Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan ban ngành nhà nước có liên

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP Kỹ thương Việt Nam Thực trạng và Giải pháp - Khoá luận tốt nghiệp 256 (Trang 81 - 84)

5. Kết cấu đề tài

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan ban ngành nhà nước có liên

quan.

3.3.1.1. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và ngân hàng nội địa trong hội nhập.

Hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một xu thế thời đại và diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Theo đó, song song với việc vươn ra thị trường thế giới, Việt Nam cũng phải mở cửa thị trường trong nước, trong bối cảnh chung đó, các doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động nhận thức và sẵn sàng tham gia vào quá trình hội nhập và cạnh tranh vì khi đó thị trường trong nước khơng cịn mức bảo hộ cao như trước, các doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu và cạnh tranh ngay tại sân nhà. Vì vậy, sự giúp đỡ của Chính phủ là cần thiết.

Theo nhận định, năm 2015 sẽ là năm thử thách đối với các doanh nghiệp Việt khi Cộng đồng kinh tế ASEAN được hình thành. Chủ động tìm hướng đi là giải pháp cốt lõi để các doanh nghiệp bước vào giai đoạn hòa nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Để tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh và chủ động hội nhập, Chính phủ đã yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục chỉ đạo quyết liệt triển khai có hiệu quả, đúng tiến độ các giải pháp được nêu tại Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp yêu cầu thực tế. Bên cạnh đó, Chính phủ và các cơ quan hữu quan có thể giúp đỡ doanh nghiệp thơng qua yêu cầu thực hiện nghiệm việc đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm giảm bớt chi phí và thời gian của doanh nghiệp trong thành lập, phá sản doanh nghiệp, đất đai, đầu tư, xây dựng, kê khai nộp thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, tiếp cận điện năng... Tiếp

68

tục đẩy mạnh triển khai các nhóm giải pháp, chương trình hành động phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2011-2015, xây dựng kế hoạch phát triển các doanh nghiệp này giai đoạn 2016 - 2020 và sớm đưa quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ vào hoạt động.

Mới đây, Bộ Công thương đã ký Quyết định số 11855/QĐ-BCT phê duyệt Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia năm 2015 gồm 212 đề án của 70 đơn vị chủ trì với tổng kinh phí là 100 tỷ đồng. Việc phê duyệt sớm chương trình tạo điều kiện chủ động đẩy nhanh việc triển khai đề án của các đơn vị chủ trì, giúp các doanh nghiệp có thể tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại ngay từ đầu năm như thơng lệ quốc tế. Qua đó, giúp doanh nghiệp tận dụng được thêm nhiều các cơ hội kinh doanh trong và ngồi nước.

Theo đó, cộng đồng doanh nghiệp cũng đề xuất với Chính phủ hỗ trợ, hướng dẫn những vấn đề doanh nghiệp gặp phải khi hội nhập, hoặc hỗ trợ về tài chính, hoặc lựa chọn và hỗ trợ những doanh nghiệp lớn nằm trong top ngành để cạnh tranh, đối ứng với doanh nghiệp nước ngoài bảo vệ hoạt động sản xuất và tiêu dùng hàng hóa trong nước... Giống như Hàn Quốc từng có những chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tập đoàn lớn trong nước phát triển mạnh, đủ sức cạnh trạnh và có tầm ảnh hưởng tồn cầu.

Nước ta đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và đang trong quá trình đàm phán gia nhập Hiệp định Đối tác Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). TPP được kỳ vọng đem lại nhiều cơ hội lớn cho Việt Nam, tuy nhiên cũng sẽ mang đến khơng ít thách thức đối với nền kinh tế. Do mức độ mở cửa của thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam hiện còn thấp, tham gia TPP sẽ giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn vào thị trường tài chính thế giới. Các luồng vốn đầu tư quốc tế vào Việt Nam cũng sẽ tăng mạnh, tạo thuận lợi cho hệ thống ngân hàng tăng cường thanh khoản và tiếp cận với các nguồn vốn ủy thác trên thế giới với chi phí thấp hơn. Tuy nhiên, việc dần xóa bỏ các điều kiện thị trường lại trở thành thách thức do hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Do vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng nội địa trong hội nhập, Chính phủ vận động sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Phòng thương mại quốc tế (ICC). hỗ trợ các ngân hàng trong nước đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quản trị, điều hành, áp dụng chuẩn mực và thông lệ quốc tế vào làm nghiệp vụ quản lý.

3.3.1.2. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát để các ngân hàng phát triển ổn định.

69

Song song với việc hồn thiện hệ thống pháp lý thì Chính phủ cũng cần hồn thiện cơ chế quản lý đối với hệ thống ngành ngân hàng để các ngân hàng phát triển ổn định. Theo đó, theo Nghị định 26/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng có hiệu lực từ ngày 1/6/2014 (thay thế Nghị định 91/1999/NĐ-CP ngày 4/9/1999), việc giám sát ngân hàng sẽ được tiến hành thường xun, liên tục. Ngồi ra, Chính phủ cũng cần có những biện pháp xử phạt phù hợp đối với các ngân hàng vi phạm trong quá trình hoạt động, ảnh hưởng tới hình ảnh của tồn hệ thống và phải đảm bảo việc chấp hành đúng kỉ luật.

3.3.1.3. Tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.

Mặc dù khu vực doanh nghiệp hiện đóng góp tới 60% vào tổng sản phẩm trong nước (GDP) và trở thành một bộ phận quan trọng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của cả nước cũng như của từng địa phương song trên thực tế, số liệu thống kê liên quan tới khu vực doanh nghiệp vẫn cịn nhiều bất cập, sai sót. Việc minh bạch hóa thơng tin tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rất hạn chế, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đối với các doanh nghiệp lớn được niêm yết trên sàn chứng khốn thì thơng tin phần nào đã được cơng khai minh bạch; tuy nhiên, vẫn cịn hiện trạng các đơn vị kinh doanh đính chính báo cáo tài chính đã cơng bố. Chính những tác nhân này làm lòng tin của các nhà đầu, các đối tác kinh tế sụt giảm, ngân hàng cũng phải tăng cường cơng tác thẩm định báo cáo tài chính của doanh nghiệp đẫn đến tăng chi phí thẩm định, giảm hiệu quả hoạt động bảo lãnh của ngân hàng. Nếu nhà nước có cơ chế quản lý các doanh nghiệp này tốt thì sẽ làm giảm tình trạng các cơng ty ảo, cơng ty ma, công ty làm ăn yếu kém, là kênh thông tin hữu hiệu để ngân hàng tham khảo thông tin và ra quyết định cấp hạn mức đúng đắn và quản lí các khoản bảo lãnh hiệu quả hơn.

3.3.1.4. Ổn định nền kinh tế- chính trị- xã hội.

Ngân hàng thương mại cũng như các doanh nghiệp khác đều là tổ chức kinh tế kinh doanh nhằm mục tiêu lợi nhuận và cũng chịu sự ảnh hưởng của chu kì kinh tế. Nền kinh tế phát triển và ổn định sẽ là nền tảng hỗ trợ, thúc đẩy cho hoạt động kinh doanh của các tổ chức này ngày càng phát triển; còn khi nền kinh tế rơi vào giai đoạn suy thoái hay khủng hoảng sẽ là tác nhân hàng đầu dẫn đến giảm hiệu quả kinh doanh ngân hàng nói chung và nghiệp vụ bảo lãnh nói riêng. Nền kinh tế suy thối dẫn đến sự sụp đổ, kinh doanh trì trệ thua lỗ của các doanh nghiệp, khủng hoảng lòng tin giữa ngân hàng với doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp với nhau, làm tăng chi phí thẩm định đối tác của ngân hàng, giảm hiệu quả của hoạt động bảo lãnh và thu hẹp quy mô

70

bảo lãnh khi khách hàng không tin tưởng năng lực tài chính và uy tín của ngân hàng. Vì vậy, Chính phủ cần có những chính sách ngắn hạn và dài hạn để ổn định nền kinh tế vĩ mô, đảm bảo tốc độ tăng trưởng, kiềm chế lạm phát, có những gói kích cầu nền kinh tế để phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, tình hình chính trị- xã hội cũng ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong năm 2014 vừa qua, tình hình căng thằng trên Biển Đơng cũng đã gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với nền kinh tế nước ta; bạo động, bất ổn chính trị .. .dẫn đến việc kinh doanh giảm sút của các doanh nghiệp trong nước, các hoạt động đầu tư, dự án đấu thầu của các doanh nghiệp nước ngoài vào nước ta cũng sụt giảm. Do vậy, Nhà nước và Chính phủ cần có những chính sách thích hợp để đảm bảo chính trị - xã hội ổn định, giúp tạo mơi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài, các hợp đồng xuất nhập khẩu lớn,. góp phần phát triển nền kinh tế nước nhà nói chung và nâng cao hiệu quả bảo lãnh ngân hàng nói riêng.

3.3.1.5. Xử lí nhanh chóng các vụ án kinh tế liên quan đến bảo lãnh ngân hàng.

Chính phủ và các cơ quan hữu quan có liên quan cần ban hành các quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp trong giao dịch bảo lãnh ngân hàng. Bảo lãnh ngân hàng có đặc điểm là quan hệ nhiều bên phụ thuộc lẫn nhau, có sự ràng buộc chặt chẽ giữa hợp đồng cơ sở và hợp đồng bảo lãnh. Do đó có thể phát sinh tranh chấp trong mối quan hệ giữa người thụ hưởng bảo lãnh với người được bảo lãnh và ngân hàng bảo lãnh.

Với Tòa án nhân dân tối cao phải cải cách những thủ tục và thời gian thụ lý vụ án kinh tế. Tạo điều kiện cho các bên liên quan tiết kiệm thời gian, chi phí, hình ảnh và uy tín của các bên và đồng thời đảm bảo khả năng thu nợ của ngân hàng hoặc bên thụ hưởng bảo lãnh.

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP Kỹ thương Việt Nam Thực trạng và Giải pháp - Khoá luận tốt nghiệp 256 (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w