Kiến nghị với Nhà nước:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh hải dương (Trang 96 - 99)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Một số kiến nghị nhằm thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả huy

4.3.1. Kiến nghị với Nhà nước:

- Tạo môi trường kinh tế ổn định: Sự ổn định của mơi trường kinh tế vĩ mơ có thể gắn liền với ba mục tiêu, đó là: Ổn định tiền tệ, kiểm sốt lạm phát và duy trì tăng trưởng bền vững.

+ Ổn định tiền tệ: Cơng tác huy động vốn sẽ có lợi hơn nếu cơng chúng có lịng tin vào sự ổn định của đồng bản tệ. Trong giai đoạn mở cửa, việc người dân dùng một lượng lớn nguồn tiền nhàn rỗi để mua vàng, ngoại tệ, bất động sản cho thấy sự thiếu tin tưởng vào sự ổn định tiền tệ. Chỉ khi nào có được sự ổn định về tiền tệ thì khi đó khách hàng mới n tâm gửi tiền cũng như vay tiền tại NH để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Tùy thuộc vào tình hình kinh tế mà thói quen tiêu dung và đầu tư của người dân có sự thay đổi.

+ Kiểm sốt lạm phát: Với tình hình kinh tế khơng ổn định, lạm phát ở mức khó dự đốn thì xu hướng người dân sẽ thiên về các kênh đầu tư khác như chứng khoán và bất động sản nhiều hơn là gửi tiết kiệm tại NH.

+Duy trì tăng trưởng bền vững: Nhà nước cần tạo ra một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định. Môi trường vĩ mô ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn qua NH. Nó có thể tạo điều kiện thuận lợi cho cơng tác huy động vốn nhưng cũng có thể cản trở, làm hạn chế công tác này. Đối với người Việt Nam hiện nay, một trong những nội dung của việc tạo lập ổn định nền kinh tế vĩ mô là ổn định tiền tệ. Đây là điều kiện cần thiết cho việc thực thi có hiệu quả các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cũng như chất lượng huy động vốn qua NH.

- Ban hành hệ thống pháp lý đồng bộ và rõ ràng: Hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước là một đề tài đã được bàn luận đến quá nhiều trong các đề tài về kinh doanh ngân hàng tuy nhiên cụ thể làm như thế nào cho từng nội

dung nghiệp vụ lại là một vấn đề khá rắc rối. Việc Nhà nước ban hành các văn bản luật và dưới luật một cách có hệ thống, đảm bảo mọi hoạt động tài chính tiền tệ, tín dụng đều được pháp luật hố và có tính hiệu quả cao khơng chỉ tạo niềm tin với công chúng mà với những quy định khuyến khích của Nhà nước sẽ tác động trực tiếp đến việc điều chỉnh quan hệ giữa tiêu dùng và tiết kiệm, chuyển dần tài sản tích trữ dưới dạng vàng, ngoại tệ hoặc bất động sản sang đầu tư trực tiếp vào sản xuất kinh doanh hoặc gửi vốn vào NH Nhà nước cũng cần nâng cao tính hiệu quả của chính sách tài chính và chính sách tiền tệ, tăng cường sự vững mạnh của hệ thống tài chính. Trong việc xây dựng và thực thi các chính sách này, điều quan trọng là phải phân định rõ các mục tiêu và các công cụ của chính sách, tăng cường phối hợp chính sách giữa những cơ quan có quyền hạn và trách nhiệm chính về các chính sách tương ứng, giảm thiểu các xung đột xảy ra trong việc thực hiện mục tiêu giữa hai chính sách gây khó khăn cho việc áp dụng và triển khai của các NHTM.

- Nhà nước cần từng bước đổi mới cơ cấu tổ chức, quy định lại chức năng nhiệm vụ của NHNN: nhằm năng cao hiệu quả điều hành vĩ mơ, nhất là trong việc thiết lập, điều hành chính sách tiền tệ quốc gia và trong việc quản lý, giám sát hoạt động của các trung gian tài chính. Ngồi ra, Nhà nước cũng có thể áp dụng các biện pháp cụ thể để hỗ trợ các NHTM trong công tác huy động vốn. Đó là:

+ Tiếp tục vận động, yêu cầu các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thực hiện việc mở tài khoản, trả lương, chi trả dịch vụ qua tài khoản cá nhân. Đối với các ngành dịch vụ, Chính phủ cần có biện pháp bắt buộc để hạn chế đến mức thấp nhất việc thanh toán bằng tiền mặt.

+ Thành lập ban chỉ đạo liên ngành để cùng hướng dẫn chung trong cả nước về mở rộng thanh tốn khơng dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng gồm đại

diện của Văn phịng Chính phủ, các ngành Ngân hàng, Tài chính, Thuế và Tổng Liên đồn Lao động.

+Tăng cường phối hợp giữa các Bộ ngành xây dựng đề án đánh giá một số ngành đào tạo tài chính ngân hàng hiện có, thuê chuyên gia tư vấn giúp các trường xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với hoạt động của các Ngân hàng.

+ Đẩy mạnh việc phát triển thị trường chứng khoán nhằm tạo điều kiện cho các NHTM thu hút vốn trung và dài hạn. Với cơ chế huy động vốn như hiện nay thì khơng thể đáp ứng theo u cầu đầu tư trung và dài hạn, đồng thời không tạo điều kiện thu hút và sử dụng tốt nguồn vốn từ bên ngồi vào Việt Nam. Thị trường chứng khốn trong thời gian qua khá chững. Nếu Thị trường Chứng khoán phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác huy động vốn trung và dài hạn thơng qua việc phát hành chứng khốn, các nhà đầu tư cũng có thể chuyển chứng khốn của mình thành tiền mặt một cách dễ dàng và nhanh chóng. Hiện nay, Vietcombank chủ yếu chỉ có vốn ngắn hạn, còn vốn trung và dài hạn được huy động thông qua việc phát hành các trái phiếu, tuy nhiên việc sử dụng công cụ huy động bằng trái phiếu khơng phải lúc nào cũng mang hiệu quả cao. Nếu có thị trường chứng khốn thì việc phát hành và tính thanh khoản của trái phiếu sẽ được nâng cao hơn. Để thị trường chứng khốn phát triển cần hồn thiện được điều kiện cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh các cơng ty cổ phần, kiện tồn việc phát hành trái phiếu chính phủ, từng bước mở rộng và phát hành trái phiếu ngân hàng, cổ phiếu, trái phiếu công ty loại vơ danh….tạo nhiều hàng hóa cho thị trường hoạt động mạnh mẽ.

+ Phát huy vai trị tích cực của các phương tiện thông tin đại chúng: Thực tế vừa qua cho thấy, ảnh hưởng của tin đồn và sự mất niềm tin rất lớn, vì vậy, khi có những biến động trên thị trường tài chính, các phương tiện truyền thơng đại chúng phải là nơi cung cấp những nguồn tin trung thực, chính xác

và kịp thời, tránh tình trạng người dân và các nhà đầu tư không biết dựa vào thông tin nào là “chuẩn” nên nghe ngóng và tin theo những tin đồn thất thiệt. Trong một số trường hợp, sự thiếu trung thực của một số phương tiện thông tin đại chúng đã khiến người dân mất niềm tin, dẫn đến tình trạng sau đó họ hành động ngược lại với những nguồn tin này. Việc này đặc biệt quan trọng khi có những biến động xảy đến với ngành ngân hàng. Cần phải tránh xảy ra tình trạng khách hàng nghe tin đồn và kéo nhau đến rút tiền hàng loạt, khi ấy, sự đổ vỡ của ngân hàng là khó tránh khỏi, nếu khơng có những “phao cứu trợ” đủ mạnh. Xuất phát từ thực tế này, cần sớm có một chế tài mạnh, vừa bảo đảm thông tin đầy đủ, trung thực và kịp thời, vừa tránh được tình trạng “đầu cơ thơng tin” để trục lợi, “thơng tin nội gián”..., làm người dân khó phân biệt giữa thơng tin rị rỉ, nội gián với những thông tin “vỉa hè” thất thiệt, nhất là trong thời kỳ thị trường vốn đang ngày càng phát triển và trở thành kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế nước nhà.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh hải dương (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w