Những hạn chế và nguyên nhân khi mở rộng tín dụng tạ

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 316 (Trang 74 - 81)

Bảng 2.12 : Tỷ lệ dự phòng RRTD

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân khi mở rộng tín dụng tạ

2.3.2.1. Những hạn chế khi mở rộng tín dụng tại Techcombank

Một là, tốc độ tăng trưởng tín dụng xuyên suốt cả giai đoạn thấp hơn nhiều

so

với trung bình ngành. Nếu như trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng tín dụng lần lượt là 8.91%, 12.51%, 13% thì ở Techcombank, con số này khá khiêm tốn, chỉ ở mức 7.58%, 2.95% và 14.28% tương ứng.

Hai là, Techcombank chưa có thị phần cho vay lớn. Mặc dù có mức tăng

trưởng tín dụng trong năm 2014 tương đối cao, nhưng cũng cần chú ý rằng trong các khoản cho vay cho Techcombank có một phần đóng góp khơng nhỏ từ các khoản tín dụng đến từ các đối tác chiến lược như Vingroup hay Vietnam Airlines. Điều này đồng nghĩa với việc dư nợ tín dụng đến từ các thành phần kinh tế khác và khả năng mở rộng thị phần trong tương lai của Techcombank chưa tốt. Nhìn vào biểu đồ sau đây có thể thấy mặc dù nằm trong top 10 ngân hàng lớn của Việt Nam, nhưng thị phần cho vay của Techcombank vẫn thấp hơn các ngân hàng TMCP khác.

Biểu đồ 2.7: Thị phần cho vay các ngân hàng năm 2013

(Nguồn: ndh.vn)

Ba là, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LAR) và tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi

(LDR) của Techcombank vẫn thấp hơn nhiều so với các ngân hàng khác, ngay cả khi các ngân hàng đang chứng kiến sự sụt giảm trong cả 2 tỷ lệ này. Điều này cho thấy sự sử dụng vốn chưa hiệu quả của Techcombank.

Bốn là, tổng tài sản và huy động vốn của Techcombank gần như không có sự

thay đổi ở giai đoạn này trong khi các ngân hàng khác đều tăng trưởng nhanh. Ngay cả khi Techcombank chủ động điều chỉnh những khoản mục này để phù hợp với chính

sách đã đề ra thì việc nâng cao nguồn vốn huy động và tài sản sẽ vẫn trở thành thước đo để đánh giá sự phát triển của ngân hàng.

Tóm lại, cùng với việc kinh tế vĩ mơ cịn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn cũng như

nhập, sức ép cạnh tranh với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài đã đặt ra nhu cầu cấp bách đối với các NHTM Việt Nam, trong đó có Techcombank, trong việc giải quyết nhanh chóng các vấn đề cịn tồn tại của mình.

2.3.2.2. Các nguyên nhân của hạn chế

a. Những nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, Mặc dù Techcombank đã chủ động đưa ra những chiến lược cho

năm và thực hiện một cách hiệu quả, tuy nhiên Techcombank chưa xây dựng được một chiến lược tổng thể cho việc tăng trưởng tín dụng một cách tồn diện. Thực tế cho thấy trong năm 2013, vì quá chú trọng vào việc nâng cao chất lượng nợ, Techcombank đã có một mức tăng trưởng tín dụng thấp hơn nhiều so với trung bình ngành. Một chiến lược tổng thể bao gồm quy trình cụ thể và các cơng cụ thực hiện chiến lược tăng trưởng tín dụng cho trong từng điều kiện và giai đoạn cụ thể, đặc biệt

là trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn vốn chứa đựng nhiều rủi ro sẽ có vai trị rất lớn trong việc mở rộng phạm vi cấp tín dụng cũng như đảm bảo chất lượng tín dụng trong q trình tăng trưởng tín dụng của ngân hàng.

Thứ hai, lãi suất cho vay và phí dịch vụ liên quan, ví dụ như phí bảo lãnh,

phí

mở thẻ cịn cao. Mức phí giao dịch cao hơn mặt bằng chung của ngành, thậm chí cao hơn nhiều so với các ngân hàng như ACB hay Sacombank, là một điểm yếu khiến Techcombank khó có thể giữ chân khách hàng cũ và tiếp cận tới đối tượng khách hàng mới, một cách gián tiếp sẽ trở thành rào cản cho hoạt động bán chéo sản phẩm. Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp chỉ mở hạn mức ở Techcombank nhằm đáp ứng nhu cầu thanh tốn với các đối tác có tài khoản của Ngân hàng và sử dụng tối đa hạn mức tại các ngân hàng khác. Trong giai đoạn khó khăn của nền kinh té, khi các doanh nghiệp có khả năng tồn tại ln phải cố gắng để phát triển, lãi suất ngân hàng luôn là một yếu tố hàng đầu mà các doanh nghiệp này quan tâm. Có thể nói, lãi suất là một trong các lý do khiến cho thị phần của Techcombank khó có thể cải thiện trong

giai đoạn này.

Thứ ba, quy trình nghiệp vụ ở Techcombank vẫn cịn nhiều vướng mắc. Mặc

dù có thể nói Techcombank là một trong những ngân hàng có quy trình xử lý hồ sơ mới nhanh nhất trong hệ thống các NHTM Việt Nam - các bộ hồ sơ như vay nhà,

mua ơ tơ có thể được giải ngân dưới 3 ngày - tuy nhiên nếu nói đến các nghiệp vụ phát sinh trong hạn mức đối với khách hàng doanh nghiệp như giải ngân, giải chấp, phát hành bảo lãnh trong hạn mức thì chưa được thực hiện có hiệu quả và nhanh chóng. Một trong những lý do dẫn đến điều này là mơ hình quản lý tập trung ở Techcombank chưa thực sự phát huy hiệu quả. Do quy trình tín dụng tại Techcombank do nhiều bộ phận phối hợp thực hiện nên đã làm giảm thiểu rủi ro phát

sinh trong quá trình thẩm định, đánh giá khách hàng cũng như phê duyệt khoản vay những chính điều này đã làm mất khá nhiều thời gian, làm ảnh hưởng tới chất lượng phục vụ đối với khách hàng. Kể cả đối với những nghiệp vụ đơn giản, nếu như chuyên

viên tín dụng chỉ mất một thời gian ngắn để thực hiện thì cũng cần phải chuyển lên Hội sở và chờ phê duyệt. Thời gian tiến hành các thủ tục tín dụng đơi khi bị kéo dài hơn so với thời gian quy định do đối với các khoản vay có giá trị lớn vượt qua thẩm quyền phê duyệt của giám đốc chi nhánh thì phải chuyển lên ban tổng giám đốc hoặc

hội đồng tín dụng miền. Tất cả điều này vơ hình chung kéo dài thời gian xử lý hồ sơ tại Techcombank, khiến cho nhiều khách hàng doanh nghiệp, đối tượng khách hàng chính ở Techcombank, khơng hài lịng với dịch vụ.

Thứ tư, xét đến yếu tố con người, bởi vì chính sách lương thưởng của

Techcombank chưa thực sự tốt, dẫn đến đội ngũ cán bộ ngân hàng điện tử cịn nhiều biến động. Mặc dù có chế độ đào tạo chun sâu và mơi trường làm việc có khả năng

thăng tiến tốt, phụ thuộc vào năng lực làm việc, nhưng những chính sách về lương thưởng của Techcombank chưa được đề cao. Rất nhiều nhân viên tham gia Techcombank chỉ với mục tiêu trau dồi kinh nghiệm và học hỏi trước khi chuyển sang các ngân hàng khác với vị trí và mức thu nhập cao hơn. Thay vào đó là lớp cán bộ trẻ đầy nhiệt huyết, năng động nhưng trình độ và tinh thần trách nhiệm chưa cao, thiếu kinh nghiệm trong nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp và phục vụ khách hàng.

Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan xuất phát từ thực trạng của Techcombank, cịn có nhiều ngun nhân khách quan xuất phát từ những yếu tố bên ngồi.

về phía nền kinh tế, những khó khăn, bất ổn từ môi trường kinh tế vĩ mô của

thế giới và trong nước đã tác động sâu sắc tới kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân là khách hàng của Techcombank dẫn đến những khó khăn trong hoạt động quản trị rủi ro cũng như quá trình thu hồi nợ của Ngân hàng. Điều này ảnh hưởng khơng nhỏ đến chiến lược mở rộng tín dụng của Techcombank.

về phía khách hàng là doanh nghiệp, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong

việc minh bạch hóa tài chính nhằm thỏa mãn điều kiện vay vốn của ngân hàng. Nhiều

doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu này do tổ chức và hoạt động từ nguồn vốn

góp của gia đình, bạn bè, người thân. nên sổ sách tài chính khơng rõ ràng. Mặt khác, phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành chế biến, gia công, thủ công mỹ nghệ. mua nguyên liệu trực tiếp từ nơng dân, thanh tốn bằng tiền mặt, khơng có hóa đơn chứng từ nên khơng thể chứng minh sự minh bạch tài chính của mình theo quy định của ngân hàng.

về phía Chính phủ, cần có những động thái mang tính chủ động và quyết liệt

hơn nữa trong việc hỗ trợ mở rộng tín dụng. Khi sức cầu của nền kinh tế cịn yếu và có ít khả năng tự hồi phục, chỉ có Chính phủ mới đủ lực tăng sức cầu cho nền kinh tế. Thí dụ như giảm, giãn một số loại thuế liên quan đến thu nhập của cá nhân và doanh nghiệp. Đây là việc cũng đã có chủ trương, nhưng vẫn chưa được mang vào thực tế.

Bên cạnh đó, trong khi ngành Ngân hàng đang nỗ lực thực hiện giảm lãi suất, giảm khó khăn cho doanh nghiệp tiếp nhận vốn, nhưng một số ngành khác như xăng dầu, than điện. lại chủ trương tăng giá bán, mà nếu tăng dồn dập và cao quá sẽ đẩy lạm phát tăng cao, từ đó cản trở q trình giảm lãi suất. Nguy hiểm hơn là nó sẽ khiến

chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng lên, ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả giảm lãi suất, đến niềm tin của thị trường. Sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các ngành

trong nhiệm vụ giảm giá bán, tăng sức mua, tăng tổng cầu của nền kinh tế, chỉ có thể thực hiện được bởi Chính phủ.

Ở một khía cạnh khác, bên cạnh những chính sách mang tính điều chỉnh và hỗ

trợ, điều cả nền kinh tế mong chờ hiện nay là đầu tư công rất cần được đẩy mạnh hơn

nữa, nhất là khâu giải ngân bởi vì thực tế cho thấy đầu tư cơng tăng sẽ có tác động thiết thực kích cầu tiêu dùng, gia tăng sức cầu cho nền kinh tế... nhờ đó mà hỗ trợ cho tín dụng tăng trưởng hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Từ sự phân tích đánh giá thực trạng sản phẩm tín dụng, chính sách, nghiệp vụ, kết quả về mở rộng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, chúng ta thấy rõ hơn những mặt đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế, bất cập về cơ chế, chính sách, hiệu quả hoạt động của Techcombank. Qua đó, làm cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng tín dụng hiệu quả tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam và đây cũng là nội dung chủ yếu được đề cập đến trong chương 3: “Giải pháp mở rộng tín dụng tại Ngân hàng

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG TẠI

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 316 (Trang 74 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w