Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoạt động bảo lãnh ngân hàng

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP Kỹ thương Việt Nam Thực trạng và Giải pháp - Khoá luận tốt nghiệp 256 (Trang 33 - 37)

5. Kết cấu đề tài

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoạt động bảo lãnh ngân hàng

1.4.1. Nhân tố khách quan.

1.4.1.1. Môi trường kinh tế- xã hội.

Môi trường kinh tế- xã hội là yếu tố đầu tiên tác động đến mọi hoạt động sản xuất- kinh doanh thương mại trên cả hệ thống nền kinh tế, và hoạt động bảo lãnh ngân hàng cũng không phải là một ngoại lệ.

Khi nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh và bền vững, tình hình xã hội ổn định sẽ là bàn đạp thúc đẩy cho các hoạt động mua bán, giao dịch diễn ra ngày càng nhiều, hoạt động ngân hàng cũng phát triển và nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng nói riêng cũng hoạt động sơi nổi hơn. Cịn ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào trạng thái suy thối, lạm phát cao, tình hình xã hội bất ổn sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến các hoạt động kinh tế, làm giảm sút hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại nói chung trong đó có bảo lãnh ngân hàng.

1.4.1.2. Hành lang pháp lí.

Các hoạt động kinh tế diễn ra hàng ngày đều chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp lí nhà nước, bảo lãnh ngân hàng cũng vậy. Khi có sự thay đổi của hành lang pháp lí, hoạt động bảo lãnh cũng sẽ chịu sự ảnh hưởng. Ví dụ, khi nhà nước thực hiện thay đổi chính sách thuế, chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách quản lý ngoại hối, hay chính sách hỗ trợ xuất nhập khẩu... sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh

24

Khi minh bạch hóa các thơng tin của khách hàng và ngân hàng, sẽ giúp cho các bên tham gia nghiệp vụ bảo lãnh hạn chế được rủi ro có thể xảy ra. Ngân hàng có thể thẩm định chính xác khách hàng của mình, bên nhận bảo lãnh cũng sẽ yên tâm hơn khi chấp nhận bảo lãnh của một ngân hàng có đủ năng lực tài chính và uy tín trên thị trường. Do đó, nếu có một hệ thống thơng tin quản lí chặt chẽ và được cơng bố rộng rãi sẽ thúc đẩy trực tiếp đến nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng.

1.4.1.4. Khách hàng.

Khách hàng là chủ thể trực tiếp tham gia hoạt động bảo lãnh nên họ có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thực hiện và hiệu quả của hoạt động bảo lãnh.. Khách hàng chính là những người đánh giá chất lượng dịch vụ. Việc đa dạng hóa các sản phẩm bảo lãnh sao cho phù hợp và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, được khách hàng đánh giá cao giúp ngân hàng tăng năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.

Bên cạnh đó, đạo đức của khách hàng là vấn đề được đặt ra khi khách hàng có khả năng trả nhưng cố tình trốn tránh trách nhiệm của mình. Vì vậy, khi xem xét cấp bảo lãnh cho khách hàng, ngân hàng cũng cần tìm hiểu về lịch sử giao dịch của khách hàng trước đó, đến các khoản nợ trước kia của họ.

1.4.2. Nhân tố chủ quan.

1.4.2.1. Quy trình nghiệp vụ.

Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh cũng có những ảnh hưởng nhất định tới hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Trong quy trình bảo lãnh có những phần việc quan trọng như: công tác thẩm định, xây dựng hợp đồng bảo lãnh và quy trách nhiệm khi kết thúc bảo lãnh.. .Nếu ngân hàng xây dựng được một quy trình nghiệp vụ chặt chẽ, cơng tác thẩm định tốt sẽ quản trị được các vấn đề rủi ro, đảm bảo một khoản bảo lãnh lành mạnh, mang đến lợi nhuận cho ngân hàng. Khi kết thúc bảo lãnh, trách nhiệm của các bên liên quan được quy định rõ ràng sẽ tránh các tranh chấp và tổn thất khơng đáng có.

1.4.2.2. Nhân lực.

Trong bất kì ngành nghề kinh doanh nào, nhân tố con người cũng luôn là yếu tố quan trọng, quyết định đến khả năng kinh doanh, chất lượng sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp. Các ngân hàng thương mại cũng là những doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, và ln cố gắng xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ có trình độ chun mơn cao, nhiều kinh nghiệm thực tiễn và có đạo đức nghề nghiệp. Việc lựa chọn và đào tạo những cán bộ nhân viên vừa có đức vừa có tài sẽ là một giải pháp giúp

25

ngân hàng hạn chế bớt rủi ro và góp phần thúc đẩy hoạt động bảo lãnh ngày càng phát triển.

1.4.2.3. Mơ hình hoạt động.

Mơ hình hoạt động thể hiện sự phân công về tác nghiệp, đồng thời cho thấy cách thức quản trị rủi ro của ngân hàng. Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng muốn có hiệu quả phải được tổ chức, quản lí một cách chặt chẽ, hiệu quả và hợp lí. Ngân hàng có mơ hình quản lí thống nhất, gọn nhẹ từ hội sở đến các chi nhánh sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và đảm bảo an tồn nghiệp vụ, từ đó thu hút được ngày càng nhiều khách hàng đến giao dịch với ngân hàng.

1.4.2.4. Quy mô ngân hàng.

Ngân hàng với vị thế tài chính vững chắc và tạo dựng được uy tín với khách hàng sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến sử dụng dịch vụ của ngân hàng mình. Cam kết bảo lãnh do một ngân hàng có uy tín phát hành sẽ dễ dàng được chấp thuận hơn, giảm chi phí cho người mua, người bán, củng cố lòng tin và giúp mở rộng hoạt động bảo lãnh ra bên ngồi.

Bên cạnh đó, ngân hàng với mạng lưới đại lí rộng khắp sẽ thực hiện được nhiều nghiệp vụ bảo lãnh hơn và tạo dựng được thương hiệu, uy tín với các đối tác trong và đặc biệt là ngồi nước.

26

KẾT LUẬN CHƯƠNG I.

Bảo lãnh ngân hàng đang có một vị thế hết sức quan trọng trong số các dịch vụ kinh doanh thu phí của ngân hàng, và giữ vai trị khơng nhỏ đối với hoạt động tài trợ thương mại cho nền kinh tế. Hiện nay, công cụ này đang ngày càng được sử dụng một cách linh hoạt trong các giao dịch và mang lại tính kinh tế, hiệu quả cao: đóng góp đáng kể cho nguồn thu của ngân hàng, đem đến sự nhanh chóng thuận lợi cho các hoạt động giao thương, cơ hội kinh doanh và an toàn cho các chủ thể tham gia. Nhưng để nâng cao được số lượng cũng như chất lượng của dịch vụ này, việc tìm hiểu lí luận về hoạt động bảo lãnh là hết sức quan trọng và cấp thiết, giúp ngân hàng mở rộng và nâng cao khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế, hội nhập ngành tài chính ngân hàng như hiện nay.

Trong chương 1, khóa luận đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lí luận cơ bản về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng, tạo dựng nền tảng cần thiết để đi đến nội dung chính của đề tài là thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam. Trên cơ sở đó đánh giá những kết quả mà Ngân hàng đã đạt được, những tồn taị cịn hạn chế để từ đó đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện và mở rộng nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng.

27

CHƯƠNG 2.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP Kỹ thương Việt Nam Thực trạng và Giải pháp - Khoá luận tốt nghiệp 256 (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w