Tình hình hoạt động kinhdoanh tại ngân hàng

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP Kỹ thương Việt Nam Thực trạng và Giải pháp - Khoá luận tốt nghiệp 256 (Trang 40 - 47)

5. Kết cấu đề tài

2.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt

2.1.3 Tình hình hoạt động kinhdoanh tại ngân hàng

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn.

Các ngân hàng thương mại là các tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, nếu chỉ dựa vào vốn tự có của mình để thực hiện kinh doanh thì sẽ khơng thể nào đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế và sẽ sớm bị đào thải khỏi ngành. Và vốn huy động chính là “ nguồn nguyên liệu” chính cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Là vốn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, chi phí thấp hơn so với vốn khác và là nguồn tiềm năng ln có thể khai thác được. Các ngân hàng khơng muốn bị nuốt chửng thì phải khơng ngừng phát triển, nâng cao sức cạnh tranh của mình với các định chế tài chính khác, và cạnh tranh về huy động vốn là một vấn đề ln nóng với hệ thống tài chính- ngân hàng, là hoạt động cốt yếu và chủ đạo đối với một ngân hàng. Nhận thức được vấn đề đó, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam đã chú trọng và nỗ lực không ngừng nghỉ để phát triển, thực hiện tốt hoạt động này.

Biểu đồ 2.1. Tình hình huy động vốn Techcombank giai đoạn 2011- 2014.

Đơn vị: Triệu VNĐ

■ Nguồn vốn huy động

Năm

(Nguồn: Báo cáo tài chính TCB giai đoạn 2011- 2014)

30

Biểu đồ 2.2. Nguồn vốn huy động phân theo đối tượng khách hàng tại Techcombank giai đoạn 2011- 2014.

Đơn vị: Triệu VNĐ

(Nguồn: Báo cáo tài chính TCB giai đoạn2011- 2014)

Bảng 2.1. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động tại Techcombank giai đoạn 2011- 2014.

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 Số tuyệt đối Tăn g so với 2011 Số tuyệt đối Tăn g so với 2012 Số tuyệt đối Tăng so với 2013 Dư nợ tín dụng 63.451.000 4.810.000 7,58% 2.014.000 2,95% 11.033.000 15,7 % 31

Từ biểu đồ 2.1, 2.2 và kết hợp bảng 2.1 có thể thấy, tổng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế của Techcombank giai đoạn 2011- 2014 có xu hướng tăng. Techcombank tiếp tục duy trì nền tảng huy động tiền gửi mạnh mẽ và ổn định trong năm 2011; tổng tiền gửi huy động của ngân hàng đạt 136.781.000 triệu đồng. Năm 2012 có mức tăng mạnh 13.851.000 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng với 10,13%; tiếp tục duy trì lượng huy động tương đối ổn định và bền vững trong phân khúc khác hàng cá nhân. Trong năm 2013, nguồn vốn huy động có sự sụt giảm tương đối rõ tệt 15.429.000 triệu đồng (tương ứng 10,24% ) là do giảm của phân khúc vốn huy động từ Tổ chức tín dụng khác (giảm 23.945.000 triệu đồng), còn mảng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vẫn tăng 7,6% so với cùng kì năm 2012 và đạt 119.978.000 triệu đồng. Sang đến năm 2014, nguồn vốn huy động đạt 151.905.000 triệu đồng, tăng 16.702.000 triệu đồng so với năm 2013 (tăng tương ứng 7,05%).

Quy mô huy động vốn có xu hướng tăng qua các năm cho thấy vị thế và uy tín của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam trên thị trường tài chính- ngân hàng ngày càng được củng cố và chiếm được lòng tin của khách hàng. Tuy nhiên, mức tăng vốn có sự biến động là do diễn biến của nền kinh tế trong mấy năm trở lại đây đã gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó ngành ngân hàng cũng đã liên tục trải qua các vụ án kinh tế lớn liên quan đến các vị lãnh đạo chủ chốt của ngân hàng như Bầu Kiên của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Huyền Như của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, điều này đã gây tác động khơng nhỏ đến hình ảnh của các ngân hàng với khách hàng.

2.1.3.2. Tình hình sử dụng vốn.

Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ đạo, mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng. Việc sử dụng vốn sao cho hợp lí và đạt hiệu quả cao nhất có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.

Với chính sách cho vay thận trọng, dư nợ tín dụng của khách hàng tại Techcombank đạt được trong giai đoạn 2011- 2014 như sau:

32

Biểu đồ 2.3. Tình hình dư nợ tín dụng tại Techcombank giai đoạn 2011- 2014.

Đơn vị: Triệu VNĐ

■ Dư nợ tín dụng

Năm

(Nguồn: Báo cáo tài chính của TCB giai đoạn 2011- 2014)

Bảng 2.2. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng tại TCB.

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 Tổng doanh thu 21.770.00 0 0 19.190.00 0 15.277.00 0 15.382.000 Tổng chi phí 17.549.00 0 0 18.172.00 0 14.399.00 0 14.037.00 Lợi nhuận trước thuế 4.221.00 0 0 1.018.00 0 878.00 0 1.345.00

Kết hợp biểu đồ 2.3 và bảng số liệu 2.2 ta thấy, dư nợ tín dụng tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam tăng liên tục trong giai đoạn từ 2011- 2014.

33

Năm 2011, dư nợ đạt 63.451.000 triệu đồng, cho vay tăng trong hầu hết các lĩnh vực và chủ yếu tập trung mở rộng ra các đối tác được xếp hạng tốt và các giao dịch có tài sản đảm bảo. Đến năm 2012, dư nợ đạt 68.210.000 triệu đồng, tăng 7,58% so với năm 2011. Tính đến cuối năm 2013, với chính sách cho vay thận trọng, dư nợ cho vay khách hàng của ngân hàng đạt 70.250.000 triệu đồng, tăng 2,9% so với năm 2012. Sang đến năm 2013 đánh dấu sự thay đổi trong cơ cấu cho vay theo ngành của ngân hàng và phù hợp với sự tăng lên của hoạt động huy động vốn nên mức tăng dư nợ tín dụng của năm so với năm 2012 là giảm (từ 7,58% xuống cịn 2,95%).Sang năm 2014 có sự tăng trưởng mạnh mẽ về dư nợ tín dụng, tăng 11.033.000 triệu đồng so với năm 2013, tương ứng mức tăng tương đối là 15,7%.

Như vậy có thể thấy, tuy chịu ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng cịn gặp nhiều khó khăn nhưng với chính sách cho vay thận trọng và có hiệu quả của mình, Techcombank vẫn tiếp tục duy trì mức tăng dư nợ qua các năm.

2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương

Việt Nam.

Bảng 2.3. Ket quả hoạt động kinh doanh của Techcombank giai đoạn 2011-2014.

34

Biểu đồ 2.4. Kết quả kinh doanh của Techcombank giai đoạn 2011- 2014.

Đơn vị: Triệu VNĐ

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh TCB năm 2011-2014)

Năm 2011 đánh dấu một năm đột phát trong hoạt động của Techcombank sau 18 năm phát triển vững mạnh và ổn định; ghi nhận kết quả tốt nhất của Techcombank trong hoạt động của mình trước tình hình bất ổn của nền kinh tế thế giới và tình hình phức tạp của nền kinh tế trong nước. Lợi nhuận trước thuế đạt con số kỉ lục 4.221 tỷ đồng, nắm giữ vị trí thứ nhất trong số các ngân hàng thương mại cổ phần; trong đó thu nhập lãi thuần tăng đến 66%, sự tăng trưởng này là kết quả của chương trình khuyến mại, đa dạng hóa sản phẩm và tăng cường hợp tác giữa các bộ phận hỗ trợ.

Sang năm 2012, lợi nhuận trước thuế đạt 1.018 tỷ đồng, giảm 76% so với năm 2011. Nguyên nhân là do sự giảm đi chủ yếu của Thu nhập từ hoạt động kinh doanh, mức giảm này cho thấy nỗ lực của Ngân hàng trong việc giảm thiểu thua lỗ trong bối cảnh kinh tế suy thối; cịn chi phí hoạt động và chi phí dự phịng rủi ro lại tăng chủ yếu trong tổng cơ cấu chi phí; chi phí hoạt động tăng cao thể hiện cam kết đầu tư của ngân hàng cho nguồn nhân lực qua việc tuyển thêm đội ngũ nhân sự chất lượng cao từ thị trường trong và ngồi nước, đặc biệt cho lĩnh vực quản lí rủi ro, thẩm định tín

35

dụng, tuân thủ và phát triển kinh doanh tại thị trường phía Nam; ngồi ra ngân hàng cịn đầu tư vào cơ sở hạ tầng cơng nghệ và các văn phịng chi nhánh. Chi phí dự phịng rủi ro tín dụn tăng mạnh 324% đạt 1.450 tỷ đồng, do suy thoái kinh tế Ban điều hành Ngân hàng đã cẩn trọng trong việc thẩm định các khoản nợ xấu, cũng như thực hiện các sáng kiến khác nhằm củng cố bảng cân đối kế toán.

Lợi nhuận trước thuế năm 2013 đạt 878.000 triệu đồng, giảm 13,72% so với năm ngoái. Năm 2014, lợi nhuận trước thuế đạt 1.345.000 triệu đồng, tăng 53,19% so với năm 2013 do sự tăng lên chủ yếu của Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ. Techcombank cần có những chiến lược và giải pháp để phát triển hoạt động kinh doanh của mình hơn nữa, yếu tố chủ lực để nâng cao cạnh tranh với các đối thủ trong ngành là tiếp tục tập trung vào chất lượng dịch vụ và phát triển sản phẩm phù hợp với từng phân khúc khách hàng.

2.2. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động bảo lãnh.

Ngoài việc tuân thủ và thực hiện theo các văn bản pháp lí của Quốc hội và Chính phủ, các văn bản luật và dưới luật của Ngân hàng Nhà nước, Techcombank còn ban hành các quy định nội bộ về việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng:

- Quy định số 0023/2014/QĐ1 ngày 01/04/2014 về Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng.

- Quy trình số 0011/2014/QT ngày 09/01/2014 về Cho vay và bảo lãnh khách hàng doanh nghiệp tại Khối ngân hàng bán bn và Quy trình số 0011/2015/QT ngày

20/01/2015 về việc sử đổi quy trình số 0011/2014/QT.

- Hướng dẫn số 0458/2014/HD ngày 18/12/2014 về Nghiệp vụ Bảo lãnh dành cho Khách hàng thuộc quản lý của Khối Khách hàng doanh nghiệp.

2.3. Thực trạng nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần

Kỹ thương

Việt Nam.

Hiện nghiệp vụ bảo lãnh của Techcombank được phân chia thực hiện theo 2 quy trình với các phân khúc khách hàng khác nhau: đối với Khách hàng thuộc quản lý của Khối ngân hàng Bán buôn và Khách hàng thuộc quản lý của Khối Khách hàng doanh nghiệp. Với mỗi quy trình được thực hiện chặt chẽ từ khâu tiếp thị nhu cầu khách hàng đến khi thu nợ, tất toán và lưu hồ sơ bảo lãnh.

36

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP Kỹ thương Việt Nam Thực trạng và Giải pháp - Khoá luận tốt nghiệp 256 (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w