CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHTM

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP việt nam đã niêm yết trong hội nhập kinh tế quốc tế khoá luận tốt nghiệp 447 (Trang 31 - 35)

Biểu đồ 6 : Nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam năm 2010 2016

1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHTM

1.3.1 Các yếu tố bên ngoài 1.3.1.1 Yếu tố vĩ mơ

Các yếu tố vĩ mơ có tác động khơng nhỏ đến năng lực cạnh tranh của các NHTM. Một số yếu tố cơ bản nhu: Chính trị, pháp luật, yếu tố văn hóa, xã hội, kinh tế...

Yếu tố chính trị, pháp luật

Chính trị, pháp luật là một yếu tố quan trọng ảnh huởng đến sự phát triển của bất kỳ một ngành nào trong một quốc gia. Đối với ngành ngân hàng thì luật pháp, chính trị lại càng đóng một vai trị quan trọng hơn.

Sự ổn định về chính trị, thống nhất trong các quan điểm luật pháp hay các điều luật quy định rõ ràng luôn là điều kiện thuận lợi cho ngành ngân hàng phát triển, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tu cũng nhu giảm thiểu rủi ro đáng kể.

Yếu tố văn hóa, xã hội

Năng lực cạnh tranh của một ngành có thể chịu tác động rất lớn bởi các yếu tố về văn hóa, xã hội. Các yếu tố này sẽ ảnh huởng đến yếu tố con nguời. Nếu là khách hàng thì sẽ ảnh huởng đến thị hiếu, nhu cầu, thói quen tiêu dùng hay tiết kiệm. Nếu là nhân viên trong ngân hàng sẽ ảnh huởng đến phong cách làm việc, đạo đức nghề nghiệp.

Yếu tố khoa học, công nghệ

Khoa học và công nghệ trên thế giới ngày càng phát triển, các ngân hàng cần phải cập nhật và ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, hạn chế các rủi ro, thất thoát. Một ngân hàng áp dụng thiết bị công nghệ cao, phần mềm giao dịch hiện đại sẽ tạo sự thuận tiện cho khách hàng, nâng cao được tính chun nghiệp và từ đó thu hút được nhiều khách hàng hơn.

Yếu tố kinh tế

Sự biến động trong nền kinh tế sẽ tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Các yếu tố kinh tế bao gồm: biến động của nền kinh tế trong nước và biến động của nền kinh tế thế giới.

Các yếu tố biến động của nền kinh tế trong nước như: tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái... sẽ kéo theo sự thay đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, của người tiêu dùng. từ đó tác động tới hoạt động của các NHTM.

Sự biến động của nền kinh tế thế giới cũng ảnh hưởng không nhỏ tới năng lực cạnh tranh của các NHTM thông qua các hoạt động của NHTM như: hoạt động mua bán ngoại tệ, đầu tư tài chính, mua bán GTCG tại các thị trường quốc tế, các dự án cho vay nước ngồi.

1.3.1.2 Yếu tố vi mơ

Các yếu tố vi mô sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động của các NHTM, từ đó ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các NHTM. Các yếu tố vi mô bao gồm: Đối thủ cạnh tranh, đối thủ tiềm ẩn, các sản phẩm thay thế, khách hàng.

Đối thủ cạnh tranh

Mức độ cạnh tranh hiện tại của ngành ngân hàng sẽ tùy thuộc vào: mức độ tăng trưởng của ngành, quy mô thị trường, số lượng các đối thủ cạnh tranh, quy mơ, hình ảnh, uy tín, thương hiệu.

Hiện nay, các NHTM khơng chỉ phải cạnh tranh trong phạm vi quốc gia mà còn phải cạnh tranh với các ngân hàng trên thế giới. Trong phạm vi một quốc gia thì các NHTM khơng chỉ phải cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các tổ chức tài chính khác như: cơng ty tài chính, quỹ hưu trí, cơng ty bảo hiểm.

Đối thủ tiềm ẩn

Đối thủ tiềm ẩn đối với các NHTM là những ngân hàng chưa tham gia nhưng rất có thể sẽ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong tương lai. Việc đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn có thể tham gia vào thị trưởng được hay không phụ thuộc vào rào cản gia nhập như: vốn đầu tư, kinh nghiệm, các mối quan hệ. Tuy nhiên hiện nay, Việt Nam đang có chủ trương sáp nhập, hợp nhất để giảm thiểu số lượng các NHTM có trên thị trường nên nguy cơ về đối thủ tiềm ẩn là không cao.

Sản phẩm, dịch vụ thay thế

Sản phẩm, dịch vụ thay thế trong ngành ngân hàng hiện nay chưa nhiều, việc thay thế chưa thể hiện một cách tập trung, tồn diện. Tuy nhiên, điều này vẫn địi hỏi các ngân hàng cần tối ưu hóa các sản phẩm dịch vụ của mình để có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

Khách hàng

Khách hàng có một vị trí quan trọng, ảnh hưởng đến lợi nhuận của một ngân hàng nhất là khi trong ngành có sự cạnh tranh gay gắt với nhiều đối thủ cạnh tranh. Do sản phẩm khơng có nhiều sự khác biệt nên cạnh tranh giữa các ngân hàng tập trung vào việc thu hút khách hàng bằng chất lượng sản phẩm dịch vụ, nâng cao tiện ích cho khách hàng ,

ưu đãi trong thanh toán, tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng để xây dựng thương hiệu cho ngân hàng.

1.3.2 Các yếu tố nội tại ngân hàng

1.3.2.1 Năng lực quản lý tài chính của ngân hàng

Nguồn lực tài chính ảnh hưởng rất lớn tới cạnh tranh của ngân hàng. Do vậy, năng lực quản lý tài chính có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Việc quản lý nguồn lực tài chính có thể làm gia tăng hoặc sụt giảm năng lực cạnh tranh của ngân hàng, có thể thúc đẩy hoặc thụt lùi sự phát triển của ngân hàng. Năng lực quản lý tài chính thể hiện trên các mặt: quản lý tốt khả năng sinh lời của vốn, quản lý rủi ro, quản lý chi phí hoạt động kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm nợ tồn đọng hiệu quả, tiết kiệm chi phí kinh doanh... Tất cả những điều này sẽ góp phần tăng cường và phát triển nguồn lực tài chính.

1.3.2.2 Trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật và quản lý hiện đại

Khoa học kỹ thuật và quản lý điện thoại làm thay đổi rõ rệt hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tạo điều kiện cho các nghiệp vụ và cơng việc tính tốn được tự động hóa, quy trình nghiệp vụ ngân hàng trở nên nhanh chóng, chính xác, dễ kiểm soát và hạch toán từng ngày, từng giờ. Ngồi ra, ngân hàng có thể đa dạng tiện ích trong dịch vụ tạo nhiều khả năng lựa chọn hình thức dịch vụ tiện lợi cho khách hàng.

Việc áp dụng các khoa học kỹ thuật hiện đại sẽ giúp ngân hàng tăng năng suất lao động, hạ thấp chi phí đầu vào, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng, điều này ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

1.3.2.3 Trình độ, phẩm chất, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ, nhân viên

Con người là nguồn lực quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của ngân hàng. Khi một ngân hàng có một đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ chun mơn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đực tốt, có kinh nghiệm thì ngân hàng đó sẽ hoạt động có hiệu quả cao và phát triển bền vững trên thị trường. Bởi chính nguồn lực này sẽ giúp ngân hàng có những chiến lược đúng đắn, có những định hướng phát triển khác biệt với các đối thủ cạnh tranh khác. Đó là tiền đề để ngân hàng mở rộng thị phần.

Vốn điều lệ Ngân hàng Vốn điều lệ

Vietinbank 37.234 ANZ Việt Nam 3.000

Vietcombank 35.977 CIMB Việt Nam 3.203

BIDV 34.187 HSBC Việt Nam 7.528

Sacombank 18.852 Hong Leong Việt Nam 3.000

MB 17.127 Public Bank Việt Nam 3.000

Eximbank 12.355 Woori Bank Vietnam Limited 3.000

SHB 11.196 Standard Chartered Việt Nam 3.080

ACB 9.377 Shinhan Việt Nam 4.547

NCB 3.010 Mitsubishi UFJ 38.940.000

Overseas Bank 216.571

1.3.2.4 Hoạt đông marketing của ngân hàng

Hoạt đông marketing là vô cùng cần thiết trong kinh doanh ngân hàng. Marketing giúp ngân hàng quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ tới người dân để họ có thể hiểu biết về các tiện ích của các nghiệp vụ ngân hàng từ đó lơi kéo khách hàng đến với ngân hàng. Marketing cịn nâng cao hình ảnh, tạo dựng thương hiệu, uy tín và vị thế ngân hàng, tạo ấn tượng trong lòng khách hàng.

23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG Lực CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM ĐÃ NIÊM YẾT

2.1 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỐ PHẦN VIỆT NAM ĐÃ NIÊM YẾT

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP việt nam đã niêm yết trong hội nhập kinh tế quốc tế khoá luận tốt nghiệp 447 (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w