Bảng 2.12 : Tỷ lệ dự phòng RRTD
3.2. CÁC GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG
3.2.8. Kiểm soát rủi ro
Cùng với việc mở rộng về quy mơ tín dụng, Techcombank cũng cần tiếp tục hồn thiện cơng tác kiểm sốt và quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Về mặt thẩm định khách hàng, hiện nay tại Techcombank, chuyên viên khách hàng là người trực tiếp thẩm định khách hàng và lập tờ trình thẩm định. Do đó những
thơng tin khách hàng có thể mang những ý kiến chủ quan của chun viên khách hàng, khơng thể tránh khỏi tình trạng chun viên tín dụng chủ động thêm bớt thơng tin để hỗ trợ khách hàng của mình hay móc ngoặc với khách hàng, đặc biệt là với nhóm khách hàng doanh nghiệp. Vì vậy, Techcombank cần xây dựng đội ngũ thẩm định khách hàng doanh nghiệp chuyên biệt có đầy đủ kĩ năng và kiến thức cần thiết, hoạt động song song với chuyên viên khách hàng nhằm mang lại thơng tin thẩm định
chính xác và đầy đủ.
Về mặt tài sản đảm bảo, Techcombank hiện đã đang áp dụng chính sách tín dụng chú trọng đến tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, trong giai đoạn nền kinh tế có những biến động khó lường, giá trị tài sản đảm bảo có khả năng biến động mạnh, điều này đặc biệt có ý nghĩa với những tài sản đảm bảo cho khoản vay dài hạn. Vì vậy, việc đánh giá chính xác và dự báo những biến động trên thị trường có khả năng tác động tới các nhóm tài sản đảm bảo cần được thực hiện một cách nghiêm túc và thường xuyên. Khấu hao tài sản không nên chỉ dựa vào mức khấu hao theo phân loại mà còn phải xét đến những biến động thị trường để đảm bảo an toàn cho khoản vay.
về kiểm soát sau vay, thực trạng hiện nay tại Techcombank cho thấy chuyên viên khách hàng thường có xu hướng chỉ kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng trước khi kiểm toán. Nguyên nhân chủ yếu vì việc kiểm sốt này thường tốn nhiều thời gian. Do đó, để có thể kiểm sốt quản trị rủi ro tín dụng một cách hiệu quả, Techcombank cần có những yêu cầu khắt khe hơn trong vấn đề kiểm soát sau vay, tổ chức đội ngũ chuyên môn về vấn đề này nhằm hỗ trợ chuyên viên có nhiều thời gian hơn cho chun mơn của mình.
Về việc xử lý nợ xấu, để giảm tối đa thiệt hại cho cả ngân hàng lẫn khách hàng
thì yêu cầu cấp thiết là Techcombank phải xác định đúng đắn mức độ “xấu” của khoản
nợ, khả năng có thể phục hồi trong tương lai. Ngân hàng nên tránh tâm lý thụ động, thấy nợ xấu là nhanh chóng nghĩ đến phương án thu hồi bằng tài sản đảm bảo. Nếu khách hàng thực sự có thiện chí trả nợ thì ngân hàng nên cố gắng giúp đỡ, hỗ trợ khách hàng. Thanh lý bằng tài sản đảm bảo chỉ là phương án cuối cùng khi khơng cịn lựa chọn khác. Trong trường hợp xác định rõ khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc có ý định lừa đảo thì phải ngay lập tức ngừng việc giải ngân và tìm cách thu hồi vốn. Để làm được điều này thì Techcombank cần nghiêm túc thực hiện việc giám sát sau vay.