Nâng cao năng lực tài chính

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP việt nam đã niêm yết trong hội nhập kinh tế quốc tế khoá luận tốt nghiệp 447 (Trang 80 - 83)

Biểu đồ 6 : Nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam năm 2010 2016

3.1 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC

3.1.1 Nâng cao năng lực tài chính

3.1.1.1 Tăng vốn tự có và tỷ lệ an tồn vốn

Vốn điều lệ là chỉ tiêu cơ bản để chứng minh sức mạnh tài chính của một NHTM, là căn cứ để tính tốn các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. Một số biện pháp tăng vốn điều lệ của NHTM như sau:

• NHTM có thể dùng lợi nhuận để tăng vốn điều lệ bằng cách chia cổ tức bằng cổ phiếu cho các cổ đơng

• Tăng lợi nhuận giữ lại hàng năm của ngân hàng

• Tăng vốn từ các biện pháp bên ngoài như: phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi

• Đẩy nhanh hơn tiến trình cổ phần hóa các NHTM nhà nước đồng thời với việc hình thành các tập đồn tài chính với quy mơ lớn

• Tiến hành sáp nhập các NHTMCP nhỏ vào các ngân hàng đã niêm yết này để phát huy lợi ích kinh tế nhờ quy mơ và tập trung nguồn lực.

Các ngân hàng cần tính tốn lại hệ số an tồn vốn của ngân hàng mình, đặc biệt là tính tốn lại chỉ tiêu Tài sản Có rủi ro bao gồm cả rủi ro hoạt động để có thể phản ánh chính xác tỷ lệ an tồn vốn của ngân hàng mình và có những biện pháp tăng hệ số này an tồn, hiệu quả. Trong đó, tăng vốn tự có và có hệ thống quản lý rủi ro tốt, tăng cường các biện pháp quản lý rủi ro trong ngân hàng (hạn chế rủi ro lãi suất, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường) là biện pháp tốt để tăng hệ số CAR bền vững.

3.1.1.2 Tăng cường khả năng huy động vốn

Để tăng nguồn vốn cho ngân hàng thì ngân hàng cần đề ra nhiều chính sách tiền gửi như tiền gửi tiết kiệm giảm phí, tiền gửi tiết kiệm dự thưởng với nhiều hình thức phong

phú. Tuy nhiên do các sản phẩm ngân hàng là giống nhau và dễ sao chép nên các ngân hàng cần thiết lập các mối quan hệ tiền gửi, tiết kiệm với khách hàng đồng thời cũng phải nâng cấp công nghệ ngân hàng sao cho hệ thống thanh tốn nhanh chóng, tính bảo mật cao, chính sách linh hoạt. Một số biện pháp nhằm tăng khả năng huy động vốn có thể kể đến nhu sau:

• Phải tạo đuợc sự khác biệt cho ngân hàng: Hoạt động ngân hàng cũng phải tạo ra những đặc điểm, hình ảnh riêng biệt cho mỗi ngân hàng. Đó là sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ cung ứng ra thị truờng, lãi suất, kênh phân phối, hoạt động quảng bá khuếch truơng hình ảnh của ngân hàng.

• Tạo nhiều chuơng trình uu đãi cho nhiều đối tuợng khách hàng: Việc 1 ngân hàng tạo đuợc nhiều sản phẩm với mỗi sản phẩm phù hợp với một đối tuợng khách hàng sẽ giúp ngân hàng tiếp cận đuợc với nhiều nguồn vốn hơn, qua đó ngân hàng tạo ra các uu đãi, các tiện ích cho khách hàng sẽ thu hút đuợc khách hàng và từ đó tăng khả năng huy động vốn

• Mở rộng đối tuợng huy động vốn: Việc tham gia AEC và hội nhập kinh tế quốc tế giúp ngân hàng khơng chỉ có nguồn lực trong nuớc mà cịn cả ở nuớc ngồi.Việc trả lãi suất cho đồng EUR cũng sẽ giúp ngân hàng thu hút đuợc nguồn vốn.

3.1.1.3 Tăng cuờng khả năng sinh lời

Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thể hiện trên khả năng sinh lời của tài sản cũng nhu nguồn vốn tự có của ngân hàng. Tuy các ngân hàng này đều có khả năng sinh lời ổn định nhung cũng cần phải giữ vững và phát huy các tỷ lệ này để tối đa hóa lợi nhuận cho ngân hàng. Các biện pháp giúp ngân hàng tăng cuờng khả năng sinh lời nhu:

• Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động bằng cách: đa dạng hóa danh mục đầu tu, các ngân hàng không chỉ tập trung vào hoạt động cho vay mà cần phân tán nguồn vốn của mình trong hoạt động đầu tu nhu: đầu tu chứng khốn, các cơng cụ tài chính phái sinh... Điều này góp phần giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng đồng thời giúp ngân hàng thu đuợc nhiều nguồn lợi từ các hoạt

động khác nhau. Từ đó, các ngân hàng tìm ra được phương hướng đầu tư nhằm đem lại lợi nhuận tối đa.

• Tiết kiệm chi phí hoạt động: bên cạnh việc tăng thu nhập từ các hoạt động kinh doanh thì các ngân hàng cần tiết kiệm chi phí để tăng lợi nhuận như: chi phí nhân lực, chi phí tài sản, chi phí trong hoạt động kinh doanh, dịch vụ... Để thực hiện tiết kiệm chi phí các ngân hàng cần xây dựng các chính sách, các quy chế tài chính hợp lý quy định việc sử dụng chi phí trong hoạt động nhằm kiểm sốt chặt chẽ chi phí phát sinh, tránh thất thốt, lãng phí.

• Mở rộng đối tượng khách hàng: các ngân hàng nên cân đối giữa lợi nhuận và chi phí, xem xét các mức độ rủi ro để mở rộng đối tượng khách hàng đến các khu vực nơng nghiệp, nơng thơn để có thể cạnh tranh với các quỹ tín dụng. Các đối tượng này tuy khơng có khả năng tài chính sẵn có nhưng khi được sử dụng vốn vay đúng cách thì sẽ có thể mở rộng quy mơ kinh doanh, từ đó có thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.

3.1.1.4 Nâng cao chất lượng tín dụng

Để nâng cao năng lực tài chính thì ngân hàng cần tối thiểu hóa rủi ro trong hoạt động, tránh những tổn thất tài chính có thể xảy ra với ngân hàng. Việc quản lý rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng cần phải thực hiện nhiều biện pháp:

• Phân tích, đánh giá khách hàng tỉ mỉ, chính xác, cẩn thận: Trước khi ra quyết định tín dụng, ngân hàng cần phải tìm hiểu rõ về khách hàng: khách hàng có năng lực pháp lý thế nào? Uy tín tính cách ra sao? Năng lực kinh doanh? Năng lực tài chính? Phương án kinh doanh có hiệu quả khơng?... Ngân hàng cần đánh giá chính xác những tiêu chí trên để có thể ra quyết định tín dụng một cách chính xác, nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

• Sử dụng các phương pháp phân tích hiện đại, xây dựng mơ hình xếp hạng tín dụng nội bộ, đánh giá khách hàng trên nhiều tiêu chí khác nhau và sử dụng linh hoạt các phương pháp cho từng khách hàng để đưa ra quyết định chính xác nhất.

• Nâng cao chất lượng nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro: Việc phân loại nợ hiệu quả giúp ngân hàng đánh giá chính xác sức khỏe tín dụng của ngân hàng, từ đó ngân hàng có thể đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời để nâng cao hiệu quả hoạt động.

• Tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát sau giải ngân: Ngân hàng cần chú trọng bước kiểm tra giám sát sau giải ngân để biết được khách hàng có sử dụng đúng mục đích vay vốn hay khơng? Khách hàng có gian lận hay hoạt động kinh doanh của khách hàng có dấu hiệu tiêu cực khơng? Từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời, tối thiểu rủi ro cho ngân hàng.

• Thực hiện tốt công tác bảo đảm tiền vay: Nâng cao hiệu quả cơng tác định giá tài sản đảm bảo, có chính sách, biện pháp hợp lý trong việc quản lý, giám sát tài sản đảm bảo trong suốt q trình vay.

• Thực hiện phân tán rủi ro: Ngân hàng là người đi vay để cho vay nên việc phân tán rủi ro là một trong những biện pháp hữu hiệu để hạn chế và phịng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Tín dụng cấp cho nhiều đối tượng, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực thì có thể hạn chế được rủi ro có thể xảy ra. Ngân hàng kinh doanh đa năng là biện pháp phân tán rủi ro hiệu quả.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP việt nam đã niêm yết trong hội nhập kinh tế quốc tế khoá luận tốt nghiệp 447 (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w