Bảng 2.12 : Tỷ lệ dự phòng RRTD
2.3.1. Những kết quả đạt được
Trong chiến lược mở rộng tín dụng, Techcombank đã và đang thực hiện nhiều chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm tín dụng, qua đó mở rộng quy mơ tín dụng của ngân hàng. Mặc dù cịn nhiều khó khăn và hạn chế trong q trình triển khai song Techcombank cũng đã đạt được những thành tựu rất đáng ghi nhận, cụ thể:
Một là, chủng loại sản phẩm tín dụng Techcombank ngày càng gia tăng, hiện
nay có 12 sản phẩm cho nhóm khách hàng doanh nghiệp và lên đến 25 sản phẩm tín dụng cho khách hàng cá nhân, chưa kể đến các sản phẩm được thiết kế riêng cho từng
đối tượng khách hàng. Hơn nữa, sự phát triển này đồng đều cả về mặt quy mơ và chất
lượng tín dụng.
Sự phong phú và đa dạng về sản phẩm tín dụng do Techcombank cung cấp giúp đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các cá nhân và tổ chức kinh tế. Việc chú trọng phát triển cả về các dịch vụ khác như ngân hàng điện tử giúp Ngân hàng giữ chân được những khách hàng hiện tại và thu hút thêm nhiều khách hàng mới thực hiện các giao dịch tại Ngân hàng, thông qua đó đẩy mạnh việc bán chéo sản phẩm. Bên cạnh đó, trên cơ sở các sản phẩm đã cung cấp, Techcombank cũng tiếp tục nghiên cứu và nâng
cấp các gói sản phẩm hiện tại để hồn thiện sản phẩm hơn và nâng cao chất lượng tín
dụng hơn nữa.
Hai là, về tốc độ tăng trưởng tín dụng, mặc dù năm 2013 dư nợ tín dụng chỉ
tăng 2,013 tỷ đồng, tương đương 2.95% nhưng bằng những nỗ lực của mình, năm 2014 Techcombank đã tăng dư nợ 10,032 tỷ đồng, tương đương mức tăng 14.28%, vượt trên xu thế chung của tồn ngành.
Có được điều này một phần là nhờ vào chính sách liên kết với các đối tác như Hyundai, Vingroup, Vietnam Airlines,... Việc bắt tay với những đối tác có tiềm lực mạnh và có kết quả hoạt động tốt đã mang lại sự phát triển cho Techcombank bất chấp những khó khăn của nền kinh tế. Bên cạnh đó, cũng cần nhắc đến việc Techcombank đã chú trọng phát triển con người, xây dựng đội ngũ nhân viên giàu nhiệt huyết và kỹ năng, cùng với đó là việc bám sát những giá trị cốt lõi mà Techcombank đã đề ra, đồng thời xây dựng văn hóa tương trợ lẫn nhau trong Ngân hàng.
Ba là, tỷ lệ nợ xấu của Techcombank được kiểm soát tốt và thấp hơn mặt
bằng
chung của ngành. Mặc dù đã bán nợ xấu cho VAMC, không thể phủ nhận Techcombank đã đặt ra chiến lược phù hợp trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều khó khăn và nợ xấu của các ngân hàng ngày càng tăng. Chú trọng tăng cường công tác quản lý và thu hồi nợ kết hợp với việc tiếp tục chính sách quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế đảm bảo tính minh bạch cao, Techcombank đã duy trì chính sách cho vay thận trọng và chú trọng tới chất lượng tài sản. Kết quả đạt được của Techcombank
trong thời gian này được thể hiện qua sự chuyển dịch một cách tích cực trong cơ cấu dự nợ theo các nhóm nợ, đặc biệt trong dư nợ nhóm 2 và nhóm 4.
Bốn là, cơ cấu tín dụng nhìn chung đã dịch chuyển theo hướng tích cực. Ve
cơ cấu ngành nghề, tỷ trọng tín dụng chuyển đổi hợp lý, tăng lên với các ngành nghề phi sản xuất, đặc biệt là với bất động sản, điều này là phù hợp với những định hướng của Chính phủ và xu thế thị trường. Về loại hình doanh nghiệp, Techcombank chú trọng đã tăng trưởng tín dụng hướng tới đối tượng doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ là các cơng ty cổ phần có hiệu quả hoạt động tốt, có khả năng tồn tại trong điều kiện kinh tế vĩ mơ khó khăn, hạn chế cho vay đối với các loại hình rủi ro cao cũng như các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả. Thêm vào đó, về cơ cấu thời hạn cho vay, Techcombank cũng chú trọng hơn vào các khoản vay trung và dài hạn, chú trọng cho vay các doanh nghiệp có nhu cầu vốn đầu tư phát triển dài hạn. Mặc dù 2 sự chuyển dịch trên đều theo hướng chứa đựng nhiều rủi ro hơn nhưng cùng
với những chính sách quản trị RRTD của Techcombank, những chuyển biến này đã và đang góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng.
Để đạt được những thay đổi này, bên cạnh những nỗ lực từ phía Techcombank
khơng thể khơng nhắc đến những định hướng từ phía Chính phủ trong việc kích cầu tín dụng các doanh nghiệp. Những hỗ trợ từ phía Chính phủ, cụ thể là Nghị quyết 02 và gói tín dụng 30,000 tỷ, nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp cũng như hỗ
trợ thị trường bất động sản đã tác động lớn không chỉ đến hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng mà cịn giúp nền kinh tế có nhiều khởi sắc.
Năm là, Techcombank cũng đã chủ động kiểm soát tốt cho vay và huy động
thơng qua cơng cụ chính là lãi suất huy động nhằm đảm bảo sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả nhất, và phù hợp với chiến lược Techcombank đã đề ra.