5. Kết cấu đề tài
2.4.1. Những kết quả đạt được
Qua quá trình tìm hiểu và tính tốnh, phân tích số liệu nêu trên, có thể thấy trong giai đoạn 2011- 2014, hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ
49
Từ bảng 2.7 và biểu đồ 2.7 ta thấy, tổng doanh thu từ hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam giai đoạn 2011- 2014 có xu hướng giảm dần.
Năm 2012 so với năm 2011, tổng số phí thu được từ hoạt động bảo lãnh giảm 37.005 triệu đồng, tương ứng với 25,84%. Sang đến năm 2013, doanh thu hoạt động bảo lãnh lại tiếp tục giảm nhưng mức giảm nhẹ hơn là 5.660 triệu đồng, tương ứng với 5,33%. Và tuy doanh thu bảo lãnh ngân hàng năm 2014 vẫn tiếp tục giảm so với năm
2013 nhưng mức giảm đã cải thiện là 1.814 triệu đồng, tương ứng 1,81%. Sự biến
động của doanh thu hoạt động bảo lãnh hoàn toàn phù hợp với sự biến động của doanh số phát hành bảo lãnh. Và cũng giống như sự sụt giảm của doanh số phát hành bảo lãnh, sự sụt giảm doanh thu bảo lãnh cũng xuất phát từ nguyên nhân tương tự.
Ngoài ra, tốc độ giảm của doanh thu hoạt động bảo lãnh trong giai đoạn 2011- 2014 đều nhỏ hơn tốc độ giảm của doanh số phát hành bảo lãnh. Năm 2012, 2013,
2014 tốc độ giảm doanh thu hoạt động bảo lãnh so với năm liền trước lần lượt là
25,84%; 5,33% và 1,81%; trong khi tốc độ giảm của doanh số phát hành bảo
lãnh năm
2012, 2013, 2014 tương ứng là 34,6%; 8,93% và 5,81% là bởi vì sự đa dạng hóa trong
dịch vụ bảo lãnh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam và
sự điều
chỉnh biểu phí bảo lãnh linh hoạt của Ngân hàng trong từng thời kì. Mới đây
nhất, đầu
tháng 5/2015, Techcombank cũng mới điều chỉnh biểu phí bảo lãnh phù hợp với chiến
lược và tình hình thị trường trong nước.
Ngồi nghiệp vụ phát hành bảo lãnh theo các loại bảo lãnh trong mục 2.3.2.3, Ngân hàng còn chú trọng phát triển các nghiệp vụ khác như xác nhận bảo lãnh, thông báo bảo lãnh, sửa đổi bảo lãnh.. .để nâng cao doanh thu của hoạt động này.
Tuy nhiên, từ bảng 2.7 có thể nhận thấy, tỷ trọng doanh thu hoạt động bảo lãnh trên tổng thu từ dịch vụ có xu hướng giảm trong giai đoạn 2011- 2014. Tỷ trọng này trong năm 2012 (10,10%) có tăng so với năm 2011 (9,42%) do sự sụt giảm mạnh của Doanh thu dịch vụ, tốc độ sụt giảm này nhanh hơn tốc độ giảm của doanh thu bảo
thương Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định:
2.4.1.1. Hoạt động bảo lãnh có xu hướng mở rộng quy mơ.
Mặc dù với những diễn biến khó khăn và nhiều biến động của nền kinh tế thế giới và trong nước trong giai đoạn 2011- 2014 vừa qua, doanh số bảo lãnh của Techcombank cũng bị thu hẹp nhưng số món bảo lãnh phát hành vẫn liên tục gia tăng cho thấy quy mô bảo lãnh vẫn có xu hướng mở rộng và đem lại những kết quả xứng đáng, phù hợp với nỗ lực và chính sách của Techcombank trong từng thời kì. Tỷ trọng doanh thu hoạt động bảo lãnh vẫn đứng thứ hai trong tổng thu từ dịch vụ của ngân hàng, góp phần nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng. Trong thời gian tới với sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế, tạo bàn đạp cho hệ thống các ngân hàng phát triển bền vững và cạnh tranh lành mạnh, hứa hẹn sẽ đem đến những kết quả kinh doanh nhiều triển vọng cho Techcombank và thúc đẩy hơn vị thế của dịch vụ ngân hàng hiện đại- dịch vụ bảo lãnh ngân hàng.
2.4.1.2. Cập nhật Quy định nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng phù hợp với từng thời kì.
Mới đây nhất là Quy định số 0023/2014/QĐ1 ngày 01/04/2014 về Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng thay thế cho Quy định nghiệp vụ bảo lãnh số 0039/2012/QĐ1 ngày 24/12/2012. Quy định này có hiệu lực kể từ ngày 05/05/2014, đây là lần ban hành thứ 06 của Techcombank về quy định nghiệp vụ bảo lãnh. Quy định đã nêu rõ trách nhiệm, nhiệm vụ chi tiết của từng bộ phận tác nghiệp bảo lãnh, các nghiệp vụ như sửa đổi bảo lãnh, giải tỏa bảo lãnh, lưu trữ hồ sơ, kiểm soát sau phát hành.. .Với quy trình ngày càng chặt chẽ và phù hợp với nền kinh tế thị trường, đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng đã giúp Techcombank giảm thiểu rủi ro cho hoạt động bảo lãnh, tạo tính đồng nhất về quy trình nghiệp vụ từ hội sở đến chi nhánh, giúp cho hoạt động bảo lãnh hoạt động trơn tru và linh hoạt hơn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh.
2.4.1.3. Nhân sự có chun mơn ngân hàng.
Techcombank liên tục đầu tư, nâng cao năng lực chuyên môn và trau dồi kinh nghiệm cho đội ngũ Cán bộ nhân viên, đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh về năng lực nghề nghiệp, đội ngũ nhân sự cũng được đào tạo với tinh thần
51
làm việc có trách nhiệm cao, chịu được áp lực cơng việc trong thị trường tài chính- ngân hàng cạnh tranh khốc liệt.
Cùng với việc tuyển dụng nhân sự mới, Techcombank cũng ra sức tổ chức những khóa đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là các vị trí lãnh đạo mũi nhọn. Techcombank tạo ra một mơi trường học tập liên tục, với hơn 500 khóa học mỗi năm dành cho các cán bộ nhân viên ở các cấp khác nhau. Học viên có thể lựa chọn thời gian phù hợp và theo cách mà họ có thể học tốt nhất.
Với đội ngũ nhân sự làm việc chuyên nghiệp và được đào tào bài bản như vậy đã giúp Techcombank mở rộng quy mô bảo lãnh đến các đối tượng khách hàng, tạo dựng được uy tín và hình ảnh ngân hàng.
2.4.1.1. Cải thiện nguồn nhân lực cấp cao.
Đôi ngũ lãnh đạo có vai trị quyết định trong sự thành bại của bất kì tổ chức nào. Vì vậy, tiến hành tăng cường và chủ động đào tạo, phát triển lực lượng quản lý là giải pháp bền vững dành cho các ngân hàng trong nỗ lực xây dựng và khẳng định vị thế của mình. Thị trường tài chính - ngân hàng cạnh tranh ngày càng mạnh, vì vậy trình độ quản trị của đội ngũ lãnh đạo cần được nâng cao hơn, việc quản trị ngân hàng đòi hỏi những yêu cầu mang tính hệ thống mới mẻ hơn so với trước đây.
Techcombank đã đầu tư chi phí đáng kể để thu hút các chuyên gia Việt Nam cũng như nước ngồi có uy tín, năng lực, làm việc tại ngân hàng. Hiện nay, Techcombank có khoảng 30% thành viên ban điều hành là chuyên gia quốc tế giàu kinh nghiệm ; 40% là người Việt Nam có kinh nghiệm tại các tổ chức tài chính lớn. Họ đã tạo nên những thay đổi tích cực trong việc điều hành ngân hàng, đồng thời đào tạo, truyền đạt kinh nghiệm cho các nhân viên.
Ngoài ra, Techcombank cũng quan tâm phát triển đội ngũ lãnh đạo kế cận, chuẩn bị cho sự phát triển ở quy mô và vị thế mới. Năm 2013, Techcombank đã thực hiện chương trình "Quản trị viên tập sự”, nhằm tìm kiếm những người có năng lực lãnh đạo để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng ngân hàng cho các vị trí quản lý tầm trung trong tương lai.
Nhờ có những chính sách phát triển nhân lực như vậy, Techcombank đã đạt được những thành quả cho hoạt động ngân hàng nói chung và hiệu quả hoạt động bảo lãnh ngân hàng nói riêng.
52
Với định hướng chuyên nghiệp và hướng tới những chuẩn mực quốc tế để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, Techcombank cịn khơng ngừng “ làm mới”, đa dạng hóa các dịch vụ tài trợ thương mại (các ngành được tài trợ thương mại của Techcombank lên đến 16 ngành trọng điểm trên khắp cả nước) và mở rộng hệ thống đại lí ngân hàng quốc tế rộng khắp thế giới với gần 12.000 ngân hàng đại lí và chi nhánh tại 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, hỗ trợ xử lí nhanh các giao dịch liên ngân hàng. Đặc biệt, Techcombank là ngân hàng duy nhất có dịch vụ trao đổi ngoại tệ của các nước ASEAN, ln nằm trong top các ngân hàng tích cực nhất trong lĩnh vực ngoại hối liên ngân hàng. Đây là một trong những thế mạnh để Techcombank tiếp tục phát huy, góp phần nâng cao khả năng quản trị rủi ro, phát hành bảo lãnh đối ứng.. .góp phần mở rộng và nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo lãnh ngân hàng.
2.4.1.3. Tiện ích “ Kiểm tra chứng thư bảo lãnh” được triển khai thực hiện.
Theo đó, từ tháng 1/2014, khách hàng và đối tác thụ hưởng bảo lãnh do Techcombank phát hành có thể tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí đi lại trong việc tra cứu, đối chiếu và kiểm tra tính pháp lý của các chứng thư bảo lãnh thơng qua tính năng tra cứu online trên website của Techcombank, từ đó giúp đẩy nhanh giao dịch với đối tác, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các bên thụ hưởng bảo lãnh. Để thực hiện việc tra cứu, khách hàng không cần phải đăng ký sử dụng dịch vụ internet banking mà chỉ cần nhập số tham chiếu và số series trên bảo lãnh vào mục Tra cứu chứng thư bảo lãnh
to Techcombank phát hành trên website:
https://tracuubaolanh.techcombank.com.vn/
Bên cạnh hệ thống đại lí ngân hàng quốc tế rộng khắp, Techcombank đã và đang không ngừng “làm mới” các dịch vụ tài trợ thương mại của mình. Hiện tại, Techcombank là một trong số ít những ngân hàng TMCP đầu tiên ở Việt Nam cung cấp tính năng tra cứu online cho chứng thư bảo lãnh. Tiện ích này cũng giúp cho ngân hàng tạo uy tín với người thụ hưởng trong bối cảnh nhiều thư bảo lãnh giả mạo như hiện nay, từ đó góp phẩn nâng cao hiệu quả bảo lãnh của ngân hàng, thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch, mở rộng quy mô bảo lãnh.
2.4.1. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân.
2.4.2.1. Chưa phát triển đồng bộ các hình thức bảo lãnh.
Hiện tại Ngân hàng vẫn đang tập trung chủ yếu vào các loại bảo lãnh chính như : bảo lãnh thanh tốn, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và các loại bảo lãnh này vẫn đang chiếm tỉ trọng khá cao trong tổng doanh số bảo lãnh. Các loại bảo lãnh mới doanh số vẫn còn thấp, ngân hàng vẫn chưa khai thác hết tiềm năng để tăng
53
cao doanh số bảo lãnh cũng như doanh thu phí hoạt động bảo lãnh cho ngân hàng mình. Techcombank nên chú trọng hơn nữa để có sự phát triển đồng bộ bảo lãnh, đa dạng hóa các sản phẩm bảo lãnh cũng như phân tán rủi ro của hoạt động.
2.4.2.2. Nhân sự mới cịn chưa có kinh nghiệm về nghiệp vụ bảo lãnh.
Hiện nay, nhiều nhà tuyển dụng đã đưa ra tiêu chí kinh nghiệm bên cạnh bằng cấp nhằm tránh mất nhiều thời gian và công sức đào tạo lại đội ngũ nhân sự mới. Điều này khơng có gì lạ, bởi các nhà tuyển dụng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng thường chịu áp lực về hiệu quả trong thời gian ngắn nhất, nhất là trong giai đoạn ngành này đang trải qua những cuộc tái cơ cấu gắt gao. Nhưng Techcombank lại chọn hướng đi khác: ngân hàng có tỷ lệ ứng viên mới ra trường được tuyển dụng lên tới 60 - 65%. Sau khi được tuyển dụng, những ứng viên này được tham gia các khóa học thường niên nhằm bồi dưỡng nghiệp vụ từ cơ bản đến chuyên nghiệp. Chiến lược này góp phần giúp Ngân hàng chọn được những người trung thành, có xu hướng gắn bó và cảm nhận sâu sắc văn hóa tổ chức; tuy nhiên, bên cạnh đó nó cũng đem lại những khó khăn cho ngân hàng khi nhân sự mới cịn chưa có nhiều kinh nghiệm về các dịch vụ ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng mặc dù chun mơn năng lực cao, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động bảo lãnh của ngân hàng.
Ngoài ra, cơ chế động lực, khuyến khích trong kinh doanh như lương, thưởng cho đội ngũ nhân sự mới cịn khá thấp so với cường độ cơng việc của họ. Điều này chưa khích lệ năng suất lao động của các cán bộ làm bảo lãnh, và cuối cùng cũng tác động đến hiệu quả bảo lãnh.
2.4.2.3. Hệ thống công nghệ cịn chưa đáp ứng được hết u cầu cơng việc.
Hệ thống công nghệ ngân hàng mặc dù đã được Techcombank đầu tư đổi mới, cải thiện nâng cấp rất nhiều nhưng vẫn còn một số các hạn chế. Đối với những chi nhánh đã hoạt động một thời gian dài, hệ thống máy tính cũng đã được sử dụng khá lâu, các máy tính của cán bộ nhân viên thường bị chậm, bị đơ và mất kết nối mạng, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian xử lí các giao dịch đáp ứng yêu cầu khách hàng.
Được biết đến như một ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực công nghệ ngân hàng, Techcombank luôn nỗ lực đem đến cho khách hàng các dịch vụ tốt nhất. Từ hơn 10 năm trước, Techcombank đã tiên phong trong việc ứng dụng hệ thống ngân hàng lõi Core-Banking T24 nhằm quản lý dữ liệu tập trung, giúp khách hàng có thể giao dịch ở bất kỳ chi nhánh nào trong cả nước. Tuy nhiên, việc hệ thống T24 thỉnh thoảng bị lỗi
54
cũng gây gián đoạn và ảnh hưởng trực tiếp đến việc xử lí các giao dịch trong đó có hoạt động bảo lãnh ngân hàng.
2.4.2.4. Chính sách phí chưa thực sự cạnh tranh.
Techcombank ln cố gắng nỗ lực để nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng nhưng còn hạn chế trong việc linh hoạt chính sách phí, chính điều này đã làm giảm lợi thế cạnh tranh của Ngân hàng. So với một số ngân hàng khác thì phí và lãi suất của Techcombank thường xun bị khách hàng chê là cao, bên cạnh đó, các bảo lãnh có mức rủi ro khác nhau nhưng lại khơng phân biệt về mức phí với cùng một loại khách hàng khiến cho ảnh hưởng đến việc mở rộng quy mô hoạt động bảo lãnh của ngân hàng đến với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau vì chính sách phí chưa thực sự hấp dẫn và cạnh tranh.
2.4.2.5. Sự mất cân đối về đối tượng khách hàng.
Số lượng khách hàng đến xin bảo lãnh có tăng nhưng chưa đồng đều giữa doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh, và đối tượng được bảo lãnh là thể nhân là rất ít. Người khơng cư trú nếu là thể nhân sẽ không được Techcombank phát hành bảo lãnh, cịn là cá nhân người nước ngồi thuộc đối tượng cư trú bảo lãnh bắt buộc phải kí quỹ 100% hoặc có đầy đủ tài sản bảo đảm theo quy định về tài sản bảo đảm của Techcombank; chính sách này tuy an toàn cho ngân hàng nhưng làm hoạt động bảo lãnh không phát huy được chức năng bảo đảm cũng như tài trợ của bảo lãnh ngân hàng, hơn nữa cịn làm giảm khả năng thu hút khách hàng.
2.4.2.6. Cơng tác tuyên truyền, giới thiệu về hoạt động bảo lãnh của
Techcombank còn
hạn chế.
Hiện nay, Techcombank vẫn ln chú trọng tới cơng tác chăm sóc, duy trì khách hàng cũ và khơng ngừng tìm kiểm các khách hàng mới cho hoạt động ngân hàng nói chung, và dịch vụ bảo lãnh nói riêng thơng qua bán chéo sản phẩm giữa các phòng ban, qua kênh người thân bạn bè, qua các đối tác đã làm việc với ngân hàng hay dữ liệu trên các website. Tuy nhiên các hình thức mà ngân hàng sử dụng để tuyên truyền, giới thiệu về hoạt động bảo lãnh mà mình cung cấp vẫn cịn hạn chế. Việc cung cấp thông tin về dịch vụ, sản phẩm trên website của Ngân hàng vẫn chưa được chú trọng, hầu hết các thơng tin chỉ mang tính giới thiệu sản phẩm: tên gọi, lợi ích dành cho doanh nghiệp mà thiếu những thơng tin hết sức quan trọng cần thiết khác như: biểu phí, các mẫu đơn yêu cầu, thủ tục hồ sơ, quy định cơ bản của Ngân hàng với khách hàng làm bảo lãnh. Dẫn đến tình trạng chưa đáp ứng được hết nhu cầu khai thác thông tin của khách hàng, các khách hàng mới khi có nhu cầu đến giao dịch làm bảo lãnh sẽ