gian tới
3.1.1. Định hướng phát triển chung của thị trường chứng khoán.
Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn sắp tới sẽ hướng tới mục tiêu:
Tái trúc CTCK tiếp tục là tâm điểm tái cấu trúc TTCK. Trong đó, UBCKNN sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động phân loại và xử lý các CTCK vi phạm, nhất là vi phạm về an tồn tài chính, về đảm bảo an toàn tài sản của NĐT. Trên cơ sở kết quả đạt được, giai đoạn 2 của quá trình tái cấu trúc CTCK sẽ bắt đầu triển khai từ năm 2014, với nhiệm vụ trọng tâm là nâng chuẩn điều kiện thành lập và hoạt động của CTCK. Trong đó, tập trung vào việc đưa ra các điều kiện khắt khe hơn về an tồn tài chính, quản trị rủi ro...
Tăng quy mơ củng cố tính thanh khoản cho thị trường chứng khốn, phấn đấu đưa tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt từ 70% đến 100% GDP vào năm 2020, tăng tỷ trọng dư nợ trái phiếu/GDP từ 18% (năm 2011) lên khoảng 38% GDP (năm 2020) trong đó dư nợ trái phiếu chính phủ đạt khoảng 22% GDP và trái phiếu chính phủ bảo lãnh đạt khoảng 8% GDP, dư nợ trái phiếu chính quyền địa phương đạt khoảng 1%GDP; và dư nợ trái phiếu doanh nghiệp đạt khoảng 7% GDP. Kéo dài kỳ hạn vay qua phát hành trái phiếu chính phủ trong nước giai đoạn 2011 - 2015 trung bình khoảng từ 4 - 6 năm và giai đoạn 2016 - 2020 lên khoảng từ 6 - 8 năm. tăng tỷ trọng trái phiếu chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do khối các cơng ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, cơng ty quản lý quỹ nắm giữ từ mức 12% (năm 2011) lên
mức 20% (năm 2020). Tăng khối lượng giao dịch trái phiếu giao ngay bình quân phiên từ mức khoảng 0,2% dư nợ trái phiếu niêm yết (năm 2011) lên mức khoảng 0,3 - 0,4% dư nợ trái phiếu niêm yết (năm 2020).
Tham gia chương trình liên kết thị trường khu vực ASEAN và thế giới theo lộ trình phát triển và đáp ứng yêu cầu về an ninh tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh, khả năng hạn chế rủi ro, từng bước thu hẹp về khoảng cách phát triển giữa thị trường chứng khoán Việt Nam so với các thị trường khác trong khu vực và trên thế giới. Tham gia hợp tác quốc tế đa phương giữa Ủy ban Chứng khoán các nước trong khuôn khổ Biên bản ghi nhớ đa phương của Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khốn
Đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, phát triển hệ thống nhà đầu tư tổ chức, khuyến khích đầu tư nước ngồi dài hạn, đào tạo nhà đầu tư cá nhân.
Tăng tính hiệu quả của thị trường chứng khốn: Tái cấu trúc mơ hình tổ chức thị trường chứng khốn theo hướng cả nước chỉ có 01 Sở giao dịch chứng khốn và từng bước cổ phần hóa Sở Giao dịch chứng khốn để bảo đảm sự thống nhất trong hoạt động, thuận tiện trong việc nâng cao năng lực quản trị và thu hút vốn từ các thành viên thị trường; hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa phương thức giao dịch và sản phẩm nghiệp vụ của Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán; từng bước kết nối với các Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán trong khu vực Asean.
Nâng cao sức cạnh tranh của các định chế trung gian thị trường và các tổ chức phụ trợ trên cơ sở sắp xếp lại các công ty chứng khốn, từng bước tăng quy mơ, tiềm lực tài chính của cơng ty chứng khốn, đa dạng hóa các hoạt động nghiệp vụ theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế; mở cửa thị trường cho các trung gian tài chính nước ngồi phù hợp với lộ trình cam kết và mức độ cạnh tranh đối với các tổ chức trong nước.
Tăng cường năng lực quản lý, giám sát, thanh tra và cưỡng chế thực thi của cơ quan quản lý nhà nước trên cơ sở cho phép Ủy ban Chứng khốn Nhà nước có đủ quyền lực để thực thi tốt các chức năng quản lý, giám sát, thanh tra và cưỡng chế thực thi.
3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động tư vấn TCDN tại BSC
Trước những định hướng phát triển của thị trường chứng khoán trong thời gian tới, BSC đã xây dựng mục tiêu và chiến lược nhằm duy trì và phát triển dịch vụ tư vấn TCDN nhằm giữ vững vị thế và khẳng định thương hiệu của một tổ chức tài chính chun nghiệp.
Khơng ngừng nghiên cứu và đưa ra thị trường những sản phẩm tư vấn tài chính hiện đại như tư vấn phát hành trái phiếu, tư vấn mua bán sáp nhập, tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp. Bên cạnh việc phát triển sản phẩm, BSC tiếp tục thiết lập mối quan hệ với các nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước để tạo nền tảng khách hàng cho sự phát triển trong tương lai gần.
Cải tiến hệ thống công nghệ thông tin nhằm khai thác và phát triển các sản phẩm dịch vụ mới nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tư vấn M&A tư vấn tái cấu trúc tiếp tục là hoạt động được ưu tiên đẩy mạnh. Giai đoạn kinh tế khó khăn vừa qua đã khiến nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không hiệu quả. Xu thế tái cấu trúc diễn ra mạnh mẽ sẽ là cơ hội phát triển cho hoạt động M&A trong thời gian tới và tiếp tục là hướng hoạt động được ưu tiên của BSC.
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao bằng việc cử nhân viên sang nước ngoài học tập, mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ.. đồng thời có chính sách thu hút nhân tài, đãi ngộ với các nhân viên có năng lực.
Khai thác triệt để lợi thế của BIDV, trong việc mở rộng và phát triển khách hàng. Tập trung đẩy mạnh phát triển mảng khách hàng nước ngoài.