cùng với việc quan tâm

tăng trưởng nguồn vốn, VCB Hải Dương cũng đặc biệt lưu ý cơ cấu nguồn vốn huy động tạo thế chủ động cho chi nhánh. Nguồn vốn huy động được từ các tổ chức, dân cư chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn.

3.2.2.1. Nguồn vốn tự có và coi như tự có

Vietcombank Hải Dương là đơn vị thành viên thuộc Vietcombank Việt Nam, do đó nguồn vốn tự có và coi như tự có được Vietcombank Việt Nam quản lý và theo dõi, đơn vị thành viên không tạo lập và quản lý theo dõi nguồn vốn này.

3.2.2.2. Nguồn vốn huy động

Bằng nhiều cố gắng với những biện pháp thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trên địa bàn, nguồn vốn của chi nhánh khơng ngừng tăng trưởng, trong đó

thấy, nguồn vốn của Vietcombank Hải Dương từ năm 2010 đến năm 2014 ln có sự tăng trưởng cao. Năm 2010, nguồn vốn huy động của chi nhánh là 2.527 tỷ, đến năm 2014 là 5.301 tỷ (tăng 110% so với năm 2010).

Nguồn vốn huy động ( Đ/vị tính: tỷ đồng) 6000 5000 4000 3000 2000 1000 0 2010 2011 2012 2013 2014 Nguồn vốn huy động ( Đ/vị tính: tỷ đồng)

Hình 3.5. Tình hình tăng trưởng nguồn vốn huy động

(Nguồn: Phòng Tổng hợp Vietcombank Hải Dương) 3.2.2.3. Nguồn vốn vay

Hoạt động kinh doanh trong giai đoạn nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn nên công tác huy động vốn của Vietcombank Hải Dương cũng chịu ảnh hưởng của những khó khăn chung đó. Mặc dù đã rất cố gắng huy động vốn trên địa bàn song nguồn vốn huy động không đáp ứng được nhu cầu kinh doanh, Vietcombank Hải Dương vẫn nhận vốn điều hoà của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, thực chất đây là hình thức vay vốn Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam áp dụng cơ chế lãi suất điều hoà vốn nội bộ, bao gồm lãi suất nộp vốn đối với những chi nhánh thừa vốn điều chuyển về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, lãi suất nhận vốn đối với những chi nhánh thiếu vốn nhận vốn điều hoà từ Ngân hàng TMCP Ngoại

thương Việt Nam. Số liệu ở bảng 3.2 cho ta thấy, năm 2010, vốn vay của VCB Hải dương là 1.280 tỷ, chiếm tỷ trọng 31% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn vay này đã giảm dần qua các năm từ 2011 đến 2014 xuống còn 22%, 17%, 12% và 9% cho thấy VCB Hải dương đã càng ngày càng tự chủ hơn trong hoạt động kinh doanh.

3.2.2.4. Vốn khác

Vốn khác bao gồm nguồn vốn uỷ thác, nguồn vốn trong thanh toán, các khoản nợ chưa nộp, lương chưa chi trả, các quĩ do Chi nhánh trích lập và được sử dụng trong quá trình kinh doanh.

Tóm lại, nguồn vốn của Vietcombank Hải Dương khá cao, tốc độ tăng

trưởng tương đối ổn định qua các năm. Công tác huy động vốn đã giúp chi nhánh chủ động về nguồn vốn để mở rộng việc đáp ứng yêu cầu phục vụ đầu tư, phát triển cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đảm bảo khả năng thanh tốn, khơng để xảy ra tình thiếu vốn khơng chi trả được cho khách hàng. Vietcombank Hải Dương đã thực hiện tốt các qui định về dự trữ bắt buộc, tăng sự an toàn cho hoạt động của toàn hệ thống, mặt khác đảm bảo nguồn vốn để tạo thế ổn định trong kinh doanh và nâng cao năng lực và vị thế của ngân hàng trên địa bàn.

Bảng 3.3: Diễn biến tổng nguồn vốn tại VCB Hải Dương 2010-2014

Đơn vị tính: tỷ đồng

CHỈ TIÊU

1. Số liệu

2. Tăng/ giảm tuyệt đối

3. Tăng/ giảm %

3.2.3. Tình hình biến động từng loại vốn huy động3.2.3.1. Vốn huy động theo kỳ hạn 3.2.3.1. Vốn huy động theo kỳ hạn

Những năm qua, nhìn chung chiếm tỷ trọng lớn trong kỳ hạn huy động vốn của Vietcombank Hải Dương là vốn huy động ngắn hạn và không kỳ hạn. Vốn trung và dài hạn chỉ chiếm khoảng hơn 10% và có xu hướng giảm qua các năm. Về mặt tài chính, tỷ trọng vốn trung và dài hạn thấp là điều tốt bởi lãi suất huy động vốn bình quân sẽ thấp. Tuy nhiên, về mặt kinh doanh lâu dài thì đây là một hạn chế lớn của Vietcombank Hải Dương trong việc cho vay các khoản trung và dài hạn do bị hạn chế bởi chỉ tiêu an tồn vốn của NHNN: “Các NHTM chỉ được dùng khơng quá 25% vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn”. Mặt khác, lúc lãi suất lên thì ngân hàng gặp khó khăn khi lấy vay ngắn hạn để bù cho các khoản vay dài hạn trước đó, ngược lại lãi suất giảm thì ngân hàng có lợi (xét trong ngắn hạn).

Từ năm 2010 đến năm 2014 tổng nguồn vốn huy động có sự tăng trưởng tốt, tuy nhiên vốn trung và dài hạn có xu hướng giảm do có sự biến động liên tục của lãi suất nên khách hàng chuyển sang gửi tiền với kỳ hạn ngắn. Trong các năm 2010 đến 2011, do lạm phát tăng cao, lãi suất huy động tiền gửi thường ở mức trên 2 con số ( mức cao nhất VCB huy động lên tới 18%/ năm) người dân thường lựa chọn những kỳ hạn gửi dài hơn để sinh lợi. Hai năm trở lại đây, với các động thái tích cực từ NHNN trong việc điều chỉnh và giảm lãi suất tiền gửi nhằm hạ lãi suất cho vay, lãi suất huy động ở các ngân hàng đã giảm dần xuống 1 con số, hiện chỉ xoay quanh mức 4 – 6%. Do chênh lệch lãi suất giữa các kỳ hạn không đáng kể nên đa số khách hàng đã chuyển sang gửi các kỳ hạn ngắn để thuận tiện hơn trong việc sử dụng vốn nhàn rỗi lúc cần thiết, đồng thời nghe ngóng chính sách lãi suất và sự biến động của thị trường tiền tệ. Cụ thể:

Bảng 3.4. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn Đơn vị tính: tỷ đồng CHỈ TIÊU 1. Tiền gửi KKH - Tiền gửi CKH < 12 tháng - Tiền gửi CKH >= 12 tháng Tổng cộng

(Nguồn: Phịng Tổng hợp Vietcombank Hải Dương)

- Vốn huy động khơng kỳ hạn: Tỷ trọng vốn huy động không kỳ hạn

ngày càng tăng, nếu năm 2010 nguồn vốn này chỉ chiếm 20% tổng nguồn vốn huy động thì đến năm 2014 là 24% tổng nguồn vốn huy động. Vốn huy động khơng kỳ hạn có sự tăng lên là do đã có thêm nhiều tổ chức, cá nhân mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại Vietcombank Hải Dương.

- Vốn huy động ngắn hạn: Năm 2010 nguồn vốn này chiếm 67% tổng

nguồn vốn huy động và khơng có biến động nhiều qua các năm. Tuy nhiên, về số liệu tuyệt đối thì nguồn vốn này có sự tăng trưởng lớn, cụ thể số tiền huy động năm 2014 đạt 3.514 tỷ đồng tăng 1880 tỷ đồng tương ứng tăng 111% so với năm 2010.

- Vốn huy động trung và dài hạn: Tỷ trọng của nguồn vốn trung và dài

trung, dài hạn trong tổng nguồn vốn giảm còn 9%, tuy nhiên về số tuyệt đối vẫn có sự tăng trưởng qua các năm ( số liệu năm 2014 tăng 125 tỷ đồng so với năm 2010). Tuy nhiên, mức độ tăng đó khơng đáp ứng đủ mức độ tăng của sử dụng vốn trung dài hạn. Điều đó cho thấy một số vấn đề Vietcombank Hải dương cần quan tâm ở đây là tình trạng mất cân bằng kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, tiềm ẩn rủi ro lãi suất do mất cân đối kỳ hạn, rủi ro thiếu vốn trung dài hạn, và trong tương lai có nguy cơ thiếu vốn trung dài hạn.

3.2.3.2. Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng

Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng tại VCB Hải dương trong những năm vừa qua cũng có sự dịch chuyển theo hướng tích cực và phù hợp với chiến lược của hệ thống Vietcombank. Đó là tăng tỷ lệ nguồn vốn huy động từ dân cư.

(Đ/vị tính: tỷ đồng) 6000 5000 4000 3000 2000 1000 0 D©n c Tỉ chøc

Hình 3.5: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng khách hàng

do sự ổn định cũng như tính dài hạn của nó. Khác với dân cư, nguồn vốn huy động từ tổ chức luân chuyển thường xuyên và có chu kỳ gửi thường là ngắn hạn hoặc khơng kỳ hạn. Mặc dù ngân hàng có thể tận dụng được nguồn vốn giá rẻ từ các tổ chức kinh tế, tuy nhiên, nguy cơ rủi ro trong việc sụt giảm nguồn vốn trên do các trường hợp doanh nghiệp rút vốn để sử dụng, thanh toán hoặc điều chuyển đi các ngân hàng khác là rất cao.

Qua hình 3.5 ta thấy, vốn huy động từ dân cư luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu tiếp đó đến vốn huy động từ tổ chức kinh tế. Năm 2010, nguồn vốn huy động trong dân cư tại VCB Hải dương là 1.390 tỷ, chiếm tỷ trọng 55% trong tổng nguồn vốn. Đến 2014, nguồn vốn này tăng lên là 3.648 tỷ, chiếm tỷ trọng tới 69%. Tương tự nguồn vốn huy động từ tổ chức trong tổng nguồn vốn giảm từ 45% năm 2010 xuống còn 31% thời điểm cuối năm 2014.

Huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế: Nguồn tiền gửi của các tổ

chức kinh tế chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi dưới 12 tháng. Nguồn vốn huy động của các tổ chức kinh tế thường tập trung vào một số khách hàng có số dư lớn tại VCB Hải Dương như: Công ty thép Việt Ý, Tổng công ty Sông Hồng, Công ty Komatsu, Công ty nhôm Đông Á, Công ty CP luyện thép sông Đà, Công ty ANT, Công ty Posco, Công ty Tân Nguyên Việt nam…

Bảng 3.5. Cơ cấu vốn huy động từ tổ chức kinh tế tại VCB Hải dương Đơn vị: tỷ đồng. CHỈ TIÊU Tiền gửi tổ chức, doanh nghiệp - Tiền gửi KKH - Tiền gửi CKH Nhờ các chính sách khách hàng hợp lý trong đó có chính sách về

tế qua các năm tại Vietcombank Hải Dương đều tăng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh. Đây thực sự là một kết quả đáng mừng bởi trong điều kiện các NHTM nói chung cũng như các NHTM trên địa bàn tỉnh Hải dương nói riêng đang cạnh tranh gay gắt thì VCB Hải dương vẫn là một địa chỉ đáng tin cậy trong lòng khách hàng, đặc biệt khách hàng doanh nghiệp. Trong năm 2012 và 2013, huy động từ tổ chức kinh tế tại VCB Hải dương tăng mạnh do có thêm nguồn tiền gửi của Bảo hiểm Bảo Việt gửi có kỳ hạn. Cụ thể năm 2012, tiền gửi Bảo hiểm Bảo Việt là 300 tỷ, đến năm 2013 tăng lên là 500 tỷ. Tuy nhiên đến cuối năm 2014, do chính sách điều chỉnh lãi suất giảm của VCB Trung ương nên khoản tiền gửi trên đã được điều chuyển sang NH khác. Trong thời gian tới VCB Hải dương cần tiếp tục phát huy hơn nữa việc tiếp cận

Huy động vốn từ dân cư: Trong tổng nguồn vốn huy động tại VCB Hải

Dương, tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tiền gửi của dân cư chủ yếu tồn tại dưới các hình thức: tiền gửi thanh tốn (tiền gửi khơng kỳ hạn), tiền gửi tiết kiệm (tiền gửi có kỳ hạn), giấy tờ có giá (chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu).

Số liệu bảng 3.6 cho ta thấy, các loại tiền gửi của dân cư đều tăng trong các năm từ 2010 đến 2014. Năm 2010, doanh số huy động vốn từ dân cư là 1390 tỷ đồng, đến năm 2014 đã lên tới 3.648 tỷ đồng. Năm 2014 là thời điểm các ngân hàng tiếp tục phải đối mặt với tình hình dư thừa vốn do hoạt động tín dụng bị trì trệ. Các ngân hàng khá dè dặt trong việc giảm lãi suất huy động do quan ngại việc dịch chuyển vốn lớn sang các ngân hàng khác. Trong bối cảnh đó, VCB đã thực hiện những bước tiên phong trọng việc cắt giảm lãi suất để có cơ sở hỗ trợ giảm lãi suất cho vay. Động thái này của VCB được coi là tiền đề để các ngân hàng trên thị trường đồng loạt điều chỉnh lãi suất. Theo đó, các mức lãi suất được cắt giảm từ 5,5 – 8%/ năm ( các kỳ hạn từ 01 tháng trở lên) thời điểm đầu năm 2014 xuống còn 4 – 6,2%/ năm thời điểm cuối năm.

Bảng 3.6. Cơ cấu vốn huy động từ dân cư tại Vietcombank Hải dương Đơn

vị: tỷ đồng

CHỈ TIÊU

Tiền gửi dân cư

- Tiền gửi KKH - Tiền gửi CKH Phát hành giấy tờ

Chính sách giảm lãi suất đó của VCB khơng chỉ là bước đi phù hợp với định hướng của NHNN và thị trường, mà còn giúp giảm chi phí huy động đồng thời vẫn đạt kết quả tốt về doanh số huy động. Huy động vốn từ nền kinh tế, đặc biệt là từ dân cư vẫn tiếp tục tăng trưởng với kết quả khả quan và vượt kế hoạch đặt ra.

Tiền gửi không kỳ hạn của dân cư tại Vietcombank Hải Dương chủ yếu là tiền gửi thanh toán của các cá nhân. Doanh số huy động của loại tiền gửi này tăng lên đáng kể trong năm 2014 ( từ mức tăng xấp xỉ 20% lên tới trên 40%

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh hải dương (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w