Rủi ro trongbảo lãnh ngân hàng

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP Kỹ thương Việt Nam Thực trạng và Giải pháp - Khoá luận tốt nghiệp 256 (Trang 31 - 33)

5. Kết cấu đề tài

1.3. Rủi ro trongbảo lãnh ngân hàng

1.3.1. Đối với người được bảo lãnh.

Nghĩa vụ của người được bảo lãnh đối với người thụ hưởng bảo lãnh trong giao dịch bảo lãnh ngân hàng là nghĩa vụ chính và trực tiếp. Rủi ro của người được bảo lãnh là rủi ro trong kinh doanh, thương mại đơn thuần. Người được bảo lãnh có thể gặp rủi ro từ các nguyên nhân sau:

22

Nguyên nhân từ chính người được bảo lãnh: Xuất phát từ sự thiếu kinh nghiệm

trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cập nhật thoogn tin khơng kịp thời, độ chính xác thơng tin khơng cao, hay đánh giá sai lệch thị trường; trong điều kiện khốc liệt của thị trường thì chưa thích ứng kịp thời, chưa đối phó kịp với những biến động của thị trường, từ đó có thể gặp phải các rủi ro như ký các hợp đồng hàng hóa bị cấm nhập khẩu.....

1.3.2. Đối với người thụ hưởng bảo lãnh.

Bảo lãnh ngân hàng là một hình thức bảo đảm cho người thụ hưởng trong các giao dịch thương mại. Tuy nhiên, không phải là người thụ hưởng sẽ hồn tồn khơng gặp phải bất kì rủi ro nào trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Một rủi ro mà người thụ hưởng có thể gánh chịu đó là việc xác định uy tín của bên bảo lãnh trước khi chấp nhận cam kết bảo lãnh của ngân hàng đó. Khi khách hàng (bên được bảo lãnh) khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện nghĩa vụ không đầy đủ đúng như cam kết trong hợp đồng thì phía ngân hàng bảo lãnh sẽ phải đứng ra hoàn thành nghĩa vụ đối với bên thụ hưởng, nhưng nếu phía ngân hàng bảo lãnh khơng đủ khả năng tài chính để thực hiện thay thì người thụ hưởng bảo lãnh sẽ chịu rủi ro. Ngoài ra, kể cả khi người thụ hưởng nhận được bồi thường từ ngân hàng bảo lãnh thì vẫn có thiệt hại khơng nhỏ khi ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh, vòng quay vốn, các kế hoạch khác của doanh nghiệp sẽ bị thay đổi, gây ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động kinh doanh.

Người nhận bảo lãnh còn phải đối mặt với rủi ro khi hợp đồng kinh tế thay đổi hoặc kéo dài mà vì lí do nào đó khơng thơng báo đầy đủ cho ngân hàng phát hành bảo lãnh, hoặc không thể yêu cầu ngân hàng kéo dài thời hạn bảo lãnh, khi đó ngân hàng hồn tồn có thể ừ chối thanh tốn bảo lãnh cho người thụ hưởng.

1.3.3. Đối với ngân hàng bảo lãnh.

Bảo lãnh ngân hàng tuy là hình thức tài trợ bằng uy tín của ngân hàng và ngân hàng chưa phải bỏ vốn ra ngay từ ban đầu nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, mà chủ yếu là xuất phát từ phía khách hàng của ngân hàng, khi khách hàng khơng thực hiện đún theo nghiệp vụ đã kí.

- Rủi ro tín dụng: Khi ngân hàng thực hiện thay nghĩa vụ cho khách hàng và thực hiện truy đòi bồi hồn từ phía khách hàng (bên được bảo lãnh), nhưng vì lí do khách quan hay chủ quan mà bên được bảo lãnh khơng hồn trả số tiền này cho ngân hàng. Rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất trong kinh doanh của ngân hàng thương mại.

23

- Rủi ro lãi suất: rủi ro về lãi suất trong bảo lãnh ngân hàng được thể hiện dưới nhiều dạng. Trong nền kinh tế thị trường, lãi suất thì ln biến động trong khi

mức phí

bảo lãnh đã được xác định cố định trong suốt thời gian hiệu lực của bảo lãnh dẫn tới

khả năng rủi ro lãi suất trong trường hợp lãi suất bình quân đầu vào tăng.

- Rủi ro hối đoái: Cũng giống như lãi suất, tỷ giá hối đoái cũng thường xuyên biến động, nên nếu ngân hàng thực hiện thực hiện bảo lãnh bằng ngoại tệ cho khách

hàng thì sẽ gặp rủi ro hối đối.

- Rủi ro từ chính bản thân ngân hàng phát hành bảo lãnh: Khi trình độ cán bộ nghiệp vụ cịn non kém sẽ đánh giá sai về uy tín, khả năng tài chính của khách

hàng, bị

khách lợi dụng trong việc thỏa thuận nội dung bảo lãnh hay cố tình bị bên thụ hưởng

lừa đảo.

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP Kỹ thương Việt Nam Thực trạng và Giải pháp - Khoá luận tốt nghiệp 256 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w