Chỉ tiêu đánh giá sự mở rộng tín dụng của ngân hàng

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 316 (Trang 27 - 31)

Bảng 2.12 : Tỷ lệ dự phòng RRTD

1.2. MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNGTRONG HOẠT ĐỘNG KINH

1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá sự mở rộng tín dụng của ngân hàng

1.2.2.1. về loại hình cho vay

Khi sự khác biệt giữa các NHTM ngày càng được xóa bỏ, việc liên tục cải tiến

và phát triển các sản phẩm tín dụng là một trong những yêu cầu đặt ra với các ngân hàng nhằm đáp ứng những nhu cầu ngày càng khắt khe hơn của khách hàng. Do đó, bên cạnh việc đánh giả những chỉ tiêu mang tính định lượng, việc đánh giá những sản

phẩm tín dụng được ngân hàng cung cấp cũng như phân tích sự phát triển của các sản

phẩm tín dụng của ngân hàng sẽ đưa ra một cái nhìn tồn diện hơn về những nỗ lực từ phía ngân hàng trong việc mở rộng tín dụng.

1.2.2.2. Các chỉ số đánh giá sự phát triển về quy mơ tín dụng

a. Tăng trưởng về quy mơ

• Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ

............. _______________ Dư nợ năm nay - Dư nợ năm trước

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%) -------:------ -------7—•—--------------x 100% Dư nợ năm trước

Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch

tín dụng của ngân hàng.

Chỉ tiêu này càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có

hiệu quả, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.

• Tỷ lệ tăng trưởng tài sản và vốn huy động

ʌ .... Tài sản năm nay - Tài sản năm trước

Tỷ lệ tăng trưởng tài sản (%) =-------------——7—3— ----•'------------x 100% Tài sản năm trước

Tỷ lệ tăng trưởng vốn huy động (%) =

Vốn huy động năm nay - Vốn huy động năm trước ɪθθo/ Vốn huy động năm trước

Nguồn vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, giữ vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng vì nó là nguồn vốn chủ yếu được sử dụng để đáp ứng nhu cầu tín dụng cho nền kinh

tế, do vậy nguồn vốn huy động, đặc biệt là từ nền kinh tế, góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh.

Bên cạnh ý nghĩa về mặt nguồn vốn, việc gia tăng giá trị tài sản cũng như nguồn vốn huy động cịn thể hiện uy tín và tầm ảnh hưởng của ngân hàng. Một ngân hàng có uy tín ln có khả năng thu hút được nguồn vốn lớn hơn từ nền kinh tế, và từ đó, ngân hàng cũng có khả năng tốt hơn trong việc mở rộng tín dụng của mình.

b. Chỉ tiêu sức mạnh tài chính

Sức mạnh tài chính đánh giá mức độ rủi ro trong kinh doanh. Một doanh nghiệp

mạnh xét theo quan điểm tài chính là doanh nghiệp có mức độ rủi ro trong kinh doanh

thấp.

• Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản LAR Dư nợ

LAR (%) = ——-77-7- x 100% Tổng tài sản

Dựa vào chỉ tiêu này, so sánh qua các năm để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của ngân hàng.

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hoạt động của ngân hàng, đánh giá khả năng sử dụng vốn để cho vay của ngân hàng, chỉ tiêu càng cao thì khả năng sử dụng vốn càng

cao, ngược lại càng thấp thì ngân hàng đang bị trị trệ vốn, sử dụng vốn bị lãng phí, có thể gây ảnh hưởng đến doanh thu cũng như tỷ lệ thu lãi của ngân hàng.

• Tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi LDR Dư nợ

LDR (%) = ————— x 100% Tổ’ng tiền gửi

Chỉ tiêu này phản ánh ngân hàng cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy

động, nó cịn nói lên hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng, thể hiện ngân hàng đã chủ động trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy động hay chưa. Chỉ tiêu LDR lớn thể hiện khả năng tranh thủ vốn huy động của ngân hàng một cách hiệu quả. Tuy nhiên, nếu chỉ tiêu này quá lớn thì ngân hàng chưa thực hiện tốt việc huy động vốn, vốn huy động tham gia vào cho vay ít, khả năng huy động vốn

của ngân hàng chưa tốt; nếu chỉ tiêu này quá nhỏ thì ngân hàng chưa sử dụng hiệu quả tồn bộ nguồn vốn huy động, gây lãng phí.

c. Cơ cấu dư nợ

Bên cạnh những chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng, việc xem xét việc chuyển dịch cơ cấu dư nợ của ngân hàng cũng cần được quan tâm. Nen kinh tế luôn thay đổi,

kéo theo đó là những biến động trong các ngành nghề, xu hướng thời hạn dư nợ hay đối tượng khách hàng vay vốn... Việc thay đổi cơ cấu dư nợ một cách phù hợp, đáp ứng những thay đổi của thị trường thế hiện ngân hàng có những bước đi hợp lý trong q trình mở rộng tín dụng.

d. về số lượng khách hàng

Để đánh giá sự mở rộng tín dụng của một ngân hàng, bên cạnh việc đánh giá mức độ tăng trưởng dư nợ, chỉ tiêu số lượng khách hàng cũng cần được phân tích. Chỉ tiêu này phản ánh số lượng khách hàng của ngân hàng qua các thời kỳ, cho thấy khả năng thu hút khách hàng của ngân hàng. Nếu một ngân hàng tăng trưởng về dư nợ nhưng lại có số lượng khách hàng giảm đi, điều đó cho thấy ngân hàng đang quá tập trung vào một nhóm đối tượng khách hàng mà bỏ quên đi những khách hàng khác.

Điều này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng trong tương lai.

Việc phân tích chỉ tiêu này đặc biệt có ý nghĩa khi ngân hàng bán lẻ là xu hướng chung của các NHTM Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên khi đánh giá hoạt động của cả ngân hàng, đặc biệt với những ngân hàng lớn, việc tổng hợp số liệu về số lượng

khách hàng rất khó khăn.

1.2.2.3. Các chỉ số đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng

Bên cạnh những chỉ số đánh giá về sự mở rộng quy mơ tín dụng, ngân hàng cũng cần quan tâm đến chất lượng tín dụng bởi vì nếu ngân hàng mở rộng cho vay ồ ạt nhưng chất lượng tín dụng khơng tốt thì sẽ khơng có khả năng thu hồi nợ, các khoản

nợ khi đó thay vì trở thành nguồn thu nhập cho ngân hàng sẽ trở thành gánh nặng tài chính và mang lại kết quả kinh doanh lỗ cho ngân hàng.

• Tình hình nợ q hạn

Số dư nợ q hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = ——-— ,-------—

Trong đó, “Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc

và/hoặc

lãi đã quá hạn ”.2 3

Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như RRTD tại

ngân hàng. Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ

của ngân hàng đối với các khoản vay. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại.

Nợ quá hạn là thước đo quan trọng nhất đánh giá sự lành mạnh thể chế. Nó tác

động tới tất cả các lĩnh vực hoạt động chính của ngân hàng. Khi nợ quá hạn tăng sẽ dẫn tới mức độ RRTD của ngân hàng gia tăng, làm gia tăng khả năng mất vốn. Nợ quá hạn còn ảnh hưởng đến dịng tiền dự tính thu về, khiến cho cung thanh khoản và kế hoạch vốn của ngân hàng bị ảnh hưởng. Một cách gián tiếp nợ quá hạn làm tăng chi phí vốn của ngân hàng khi phải đi vay với lãi suất cao để bù đắp. Ngồi ra, những

chi phí khác như đơn đốc, giám sát thu hồi nợ hay chi phí cơ hội cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngân hàng.

• Tỷ lệ nợ xấu

Ấ Số dư nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu = ——- -7------

Tổng dư nợ

Trong đó, “Nợ xấu (NPL) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4, 5 ”3 theo phân

loại của NHNN Việt Nam.

Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, người ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu để phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, Tổng nợ xấu của ngân hàng bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ q hạn chuyển về nợ trong hạn, chính

vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn

đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay.

Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém, và ngược lại.

2NHNN. Văn bản hợp nhất 22/VBNN-NHNN năm 2014. Khoản 5, điều 2 3NHNN. Văn bản hợp nhất 22/VBNN-NHNN năm 2014. Khoản 6, điều 2

• Tình hình rủi ro mất vốn

. ................. .............. Dự phịng RRTD được trích lập

Tỷ lệ dự phòng RRTD = ——7 _■ ■ 7, , ɪ—“ Dư nợ cho kỳ báo cáo

Trong dó, dự phịng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phịng cho những

tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng khơng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng cụ thể và Dự phòng chung. “Dự

phịng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ để dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra. Dự phịng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong q trình phân loại nợ và trích lập dự phịng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm ”.4

Đóng vai trị là tấm đệm giúp các ngân hàng có thể đối mặt và giải quyết các vấn đề liên quan đến nợ xấu, dự phòng RRTD càng lớn thể hiện sự chắc chắn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng dự phịng RRTD được trích lập tỷ lệ với dư nợ các nhóm nợ được phân loại dựa theo thơng tư 02/2013/TT-NHNN. Do đó, việc có dự phịng RRTD q cao cũng thể hiện ngân hàng đang nắm giữ danh mục cho vay rủi ro với các khoản nợ thuộc các nhóm nợ khơng an tồn.

• Khả năng bù đắp rủi ro

,_______ Dự phịng RRTD được trích lập Khả năng bù đắp RRTD = — ----------77-—7— ---------—

Nợ xấu

Nếu như tỷ lệ dự phòng RRTD cho biết tỷ trọng dự phòng RRTD được trích lập với tổng dư nợ thì hệ số này cho biết khả năng của ngân hàng trong việc sử dụng dự phịng RRTD đã được trích lập để xử lý các khoản nợ xấu, hay nói cách khác, phân tích chỉ tiêu này là việc đánh giá sự sẵn sàng của ngân hàng trong việc đối mặt với các RRTD.

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 316 (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w