Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP Kỹ thương Việt Nam Thực trạng và Giải pháp - Khoá luận tốt nghiệp 256 (Trang 84 - 87)

5. Kết cấu đề tài

3.3. Một số kiến nghị

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

3.3.2.1. Hồn thiện hành lang pháp lí trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng.

Trong những năm gần đây, quan hệ hợp tác quốc tế của Việt Nam ngày càng được mở rộng. Việc tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế một mặt mở ra cơ hội lớn cho việc phát triển kinh tế đất nước, nhưng mặt khác, lại đặt ra yêu cầu phải tuân thủ các cam kết quốc tế thuộc nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực tài chính ngân hàng. Điều này địi hỏi Ngân hàng Nhà nước cần hồn thiện hành lang pháp lí một cách ổn định và phù hợp với các thơng lệ quốc tế; tránh tình trạng các văn bản quy định về hoạt động bảo lãnh của ngân hàng bị vô hiệu khi bị điều chỉnh bởi luật khác, gây nên sự

71

chồng chéo trong quản lý và rủi ro cho các bên tham gia giao dịch này. Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng; có các chế tài đủ mạnh để xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động ngân hàng nói chung và bảo lãnh ngân hàng nói riêng. Đây được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm nhằm tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng đạt hiệu quả mong muốn và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng.

3.3.2.2. Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động bảo lãnh tại các ngân hàng.

Nhằm tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng phù hợp, tại Quyết định số 254/QĐ- TTg ngày 1/3/2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng với lộ trình thực hiện cụ thể. Nhiệm vụ trong giai đoạn 2011-2015 là tập trung lành mạnh hóa tình hình tài chính, tăng cường năng lực, cải thiện mức độ an tồn và hiệu quả của các tổ chức tín dụng. Việc tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng được thực hiện đồng bộ bằng các giải pháp, phù hợp với tình trạng tài chính của từng tổ chức tín dụng. Để cơng tác giám sát, thanh tra hệ thống tổ chức tín dụng được tồn diện, đúng quy định pháp luật, hiệu quả cần phải hồn thiện khn khổ pháp lý đủ mạnh, hồn thiện tiêu chí quản lý hoạt động của các tổ chức tín dụng, tăng cường giám sát và kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm, bảo đảm an toàn hệ thống cần được quan tâm của tất cả các cấp, các ngành đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước.

Tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra để phịng ngừa rủi ro phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm về quy chế bảo lãnh, đảm bảo an tồn cho hệ thống ngân hàng. Vì vậy trình độ của cán bộ thanh tra cũng cần được cải thiện thường xuyên, đạo đức nghề nghiệp luôn phải được đề cao. Các hoạt động thanh tra phải đảm bảo không cản trở hoạt đông của NHTM.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng mới ban hành Thông tư số 03/2015/TT- NHNN hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định 26/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng có hiệu lực thi hành kể từ ngày 7/5/2015. Việc tăng cường giám sát, kiểm tra hoạt động của các ngân hàng sẽ tạo nên một mơi trường tài chính- ngân hàng lành mạnh, tác động tích cực đến đẩy nhanh tiến độ, chất lượng của quá trình tái cơ cấu hệ thống các TCTD.

3.3.2.3. Thường xuyên hỗ trợ các Ngân hàng thương mại trong nghiệp vụ bảo lãnh.

Ngân hàng Nhà nước đóng vai trị là đầu tàu để hướng dẫn cho các ngân hàng trong hệ thống được hoạt động trơi chảy hơn. Vì thế, việc hỗ trợ của NHNN sẽ giúp ích rấy nhiều tới định hướng kinh doanh của các ngân hàng. NHNN có thể hỗ trợ thơng qua các hình thức:

72

- Thường xun rà sốt lại các văn bản pháp lý để từ đó bổ sung, sửa đổi các quy định bảo lãnh cho phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế; hạn chế được tình

trạng chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật.

- Cùng với việc cải tiến thủ tục bảo lãnh sao cho đơn giản, chặt chẽ và an tịan thì cần phải từng bước đa dạng hóa hình thức bảo lãnh. NHNN nên hướng dẫn các ngân

hàng sử dụng hình thức bảo lãnh trên các hối phiếu nhận nợ với nước ngồi, lập giấy

chứng nhận kì hạn nợ với nước ngồi. Bên cạnh đó, NHNN cần sớm chuẩn bị để ban

hành các văn bản hướng dẫn một số loại hình bảo lãnh mới như bảo lãnh chứng khoán.

- Tổ chức thường xuyên các buổi khảo sát thực tế tại các ngân hàng để nắm rõ tình hình hoạt động và cử các chuyên gia hàng đầu để hướng dẫn, đào tạo các

cán bộ

ngân hàng.

3.3.2.4. Ổn định tỷ giá.

Chính sách tỷ giá của Việt Nam là chính sách thả nổi có điều tiết. Vì thế, NHNN Việt Nam giữ vai trò rất quan trọng trong việc điều hành tỷ giá. Việc tỷ giá có ổn định hay khơng sẽ liên quan trực tiếp đến ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát. Tỷ giá ổn định cũng như định hướng điều hành rõ ràng của NHNN làm cho các NHTM cũng thuận lợi hơn trong thực hiện chiến lược kinh doanh ngoại tệ của mình. Mặt khác, chính sách tỷ giá cũng còn ảnh hưởng đến dịch vụ bảo lãnh đối ứng của ngân hàng do chi phí dịch vụ này được thu bằng ngoại tệ.

Vào nửa cuối quý I-2015 vừa qua, tỷ giá có xu hướng ấm lên do tác động của giá USD trên thị trường ngoại hối quốc tế tăng mạnh. Nguyên nhân nằm ở diễn biến tăng lãi suất USD của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong bối cảnh kinh tế Mỹ có chuyển biến tích cực kể từ khi chấm dứt Gói nới lỏng định lượng (QE) tháng 10-2014. Khả năng FED nâng lãi suất sớm đã thu hút dòng tiền đổ về đồng USD, khiến đồng tiền này mạnh lên, từ đó gây áp lực tỷ giá trên thị trường ngoại hối Việt Nam. Đồng USD lên giá đã có tác động nhất định đến tâm lý thị trường trong thời gian qua. Tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng và tự do đều có xu hướng tăng, tuy nhiên vẫn nằm trong biên độ cho phép. Thời gian tới NHNN cần tiếp tục kiên định điều hành tỷ giá theo hướng ổn định, không vội vàng dao động cũng như không để làm ảnh hưởng đến niềm

73

3.3.2.5. Nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin ứng dụng nhằm cung

cấp kịp thời, chính xác theo yêu cầu của các TCTD.

Một trong những nguyên nhân mà có thể gây ra rủi ro cho các ngân hàng trong quá trình cung cấp bảo lãnh là do tình trạng thơng tin bất cân xứng. Thông thường, khách hàng là chủ thể nắm được nhiều thông tin hơn khi họ yêu cầu sử dụng dịch vụ này. Ngân hàng chỉ biết được những thôn tin thông qua những điều mà khách hàng cung cấp và các báo cáo tài chính, rất khó khăn trong việc xác định tính xác thực của những thơng tin đó. Vì thế, để hạn chế những tình trạng này thì Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) chính là căn cứ để ngân hàng có thể đối chiếu phần nào thơng tin được cung cấp. Hơn 10 năm đi vào hoạt động (kể từ năm 1999), CIC đã góp phần tích cực bảo đảm an toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng; ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng và tổ chức tín dụng; đảm bảo tính khách quan, minh bạch, cơng bằng trong việc tiếp cận tín dụng của khách hàng vay; góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nhiệm vụ đặt ra với CIC từ 2011- 2015 là phải hiện đại hóa và nâng cao chất lượng thơng tin tín dụng, cần chú trọng hơn đến độ chính xác của thơng tin trong thu thập và xử lý; tăng tính kiểm sốt và đẩy mạnh hợp tác cơng - tư để quản lý tồn diện thơng tin về khách hàng vay; chú trọng đến tính đầy đủ khi bổ sung các loại thơng tin có đủ phân tích xã hội, chấm điểm tín dụng đủ cơ sở tin cậy cho các tổ chức có thể quyết định cấp tín dụng;....

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP Kỹ thương Việt Nam Thực trạng và Giải pháp - Khoá luận tốt nghiệp 256 (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w