5. Kết cấu đề tài
3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng
3.1.1. Định hướng phát triển chung.
Với hơn 20 năm tích lũy kiến thức và kinh nghiệm, cùng mạng lưới chi nhánh trải đều trên 44 tỉnh thành phố lớn trên tồn quốc, Techcombank đang có thế mạnh và lợi thế trong việc thấu hiểu và đáp ứng tốt nhất các nhu cầu về dịch vụ tài chính ngân hàng của khách hàng trên khắp cả nước.
Dựa trên những thế mạnh đó, mục tiêu chiến lược trong dài hạn đến năm 2020 của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam là trở thành Ngân hàng Tốt nhất Việt Nam cung cấp các giải pháp tài chính ưu việt nhất cho khách hàng. Đồng thời, Techcombank cũng mong muốn trở thành doanh nghiệp có mơi trường làm việc hàng đầu cho các nhân viên của mình. Mục tiêu cuối cùng của Ngân hàng là xây dựng một doanh nghiệp am hiểu, tôn trọng và quan tâm đến các nhân viên cũng như khách hàng, một môi trường làm việc lý tưởng và là doanh nghiệp ln có ý thức với xã hội tại Việt Nam.
Kinh tế Việt Nam trong năm 2014 tiếp tục được cải thiện do sự ổn định và phục hồi của nền kinh tế vĩ mơ , thị trường tài chính có nhiều chuyển biến tích cực, mơi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp và hộ gia đình được cải thiện. Trong bối cảnh đó, về ngắn hạn, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam tiếp tục chú trọng phát triển theo hướng bền vững, ổn định, song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và cải thiện đáng kể hệ thống quản lý và quản trị rủi ro vững chắc.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015 diễn ra vào ngày 18/04 tại Techcombank Tower - 191 Bà Triệu, Đại hội đã thông qua định hướng, kế hoạch kinh doanh năm 2015. Trong năm 2015, với những đánh giá lạc quan về tăng trưởng kinh tế và sự phục hồi của thị trường, Techcombank sẽ tiếp tục tập trung vào các mảng kinh doanh trọng tâm: Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và phân khúc bán lẻ; chú trọng phát triển nguồn nhân lực, đồng thời, tập trung xây dựng năng lực phát triển sản phẩm vượt trội và xây dựng chất lượng dịch vụ tốt nhất, dựa trên nền tảng cơng nghệ tiên tiến sẵn có và năng lực quản trị rủi ro mạnh, góp phần khơng ngừng nâng cao vị thế, quy mô của Ngân hàng, và sớm hiện thực hóa mục tiêu trở thành Ngân hàng Tốt nhất và Doanh nghiệp Hàng đầu Việt Nam. Đại hội cũng thông qua mục tiêu năm 2015 với
58
những chỉ tiêu tài chính cơ bản cụ thể: Tổng tài sản tăng 8,02% lên 190.003 tỷ đồng, huy động vốn tăng 2,35% (140.980 tỷ đồng), dư nợ tín dụng tăng khoảng 35%, lợi nhuận trước thuế tăng 41,1% đạt 2.000 tỷ đồng. Các cổ đơng đều thống nhất dành tồn bộ lợi nhuận của năm 2014 vào việc tái đầu tư cho hoạt động kinh doanh, tiếp tục củng cố và phát triển ngân hàng, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và lâu dài của Techcombank.
3.1.2. Định hướng về mở rộng và hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng.
Trên cơ sở những chiến lược ngắn hạn và dài hạn trên, bên cạnh định hướng chung cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam đã xác định hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh trong giai đoạn sắp tới phù hợp với điều kiện và thực trạng của Ngân hàng như sau:
Thứ nhất, tiếp tục phát triển không ngừng hoạt động bảo lãnh: tăng doanh số bảo
lãnh, số món bảo lãnh và tỷ trọng thu nhập từ bảo lãnh đi đôi với nâng cao chất lượng bảo lãnh để đảm bảo phát triển bền vững, giảm thiểu chi phí để đạt hiệu quả, củng cố vị thế của hoạt động bảo lãnh so với các dịch vụ khác.
Thứ hai, chuẩn hóa hoạt động bảo lãnh ngân hàng theo hướng đơn giản và thuận
tiện cho khách hàng, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các chủ thể tham gia hoạt động bảo lãnh. Hồn thiện quy trình, thủ tục, hồ sơ liên quan.
Thứ ba, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ bảo lãnh đáp ứng nhu cầu thực tế đi
đơi với chính sách đa dạng hóa khách hàng. Tiếp tục phát triển những sản phẩm bảo lãnh truyền thống, trên cơ sở đó phát triển những loại bảo lãnh mới với những dịch vụ đi kèm. Mở rộng hơn các giao dịch bảo lãnh trong ngoại thương, chú trọng các dịch vụ khác có liên quan như tín dụng xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ và các dịch vụ khác, đảm bảo sự tác động tích cực lẫn nhau giữa dịch vụ bảo lãnh và các dịch vụ khác.
Thứ tư, đa dạng hóa khách hàng được bảo lãnh để phù hợp với định hướng mở
rộng quy mô, thị phần bảo lãnh trên thị trường, phân tán rủi ro theo khẩu vị rủi ro của ngân hàng. Với đối tượng tập trung chủ yếu hơn là khách hàng doanh nghiệp vưà và nhỏ, có thể bảo lãnh theo hạn mức hay bảo lãnh theo món.
Thứ năm, chú trọng hơn đến các điểm hạn chế của các chương trình cơng nghệ,
phần mềm áp dụng trong hoạt động bảo lãnh để tránh xảy ra sai sót hay gián đoạn trong quá trình thao tác giao dịch. Cố gắng thay mới đối với hệ thống máy tính đã sử dụng lâu năm để cải tiến chất lượng và thời gian thực hiện các giao dịch.
59
Thứ sáu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển chuyên môn nghiệp vụ
song song với trau dồi kinh nghiệm, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ nhân viên; có các chường trình đào tạo về chun mơn và chính sách khuyến khích thúc đẩy năng suất lao động của nhân viên như lương, thưởng, chế độ bồi dưỡng hay nghỉ phép.
Thứ bảy, tích cực đẩy mạnh, tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với các định
chế tài chính trong và ngồi nước, trên cơ sở đó phát huy thế mạnh của ngân hàng mình và tận dụng lợi thế của ngân hàng khác. Nâng cao uy tín và hình ảnh của ngân hàng với các đối tác, đặc biệt là các đối tác nước ngoài để thúc đẩy hơn nữa hoạt động bảo lãnh trong ngoại thương.